Powered by Techcity

Ký ức tự hào” Một đời với Hà Nội…


Đột nhiên, cánh cửa phòng hộ sinh bật mở: “Xin chúc mừng tiên sinh! Ông bà đã có một bé trai!”. Vậy là người con thứ 9, cũng là con trai thứ 4 của học giả Phạm Quỳnh đã đến với cuộc đời. Ông đặt tên con là Phạm Tuyên.

Năm Phạm Tuyên 3 tuổi, cả gia đình rời Hà Nội vào kinh đô Huế. Tuy sống trên đất Huế nhưng trong gia đình vẫn giữ tiếng nói, nếp ăn, nếp ở Hà Nội. Có năng khiếu âm nhạc thiên bẩm, lên 9 tuổi, Phạm Tuyên đã tập viết nhạc. Thấy người ta viết bản “Sóng Danube”, cậu cũng sáng tác ngay bản “Sóng sông Hương” rồi gửi ra nhà xuất bản ở Hà Nội. Ai dè, nhà xuất bản cử người vào Huế, ngỏ ý muốn gặp trao đổi, cậu bé ngượng quá trốn biệt.

Thế rồi năm 1945, gia đình gặp biến cố. Phạm Tuyên rời Huế về lại Hà Nội, nơi nhà người chị lớn vẫn đang sống ở phố Hàng Da. Cũng từ đây, cậu một thân một mình bước vào đời. Cậu tự ôn thi và trở thành một trong ba người đỗ Tú tài toàn miền Bắc, rồi lặn lội lên chiến khu Việt Bắc để học Pháp lý. Khi trường giải tán do bị giặc Pháp ném bom, chàng thanh niên Phạm Tuyên chuyển sang Trường Lục quân khóa 5 – khóa Tổng phản công, sau khi tốt nghiệp, trở thành Đại đội trưởng Thiếu sinh quân, sang Quế Lâm rồi đến Nam Ninh (Trung Quốc) làm giáo viên Văn – Thể – Mỹ ở Khu học xá Trung ương và bắt đầu có những sáng tác âm nhạc đầu tiên được công chúng biết đến.

img_1880.jpeg
Nhạc sĩ Phạm Tuyên thời trai trẻ tham gia cách mạng. Ảnh: Nhacsiphamtuyen.vn

Trong những năm tháng xa quê hương, nhạc sĩ Phạm Tuyên luôn ngóng trông về Hà Nội, nơi mẹ cùng anh chị em của ông vẫn sống ở đó. Ngày 10-10-1954, Hà Nội được tiếp quản, tin tức lan sang Khu học xá khiến người thầy giáo trẻ khấp khởi vui mừng, vậy là cuộc đoàn tụ cùng gia đình sắp trở thành hiện thực.

Và dịp may đã đến, năm 1955, ông cùng đoàn văn công Khu học xá về Hà Nội, vào Phủ Chủ tịch biểu diễn cho Bác Hồ xem. Chuyến đi này có cả người con gái ông yêu (sau này là bạn đời của ông trong suốt hơn 50 năm) và ông kịp ghé thăm người thân, nhưng đó cũng là lúc ông biết tin đau lòng: Người mẹ kính yêu của ông đã rời cõi tạm được 2 năm. Lúc ấy, ông thầm hứa với lòng mình sẽ trở lại Hà Nội để gắn bó cuộc đời với thành phố thân yêu.

Năm 1958, nhạc sĩ Phạm Tuyên rời Nam Ninh (Trung Quốc) về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Kể từ đó cho đến tận bây giờ, người ta vẫn thường nhắc đến Phạm Tuyên như “người chép sử bằng âm nhạc”, bởi ở mỗi thời điểm, mỗi khoảnh khắc lịch sử, ông lại có những bài ca sống mãi cùng thời gian. Và những tác phẩm ấy luôn có Hà Nội chứng kiến, chỉ có ở Hà Nội, vào những thời khắc thiêng liêng.

Tháng 12-1972, đế quốc Mỹ cho máy bay B52 ném bom hủy diệt hòng đưa Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng một số tỉnh, thành phố miền Bắc “trở về thời kỳ đồ đá”. Đa phần người dân đã đi sơ tán. Nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn “bám trụ” tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, để làm việc. Vợ và con gái út của ông sơ tán về Hưng Yên cùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; con gái lớn theo trường cấp 3 về Quốc Oai. Căn nhà trong khu tập thể 126 Đại La tạm khóa cửa. Đêm đêm, trong hầm trú ẩn ở cơ quan, Phạm Tuyên lặng lẽ hoàn thành các công việc cho sóng phát thanh và nung nấu những ý tưởng sáng tác của mình.

Để bày tỏ tình cảm khi phải xa cách vợ con cũng như rất nhiều người dân Hà Nội đi sơ tán nhưng lòng vẫn hướng về Thủ đô, ông đã viết ca khúc “Hà Nội những đêm không ngủ”. Một tiếng lòng tự sự giữa những ngày gian khó của Hà Nội, nhưng vẫn tràn đầy lạc quan, tin tưởng Hà Nội sẽ chiến thắng. Và quả thật, sau 12 ngày đêm quật cường, quân dân Hà Nội đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vang dội. Ở thời điểm lịch sử ấy, nhạc sĩ Phạm Tuyên có ngay khúc tráng ca “Hà Nội – Điện Biên Phủ”. Bài hát đầy tự hào, vang lên như một lời tuyên ngôn đanh thép. Cụm từ “Hà Nội – Điện Biên Phủ” lần đầu xuất hiện trong bài hát của ông đã trở thành tên gọi của chiến thắng lịch sử. Nhưng ít người biết rằng, căn nhà nhỏ của gia đình nhạc sĩ đã bị bom Mỹ phá tan trong chính cuộc không kích ấy.

img_1878.jpeg
Nhạc sĩ Phạm Tuyên với các cháu thiếu nhi Hà Nội. Ảnh: Nhacsiphamtuyen.vn

Hòa bình lập lại, sau một thời gian ở tạm tại khuôn viên Đài Tiếng nói Việt Nam, gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên chuyển về khu tập thể Khương Thượng, khu lắp ghép đầu tiên của Hà Nội.

Những ngày cuối tháng 4-1975, dõi theo đoàn quân tiến về Sài Gòn, dự cảm về ngày toàn thắng đến gần, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã bật lên tiếng reo vui dâng trào trong ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Nơi ra đời những dòng nhạc bất hủ ấy chính là hành lang tầng 3 nhà A5 Khương Thượng. Và 4 năm sau, tháng 2-1979, một khúc tráng ca khác – “Chiến đấu vì độc lập tự do”, như lời hịch kêu gọi toàn dân, vang vọng núi sông với câu mở đầu: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” cũng ra đời tại đây.

Người dân khu tập thể Khương Thượng tự hào vì có “người nhạc sĩ của nhân dân” sinh sống ở đây. Họ thích thú khi bất chợt nghe tiếng đàn của ông; họ chào hỏi, trò chuyện vui vẻ khi gặp ông đang xếp hàng mua gạo; họ sẵn sàng giúp ông khi thấy ông xách nước từ vòi nước công cộng lên tầng 3…

img_1881.jpeg
Nhạc sĩ Phạm Tuyên – Công dân Thủ đô ưu tú. Ảnh: Nhacsiphamtuyen.vn

Thời gian dần trôi. Sau bao năm cống hiến cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thông tin, nhạc sĩ Phạm Tuyên về nghỉ hưu. Nhưng công việc sáng tạo thì đâu có tuổi hưu, ông vẫn tiếp tục cho ra đời nhiều bài hát, vẫn đi nhiều nơi trên khắp đất nước để có thêm nguồn cảm xúc.

Năm 1995, Đại hội Hội Âm nhạc Hà Nội được tổ chức tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm). Nhạc sĩ Phạm Tuyên khi ấy đã 65 tuổi, đến Đại hội với tâm thế “dự cho vui”. Thế nhưng, một điều bất ngờ đã xảy ra khi cả Đại hội nhất trí cao bầu ông làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội với mong muốn ông sẽ đưa Hội thành một tổ chức mạnh, nâng âm nhạc Thủ đô lên một tầm cao mới. Bằng uy tín và đức độ, ông đã làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội 3 nhiệm kỳ liền (1995-2000).

Năm 2011, đúng dịp kỷ niệm 57 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú. Tại buổi lễ, ông dí dỏm chia sẻ: “Cả đời tôi đã là công dân Thủ đô, cuối đời được thêm hai chữ “ưu tú!””.

Tình yêu Hà Nội có thể nói đã thấm đẫm trong tâm hồn nhạc sĩ Phạm Tuyên từ thuở lọt lòng đến tuổi xưa nay hiếm. Với ông, Hà Nội luôn là nơi chốn mà như ông từng thổ lộ qua một bài hát ông dành tặng thiếu nhi Thủ đô, đó là: “Đi nơi đâu ta vẫn nhớ tới chốn đây/ Sông Hồng nặng phù sa cuồn cuộn sóng/ Cây xum xuê bên làn nước biếc xanh/ Sáng ánh sao bên hồ Gươm soi bóng…..” (“Hát dưới trời Hà Nội” – 1977).

logo-dien-tu-moi-02.jpg



Nguồn: https://hanoimoi.vn/bai-tham-du-cuoc-thi-viet-ky-niem-70-nam-giai-phong-thu-do-ky-uc-tu-hao-mot-doi-voi-ha-noi-677335.html

Cùng chủ đề

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 5-11-2024

Ngày làm việc thứ mười hai, kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ những “điểm nghẽn” cản trở phát triểnTình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp...

“Giai nhân” Ngọc Châm hát nhạc tình quyến rũ

 Những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Trần Tiến, Ngô Thụy Miên, Thanh Tùng, Phạm Duy… sẽ được ca sĩ Ngọc Châm dành tặng khán giả trong đêm “Giai nhân” diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 1-12. “Giai nhân” Ngọc Châm sẽ gửi đến khán giả các ca khúc quen thuộc qua những bản phối mới do nhạc sĩ Nguyễn Quang thực hiện. (Ảnh: THANH THANH) Sở hữu giọng hát...

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trườngChiều ngày 4/11/2024, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Về phía Ủy ban chứng khoán, còn có Phó Chủ tịch Bùi Hoàng Hải cùng đại diện lãnh...

Luật Điện lực mới và vấn đề cấp bách triển khai thực hiện cải cách thị trường điện

Luật Điện lực sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 21/10 đến 30/11/2024. Bản dự thảo luật lần này có thể...

Cùng tác giả

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 5-11-2024

Ngày làm việc thứ mười hai, kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ những “điểm nghẽn” cản trở phát triểnTình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp...

“Giai nhân” Ngọc Châm hát nhạc tình quyến rũ

 Những nhạc phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Trần Tiến, Ngô Thụy Miên, Thanh Tùng, Phạm Duy… sẽ được ca sĩ Ngọc Châm dành tặng khán giả trong đêm “Giai nhân” diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 1-12. “Giai nhân” Ngọc Châm sẽ gửi đến khán giả các ca khúc quen thuộc qua những bản phối mới do nhạc sĩ Nguyễn Quang thực hiện. (Ảnh: THANH THANH) Sở hữu giọng hát...

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trườngChiều ngày 4/11/2024, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Về phía Ủy ban chứng khoán, còn có Phó Chủ tịch Bùi Hoàng Hải cùng đại diện lãnh...

Luật Điện lực mới và vấn đề cấp bách triển khai thực hiện cải cách thị trường điện

Luật Điện lực sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Sau nhiều lượt dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan, Luật Điện lực sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 21/10 đến 30/11/2024. Bản dự thảo luật lần này có thể...

Cùng chuyên mục

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 5-11-2024

Ngày làm việc thứ mười hai, kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ những “điểm nghẽn” cản trở phát triểnTình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp...

Hứa hẹn một kỳ giải sôi động, hấp dẫn

Giải đấu do Báo Hànộimới, Liên đoàn Bóng bàn Hà Nội phối hợp tổ chức, nhằm tạo sân chơi cho các tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư, đồng thời thúc đẩy phong trào tập luyện môn bóng bàn...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 4-11-2024

Hà Nội quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công: Thi công 3 ca, 4 kíp trong chặng nước rútĐầu tư công là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hằng năm nên kết quả giải...

Công đoàn Quảng Ninh giành ngôi vô địch Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam

Vòng chung kết toàn quốc tranh tài trong 3 ngày liên tục từ ngày 1 đến 3-11 trên sân vận động trường Đại học Bách khoa Hà Nội, quy tụ 16 đội bóng gồm: Công đoàn Đồng Nai 1,...

Tôn vinh vẻ đẹp của Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến qua nghệ thuật thư pháp

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), chiều 03/11, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc Triển lãm Thư pháp Thăng Long – Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”. Năm 2024, triển lãm lấy chủ đề “Hương sắc Thăng Long” để tôn vinh vẻ đẹp của đất và người Thăng Long – Hà Nội với những giá trị văn hóa riêng có của...

Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội

Mùa giải năm nay, giải đón số lượng đội tham gia kỷ lục là 110 đội. Những đội bóng này được chia vào 27 bảng, trong đó có 25 bảng có 4 đội và 2 bảng có 5 đội. ...

Hồi sinh lụa La Khê

Tiếng nói mới từ lụaTrong không gian triển lãm “The La - Ngàn năm canh cửi” trưng bày 5 bộ áo dài do các sinh viên chuyên ngành Thời trang và Sáng tạo của Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất