Powered by Techcity

Chương Mỹ: Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm


Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Sơn
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Sơn

Hội thảo do UBND huyện Chương Mỹ phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức.

Chủ trì hội thảo có Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng… Cùng dự hội thảo có Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Minh Đức và các đại biểu đại diện cơ quan, đơn vị trung ương; các sở, ban, ngành của thành phố; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa…

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến cho biết, việc tổ chức hội thảo về chùa Trầm – chùa Trăm Gian là cơ sở khoa học để thực hiện tốt hơn công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ tôn tạo, quy hoạch và phát huy giá trị di tích. Giải quyết các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý; đề xuất, định hướng các giải pháp, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch của huyện. Cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian là những di tích có lịch sử lâu đời, được dân gian ca tụng là hai trong “Tứ đại danh thắng của xứ Đoài” (chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương).

cm2-1-.jpg
Đoàn chủ tọa chủ trì hội thảo. Ảnh: Hoàng Sơn

Chùa Trầm (Long Tiên tự), được xây dựng vào năm Cảnh Trị thứ bảy (1669), có địa thế đẹp, với các núi nhỏ bao quanh, như: Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Chùa Trầm là di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, nơi Bác Hồ từng về thăm và làm việc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên trong đêm 19, rạng sáng 20-12-1946. Đến đầu năm 1947, chùa Trầm và Đài Tiếng nói Việt Nam lại có vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đến thăm và đọc thơ chúc Tết toàn thể quốc dân đồng bào trên làn sóng phát thanh.

Chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm tự), theo truyền thuyết có từ thời Lý Cao Tông (1185), trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều lần trùng tu, tôn tạo với những dấu ấn kiến trúc của các triều đại khác nhau – đến nay, chùa chủ yếu mang phong cách kiến trúc thời Lê, Nguyễn nhưng vẫn còn một số dấu tích kiến trúc thời Trần.

cm6.jpg
GS. Lê Văn Lan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Sơn

Tại hội thảo, đa phần tham luận đi sâu vào vấn đề về giá trị văn hóa vật thể (lịch sử – kiến trúc – nghệ thuật), thể hiện qua tư liệu chính sử, hồ sơ khoa học xếp hạng di tích; Các giá trị văn hóa phi vật thể bao gồm: Truyền thuyết, văn học dân gian, vị thần được thờ, lễ hội, phong tục tập quán và các nội dung khác có liên quan; Về hệ thống các di sản tư liệu Hán – Nôm hiện lưu giữ tại di tích, giá trị vật thể và phi vật thể của hệ thống văn bia, thần phả, sắc phong và các tư liệu khác tại cụm di tích.

Về giá trị về lịch sử cách mạng, kháng chiến tại di tích chùa Trầm: Một số sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946 và dấu ấn của Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đã sơ tán, làm việc tại chùa Trầm; những đóng góp trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ…

Tại hội thảo, Giáo sư Lê Văn Lan cho rằng, huyện Chương Mỹ cần xác lập hồ sơ di tích một cách căn cơ, để chùa Trầm, chùa Trăm Gian xứng tầm là di tích quốc gia đặc biệt khi các dự án trùng tu hoàn thành. PGS.TS. Đặng Văn Bài cho rằng, huyện Chương Mỹ đang để lãng phí một tài nguyên giá trị – chưa khai thác được giá trị của di tích chùa Trầm và chùa Trăm Gian…

cm4.jpg
Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Minh Đức phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Sơn

Phát biểu tham luận, đánh giá cao Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Minh Đức cho biết, thời gian tới, Báo sẽ phối hợp huyện Chương Mỹ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử của chùa Trầm và chùa Trăm Gian.

Để phát huy hết giá trị độc đáo của cụm di tích, Tổng Biên tập Nguyễn Minh Đức đề xuất, huyện sớm xây dựng đề án bảo tồn, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với du lịch điểm để cập nhật vào quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, huyện tích hợp vào các hoạt động dịch vụ thương mại để lan tỏa, nâng tầm cụm di tích, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch về tham quan.

cm3.jpg
PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trao đổi với các cơ quan báo chí về giá trị tiêu biểu của cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian. Ảnh: Hoàng Sơn

Bên cạnh đó, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa… đề xuất các phương án bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian. Sau hội thảo, huyện Chương Mỹ làm căn cứ, cơ sở khoa học để chỉ đạo và triển khai công tác bảo tồn, phát triển công nghiệp văn hóa đối với di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian…



Nguồn: https://hanoimoi.vn/chuong-my-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-cum-di-tich-quoc-gia-chua-tram-chua-tram-gian-676932.html

Cùng chủ đề

Người dân Hà Nội háo hức trước giờ phút giao thừa

Người dân đổ về các địa điểm bắn pháo hoaNăm nay, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm (31 trận địa) từ 0h đến 0h15 ngày 29/1 (mùng 1 Tết), trong đó 9 điểm tầm cao...

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có Thư chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sỹ và những người con của Thủ đô trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài.Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết của Bí thư Thành...

Dấu ấn của lò võ ngoại thành

Tấm HCV này không chỉ khẳng định thế mạnh của Thủ đô về một môn thể thao cụ thể, mà còn tiếp tục chứng tỏ thành công từ định hướng quy tụ tài năng thể thao từ khắp nơi...

Bền bỉ đưa võ cổ truyền đến cộng đồng

Vất vả, tốn thời gian, công sức nhưng tất cả đều không cảm thấy phiền lòng bởi họ coi đó là trách nhiệm của mình trong việc chung tay bảo tồn, lan tỏa các bài võ, thế võ cổ...

Cùng tác giả

Người dân Hà Nội háo hức trước giờ phút giao thừa

Người dân đổ về các địa điểm bắn pháo hoaNăm nay, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm (31 trận địa) từ 0h đến 0h15 ngày 29/1 (mùng 1 Tết), trong đó 9 điểm tầm cao...

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài

Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có Thư chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sỹ và những người con của Thủ đô trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài.Báo Hànộimới trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết của Bí thư Thành...

Dấu ấn của lò võ ngoại thành

Tấm HCV này không chỉ khẳng định thế mạnh của Thủ đô về một môn thể thao cụ thể, mà còn tiếp tục chứng tỏ thành công từ định hướng quy tụ tài năng thể thao từ khắp nơi...

Bền bỉ đưa võ cổ truyền đến cộng đồng

Vất vả, tốn thời gian, công sức nhưng tất cả đều không cảm thấy phiền lòng bởi họ coi đó là trách nhiệm của mình trong việc chung tay bảo tồn, lan tỏa các bài võ, thế võ cổ...

Cùng chuyên mục

Người dân Hà Nội háo hức trước giờ phút giao thừa

Người dân đổ về các địa điểm bắn pháo hoaNăm nay, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm (31 trận địa) từ 0h đến 0h15 ngày 29/1 (mùng 1 Tết), trong đó 9 điểm tầm cao...

Dấu ấn của lò võ ngoại thành

Tấm HCV này không chỉ khẳng định thế mạnh của Thủ đô về một môn thể thao cụ thể, mà còn tiếp tục chứng tỏ thành công từ định hướng quy tụ tài năng thể thao từ khắp nơi...

Bền bỉ đưa võ cổ truyền đến cộng đồng

Vất vả, tốn thời gian, công sức nhưng tất cả đều không cảm thấy phiền lòng bởi họ coi đó là trách nhiệm của mình trong việc chung tay bảo tồn, lan tỏa các bài võ, thế võ cổ...

“Mùa Xuân đỏ” kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Đăng Dương, Hoàng Tùng, Hữu Trung, Mộc An, Tiến Hưng, Thu Thủy, Trần Vân Anh, Đặng Ngọc Anh; Khánh Thy, Minh Quân…Thông qua các...

Đặc sắc, rộn ràng khí thế mới

Từ mùng 3 Tết Nguyên đán, lần lượt các sân khấu xiếc, múa rối, chèo, kịch, ca múa nhạc… đã khai xuân rộn ràng, trở thành điểm hẹn thưởng thức nghệ thuật cho công chúng.“Bữa tiệc” tươi vui, hấp...

Sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Đào Văn Nhận, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về công tác chuẩn bị, sẵn sàng mang đến cho...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 27-1-2025

Hà Nội rộn ràng đón Xuân Những ngày này, khắp các tuyến đường, ngõ phố của Thủ đô Hà Nội đã được trang hoàng cờ, hoa, panô, áp phích rực rỡ… mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ. Người dân...

Nỗ lực vì một Hà Nội đầy cảm hứng

Là một yếu tố của nghệ thuật đương đại, nghệ thuật tương tác phá bỏ được ranh giới giữa hàn lâm và đời sống, giữa người sáng tạo và người thụ hưởng, thúc đẩy tinh thần sáng tạo và...

Nghề xưa chuyển mình nơi phố cũ

Trong ký ức của nhà văn Lê Phương Liên về khu phố cổ - nơi bà sinh ra và lớn lên, những phố nghề truyền thống vẫn như còn hiện diện: “Tôi vẫn nhớ phố Hàng Dầu, nơi xưa có những cửa hàng tạp hóa với khung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất