Powered by Techcity

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Hà Nội dự “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – Ảnh: DANH KHANG

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Hà Nội dự và dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ.

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ

Phát biểu khai mạc ngày hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sự kiện “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ, nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô.

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân Giải phóng 70 năm trước  - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu

“Điểm nhấn ấn tượng là màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của thủ đô và đất nước ngày 10-10-1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng.

Kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, ác liệt với biết bao hy sinh, mất mát và tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân ta trước một kẻ thù hùng mạnh, viết nên bản anh hùng ca trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta” – chủ tịch Hà Nội gợi mở về ngày hội.

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 4.

Đoàn quân tiến về tiếp quản thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng tại ngày hội sáng 6-10

Đồng thời ngày hội còn là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người” – người đứng đầu UBND TP bày tỏ.

Những hình ảnh Hà Nội 70 năm trước trong Ngày Giải phóng được tái hiện tại hồ Gươm sáng 6-10:

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 5.

Cờ hoa chào mừng đoàn quân giải phóng tiến vào thủ đô

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 6.

Xe chở bộ đội tiến vào thủ đô Hà Nội

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 7.

Những người lính du kích cũng tiến vào thủ đô sau Ngày Giải phóng

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 8.

Người Hà Nội sống lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng thủ đô

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 9.

Kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, đường phố Hà Nội lại thanh bình trong Ngày Giải phóng

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân Giải phóng 70 năm trước  - Ảnh 10.

Ngày hội được tổ có khoảng 10.000 người tham gia

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 11.

Sân khấu chính của sự kiện được dàn dựng công phu tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, với các thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử

Tái hiện thời khắc Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân giải phóng 70 năm trước - Ảnh 12.

Hà Nội yên bình sau Ngày Giải phóng 70 năm trước được tái hiện lại ở hồ Gươm sáng 6-10

10.000 người tham gia sự kiện đón đoàn quân giải phóng

Theo UBND TP Hà Nội, ngày hội được tổ chức tại hồ Gươm có khoảng 10.000 người tham gia. Trong đó có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế; 9.000 người tham gia diễu hành và trình diễn – gồm nghệ nhân và nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế.

Ngoài điểm nhấn là thời khắc quân Giải phóng tiếp quản thủ đô, ngày hội còn tái hiện những hình ảnh quen thuộc như cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản thủ đô. Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10-10-1954, sẽ được tái hiện rõ nét trên sân khấu của ngày hội.

Sân khấu chính của sự kiện được dàn dựng công phu tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với thủ đô như cửa ô Hà Nội, cổng Đoan Môn (Hoàng Thành Thăng Long), cầu Long Biên và cột cờ Hà Nội.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/tai-hien-thoi-khac-ha-noi-rop-co-hoa-don-doan-quan-giai-phong-70-nam-truoc-20241006100259121.htm#content-5

Cùng chủ đề

70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

  Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội, có từ thời còn là kinh thành Thăng Long và không có ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Theo các tài liệu sử lược, tên gọi “cửa ô” xuất hiện vào năm 1749, sau khi chúa Trịnh Doanh cho đắp lại vòng tường thành bằng đất dài 16km trên nền cốt tường lũy thời Mạc, bao bọc khu Hoàng Thành Thăng...

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Gắn bó với Hà Nội gần 30 năm, trong suốt thời gian đó, bà Suzanne Lecht đã xây dựng mối quan hệ sâu sắc với con người và văn hóa nơi đây, coi Hà Nội như ngôi nhà thứ hai của mình. “Người Việt Nam rất ấm áp và thân thiện”, bà chia sẻ. “Tôi có một người quản gia tuyệt vời, cô ấy đã gắn bó cùng tôi và căn nhà trong nhiều năm qua. Con gái cô ấy...

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ trướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới

Sáng 10/10,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ kỷ niệm. Tham dự lễ kỷ niệm còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban,...

Một thủ đô văn hiến, tựa núi nhìn sông

Theo TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, mỗi cây cầu bắc qua sông Hồng đều mang một ý nghĩa, trong đó cầu Long Biên mang ý nghĩa lịch sử, được xây từ thời Pháp; cầu Thăng Long gắn với tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa; cầu Thanh Trì thể hiện sự hội nhập quốc tế; và cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy mang ý nghĩa nội lực với “tinh thần tiết kiệm”… Cầu Nhật Tân nối...

Cùng tác giả

Hiệu quả sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội trong kỷ nguyên mới”

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộngĐợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ thành phố lần này, các chi bộ sinh hoạt chuyên đề về chủ đề "Hà Nội trong kỷ nguyên mới - kỷ...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 17-2-2025

Phát triển sản xuất công nghiệp:Trụ cột để Hà Nội tăng tốc, bứt pháHà Nội có tiềm năng mặt nước hơn 30.000ha cùng nhiều sông lớn chảy qua, thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Những năm...

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

4 ngôi đền ở Kyoto nên ghé đầu năm

Đền Heian JinguĐền Heian Jingu là một địa điểm tham quan nổi tiếng trong năm mới, được xây dựng để kỷ niệm 1.100 năm ngày dời thủ đô đến Heian (nay là Kyoto) vào năm 794.Người dân Kyoto đến...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội trong kỷ nguyên mới”

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộngĐợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ thành phố lần này, các chi bộ sinh hoạt chuyên đề về chủ đề "Hà Nội trong kỷ nguyên mới - kỷ...

Ngày hội của tuổi trẻ và tình yêu Tổ quốc

Không khí náo nức của tuổi trẻ Thủ đô càng trở nên ý nghĩa hơn khi những tân binh mang trong mình tình yêu Tổ quốc được hun đúc từ truyền thống gia đình, từ quê hương Hà Nội...

Chuyển đổi số toàn diện, thực chất trong giải quyết thủ tục hành chính

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang về vấn đề này.Hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả ...

Đề xuất ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam xây đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắtTrong khi đó, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát...

Bảo đảm bộ máy chính quyền vận hành thông suốt khi sắp xếp, tinh gọn

Sáng 15-2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính...

Hà Nội đôn đốc giải quyết công việc sau kỳ nghỉ Tết

Công văn nêu rõ, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ năm 2025; đề cao tinh thần...

Phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện một số quy hoạch

Đối với việc nghiên cứu tổ chức lập các Quy hoạch chung huyện, UBND thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho phép đổi tên nhiệm vụ, đồ án, thời hạn quy...

“Cây gậy” pháp lý xử lý công trình xây dựng vi phạm

Điều này nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa...

Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ V Đảng bộ quận Hoàng Mai

Chiều 13-2, Quận ủy Hoàng Mai tổ chức Hội nghị lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020-2025 để thảo luận, cho ý kiến về 3 nội dung: Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất