Powered by Techcity

Tổng kết cuộc thi viết 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào


z5905856880973_dbefa5a4da4e035c2287372eecb0ecdb.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng. Ảnh: Viết Thành

Chiều 7-10, tại Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”. Cuộc thi là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

dai-bieu-tham-du.jpg
Các đại biểu dự lễ tổng kết và trao giải cuộc thi. Ảnh: Viết Thành

Dự buổi lễ có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Tô Quang Phán, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; lãnh đạo Báo Hànộimới, các cơ quan báo chí trung ương, thành phố Hà Nội và nhà tài trợ.

tai-tro.jpg
Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Minh Đức trao Giấy chứng nhận và tặng hoa đại diện nhà tài trợ – ông Dương Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Ảnh: Viết Thành

Hội tụ những cây bút sâu đậm tình yêu Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” là một sự kiện thiết thực, đóng góp vào chuỗi hoạt động chung của thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là dịp tăng cường tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử vẻ vang của Thăng Long – Hà Nội, quảng bá về hình ảnh của Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, đang trên đà phát triển mạnh mẽ với khát vọng trở thành thành phố toàn cầu, nơi đáng đến và đáng sống; đồng thời khơi dậy tình yêu, khát vọng và trách nhiệm trong mỗi người Hà Nội cũng như người dân cả nước đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Sau hơn 5 tháng kể từ ngày phát động (28-3-2024), đến ngày kết thúc đăng bài (10-9-2024), Ban tổ chức đã nhận được 180 bài, loạt bài dự thi.

nguyen-minh-duc.jpg
Nhà báo Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Hànộimới, Trưởng ban tổ chức cuộc thi, Chủ tịch Hội đồng giám khảo phát biểu. Ảnh: Viết Thành

Phát biểu tổng kết cuộc thi, nhà báo Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Hànộimới, Trưởng ban tổ chức cuộc thi, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết, mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian không dài, nhưng cuộc thi đã lan tỏa sâu rộng, tạo sân chơi bổ ích cho những người viết chuyên nghiệp và không chuyên trên cả nước; thu hút hàng trăm tác giả là những cây bút nổi tiếng, như Thiếu tướng – nhà văn Nguyễn Hồng Thái; các nhà văn, nhà báo Trần Chiến, Vũ Công Chiến, Nguyễn Ngọc Tiến, Hoài Hương, Phong Điệp, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Văn Học…; các chuyên gia, nhà nghiên cứu tên tuổi như PGS.TS Trần Viết Lưu; Tiến sĩ, kiến trúc sư Phạm Hoàng Phương; nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc – nhạc sĩ Nguyễn Quang Long… và nhiều cây viết trẻ có nhiều triển vọng với những góc nhìn đầy mới mẻ về Hà Nội…

Theo nhà báo Nguyễn Minh Đức, bên cạnh những cây bút chuyên nghiệp, cuộc thi còn có sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ tác giả không chuyên là những cựu chiến binh, sĩ quan quân đội, công an, luật sư, giáo viên, sinh viên, học sinh.

Đặc biệt, có nhiều tác giả đồng thời là những nhân chứng sống của một thời kỳ lịch sử vẻ vang, hào hùng của đất nước và Thủ đô. Tiêu biểu là tác giả Phạm Văn Chương năm nay đã 90 tuổi, chiến sĩ pháo cao xạ 37 ly thuộc Trung đoàn Pháo binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại tá Nguyễn Trấn, 89 tuổi, cựu chiến binh Trung đoàn Pháo cao xạ 367; hay Đại tá Hoàng Kim Hiên, nguyên Chính ủy Trung đoàn Thủ đô; Đại tá Dương Sơn Hà, nguyên Đội trưởng Đội Cán bộ địch vận mặt trận Gia Lâm (Hà Nội) năm 1954…

giai-nhat-dan-nhiem.jpg
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam trao giải Nhất cho tác giả. Ảnh: Viết Thành
giai-nhi-le-quyen.jpg
Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Tô Quang Phán và Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Minh Đức trao giải Nhì cho các tác giả.

Cuộc thi còn thu hút được các tác giả đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, như Lai Châu, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… Điều này đã cho thấy sức lan tỏa sâu rộng của cuộc thi cũng như sự quan tâm của độc giả, người viết đến Báo Hànộimới.

“Sự tham gia nhiệt tình cho thấy tình cảm và trách nhiệm với Hà Nội của các nhà văn, nhà báo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cộng tác viên cùng các cây bút không chuyên. Đặc biệt, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, với tinh thần trách nhiệm “vì tình yêu Hà Nội”, tinh thần sẻ chia với Báo Hànộimới của các doanh nghiệp tham gia tài trợ cuộc thi. Tất cả đã góp phần làm nên thành công của cuộc thi”, nhà báo Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

z5905856838780_7f5270c3f21582fadf612f916adbafb3.jpg
Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lương Chí Công và Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji Dương Anh Tuấn trao giải Ba cho các tác giả. Ảnh: Viết Thành

Lan tỏa niềm tự hào, chung lòng xây dựng Thủ đô

Các tác phẩm dự thi được thể hiện sinh động bằng nhiều hình thức viết, như phóng sự, bút ký, tản văn, bài phản ánh, bài nghiên cứu, tư liệu… Từ đó, người đọc được hòa mình vào những năm tháng hào hùng, sôi động của Hà Nội trước, trong và sau Ngày Giải phóng 10-10-1954. Đó là ký ức về hành trình trở về Thủ đô sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” với tác phẩm “Mãi tự hào về hành trình chiến thắng”. Đó là khoảnh khắc cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong được gặp Bác Hồ ở Đền Hùng, được Người lưu ý những “nguyên tắc” khi về tiếp quản Thủ đô và đặc biệt là lời căn dặn bất hủ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (tác phẩm “Từ chiến trường Điện Biên Phủ về Thủ đô Hà Nội”). Đó là cuộc đấu trí đầy cam go với thực dân Pháp để ngăn chúng không phá hoại cơ sở vật chất của thành phố trước ngày tiếp quản (tác phẩm “Những ngày nóng bỏng trong lòng Hà Nội”)…

Đặc biệt, đó còn là ký ức tự hào trong ngày đoàn quân “trùng trùng như sóng” tiến về, là niềm hân hoan, hạnh phúc vô bờ của hàng vạn người Hà Nội khi Thủ đô sạch bóng quân thù, mở ra một cuộc đời mới, kỷ nguyên mới… Đó còn là những câu chuyện về một Hà Nội vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam; một Hà Nội kiên cường chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, rồi làm nên Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (tác phẩm “Điện phố”, “Tự hào vùng đất “phượng hoàng đỏ””; “Khu Cháy – nơi tên đất, tên làng đi vào lịch sử”; “Nơi in dấu chân của những người chiến thắng”…

giai-kk-2.jpg
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương và Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Mai Thị Kim Thoa trao giải Khuyến khích cho các tác giả. Ảnh: Viết Thành

Chiếm tỷ lệ khá lớn là chủ đề người Hà Nội với những vỉa tầng văn hóa sâu lắng, thấm đẫm tinh thần Hà Nội, nhân văn, nhân ái, sẻ chia như ở tác phẩm “Những mùa đông Hà Nội ấm áp”; “Nhà tôi ở đó”; “Khu tập thể Trung Tự: Một nhân chứng của lịch sử đô thị Hà Nội”; “Vượt qua cú sốc xóa bỏ bao cấp”… Những câu chuyện giản dị nhưng lấp lánh phẩm cách hào hoa, thanh lịch của người Hà thành có trong các tác phẩm “Chuyện ông bố nhà quê đưa con đi xin lỗi bạn”, “Người Hà Nội”, “Loanh quanh Hà Nội tìm Hà Nội”, “Tỏa rạng hào khí đất Thăng Long”, “Khí quyển niềm tin”… Đó còn là chân dung những con người đã và đang lặng thầm sáng tạo, cống hiến cho Thủ đô thêm giàu đẹp trong các tác phẩm “Đường Lâm có Phát”, “Một tấm lòng Hà Nội”…

Bên cạnh đó, có khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại tản văn, là nỗi nhớ thành phố ngàn năm yêu dấu của những người con xa quê hương, là cảm xúc của những người phương xa từng có quãng thời gian sinh sống, học tập hay thậm chí chỉ một lần ghé qua Hà Nội… Những bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ càng cho thấy vẻ đẹp, sức hút, sức lan tỏa rất lớn của trầm tích văn hóa lịch sử Thăng Long – Hà Nội.

Đặc biệt, nhiều tác giả đã có sự đầu tư lao động báo chí, dụng công với những loạt bài phân tích, lý giải những vấn đề nóng đặt ra với Hà Nội, từ đó hiến kế, đề xuất giải pháp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, thực sự là một thành phố đáng đến, đáng sống, như các tác phẩm “Hiện thực hóa giấc mơ sông Hồng”, “Sông Hồng và những nhịp cầu nối bờ vui”, “Để dòng Tô thắm xanh”, “Nỗ lực vì một Hà Nội “đẹp từng centimet”, “Hà thành, mỗi bước ta đi”…

giai-kk-1.jpg
Tổng Biên tập Báo Văn hóa Nguyễn Anh Vũ và Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lại Bá Hà trao giải Khuyến khích cho các tác giả. Ảnh: Viết Thành

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, thành viên Hội đồng chung khảo bày tỏ, cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” có ý nghĩa sâu sắc, góp phần nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tình yêu đối với Thủ đô Hà Nội. Các tác phẩm dự thi đã thể hiện rất sống động câu chuyện của Hà Nội 70 năm qua, trong đó có cả những chuyện được chính nhân chứng lịch sử kể lại.

Nhà báo Hồ Quang Lợi bày tỏ ấn tượng với các bài viết về Hà Nội hôm nay, hướng về tương lai, trong đó có những bài viết thể hiện được tầm vóc của Thủ đô đang phát triển theo tinh thần “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; các bài viết về văn hóa với những giá trị được bồi đắp qua nghìn năm…

Trong số 180 tác phẩm tham dự cuộc thi, đã có 82 bài, loạt bài chất lượng được đăng tải trên Báo Hànộimới điện tử và ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần để giới thiệu và lan tỏa tới độc giả. Từ đây, Hội đồng sơ khảo đã chọn 30 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo và Hội đồng chung khảo đã thống nhất chọn 20 tác phẩm để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 14 giải Khuyến khích.

cac-dai-bieu-tac-gia.jpg
Ban tổ chức cùng các đại biểu và tác giả đoạt giải. Ảnh: Viết Thành

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” đã thành công tốt đẹp. Nhà báo Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Hànộimới, Trưởng ban tổ chức chia sẻ: “Thông qua cuộc thi, chúng ta càng thêm yêu Hà Nội, càng trân quý những giá trị lớn lao của Hà Nội được bồi tụ từ nghìn năm lịch sử để cùng nhau nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng nhau góp sức gìn giữ, phát huy để hào khí Thăng Long – Hà Nội càng thêm lan tỏa, rạng ngời”.

Giải thưởng cuộc thi viết “Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Giải Nhất

Tác phẩm “Hiện thực hóa giấc mơ sông Hồng” của tác giả Đan Nhiễm

Giải Nhì

Tác phẩm “Nỗ lực vì một Hà Nội “đẹp từng centimet”” của tác giả Hoàng Quyên – Hương Trà

Tác phẩm “Hà thành, mỗi bước ta đi” của tác giả Giang Nam

Giải Ba

Tác phẩm “Mãi tự hào về hành trình chiến thắng” của tác giả Phạm Văn Chương

Tác phẩm “Chuyện ông bố nhà quê đưa con đi xin lỗi bạn” của tác giả Nguyễn Hồng Thái

Tác phẩm “Hà Nội linh thiêng – nơi khơi nguồn sức mạnh dân tộc” của tác giả Văn Ngọc Thủy

Giải Khuyến khích

Tác phẩm “Khu tập thể Trung Tự: Một nhân chứng của lịch sử đô thị Hà Nội” của tác giả Thế Phương

Tác phẩm “Nhà tôi ở đó” của tác giả Trần Chiến

Tác phẩm “Cung đường “sống chậm” hay “nét vẽ” của Hà Nội bình yên” của Nhóm phóng viên Ban Kinh tế Báo Hànộmới

Tác phẩm “Khơi dậy tiềm năng đất trăm nghề” của tác giả Nguyễn Văn Học

Tác phẩm “Yêu Hà Nội từ cao nguyên xanh” của tác giả Nguyễn Trọng Văn

Tác phẩm “Vang vọng ký ức hào hùng” của tác giả Phong Điệp

Tác phẩm “Một đời với Hà Nội” của tác giả Phạm Hồng Tuyến

Tác phẩm “Khu Cháy – nơi tên đất, tên làng đi vào lịch sử” của tác giả Bạch Thanh

Tác phẩm “Vượt qua cú sốc “xóa bỏ bao cấp”” của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến

Tác phẩm “Đường Lâm có Phát” của tác giả Quang Hưng

Tác phẩm “Từ chiến trường Điện Biên Phủ về Thủ đô Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hùng Vỹ

Tác phẩm “Những ngày nóng bỏng trong lòng Hà Nội” của tác giả Dương Sơn Hà

Tác phẩm “Giữ hồn làng với giấc mơ con rối” của tác giả Nguyễn Quang Long

Tác phẩm “Những ngày hào hùng trong ký ức người “Vệ út”” của tác giả Đinh Thị Thuận



Nguồn: https://hanoimoi.vn/tong-ket-cuoc-thi-viet-70-nam-giai-phong-thu-do-ky-uc-tu-hao-boi-dap-va-phat-huy-hao-khi-thang-long-ha-noi-680599.html

Cùng chủ đề

Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh – Tầm nhìn cho thế hệ trẻ

NDO – Chiều 7/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), giao lưu với sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội với chủ đề “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh – Tầm nhìn cho thế hệ trẻ. Cùng dự có lãnh đạo các bộ,...

Bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Chiều 7-10, Kho bạc Nhà nước Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội.Các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy,...

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri của Mặt trận có nhiều điểm mới

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà tham dự phiên họp. Tại phiên họp, báo cáo về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, cử tri và nhân dân bày tỏ...

Phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”

Nhân Ngày Thị giác Thế giới (10/10) với chủ đề “Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em”, ngày 07/10, tại Trường tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội, Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khỏe ngời sáng tương lai”. Đây là Chương trình truyền thông nhằm nâng cao ý thức của cộng...

Cùng tác giả

Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh – Tầm nhìn cho thế hệ trẻ

NDO – Chiều 7/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thăm Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), giao lưu với sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội với chủ đề “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh – Tầm nhìn cho thế hệ trẻ. Cùng dự có lãnh đạo các bộ,...

Bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Chiều 7-10, Kho bạc Nhà nước Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội.Các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy,...

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri của Mặt trận có nhiều điểm mới

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà tham dự phiên họp. Tại phiên họp, báo cáo về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, cử tri và nhân dân bày tỏ...

Phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”

Nhân Ngày Thị giác Thế giới (10/10) với chủ đề “Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em”, ngày 07/10, tại Trường tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội, Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khỏe ngời sáng tương lai”. Đây là Chương trình truyền thông nhằm nâng cao ý thức của cộng...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn đáng nhớ từ nhà vô địch ASIAD 18

Tối 27-8-2018 thực sự đặc biệt với thể thao Việt Nam cũng như Hà Nội. Tại Indonesia, cô gái người Ba Vì Bùi Thị Thu Thảo thuộc quân số của Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục...

Phát động cuộc thi ca hát trực tuyến “Bài ca thống nhất”

Ngày 7-10, tại Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động cuộc thi ca hát trực tuyến “Bài ca thống nhất” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -...

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại quận Ba Đình

Sáng 7/10, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ gắn biển 2 công trình cấp thành phố tại quận Ba Đình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Đó là công trình Trường THCS Giảng Võ và Cụm công trình hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Trúc Bạch. Lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, các...

Liên hoan múa dân gian huyện Thanh Trì năm 2024: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc  

Liên hoan thu hút sự tham gia của 48 đội thi đến từ 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua đó góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc; giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô nói chung, huyện Thanh Trì nói riêng… Liên hoan múa dân gian huyện Thanh Trì năm 2024 là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ...

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra ngày 13-10

Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) của thành phố Hà Nội.Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn...

Ra mắt sách “Kiến trúc Hà Nội

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 7-10, tại Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng...

Lịch sử Hà Nội qua tư liệu “Hà Nội và những cửa ô”

Đến dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn. ...

Viết tiếp những trang mới

1. Năm mươi năm với 49 kỳ giải, chỉ có 1 kỳ giải không thể tổ chức bởi đại dịch Covid-19 (năm 2021), Giải chạy Báo Hànộimới từ cái tên ban đầu nay đã thành "Giải chạy Báo Hànộimới...

Triển lãm mỹ thuật Thủ đô 2024 tại Bảo tàng Hà Nội

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), ngày 6/10, Hội Mỹ thuật Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật Thủ đô 2024. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 262 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc được Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn từ hơn 300 tác phẩm của hội viên và các họa sĩ,...

Chiều nay (ngày 7-10), trao giải cuộc thi viết “Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Sau hơn 5 tháng kể từ ngày phát động (28-3-2024) đến ngày kết thúc đăng bài (10-9-2024), Ban tổ chức đã nhận được 180 bài, loạt bài dự thi. Mặc dù diễn ra trong thời gian không dài, nhưng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất