Powered by Techcity

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 1

Khu lăng mộ nhị vị Tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam nằm tại kiệt 175 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đây là nơi yên nghỉ của 2 cha con ông Cao Đình Độ (1744-1810) – Đệ nhất tổ sư và ông Cao Đình Hương (?-1870) – Đệ nhị tổ sư nghề kim hoàn.

Khu lăng mộ này được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận di tích văn hóa quốc gia năm 1990.

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 2
Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 3

Tính theo hướng mặt tiền nhìn vào, mộ vị Đệ nhất tổ sư Cao Đình Độ nằm bên trái của khu lăng mộ, gồm 4 trụ biểu phía trước, 2 vòng la thành, bình phong trước, sau, nhà bia, án thờ và phần huyệt mộ nằm ở trung tâm.

Lăng mộ Đệ nhị tổ sư Cao Đình Hương nằm ở phía bên phải từ ngoài nhìn vào.

Hai ngôi mộ cách nhau 100m và được định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc theo la bàn cổ. Kiến trúc nghệ thuật hai lăng mộ tổ xây dựng tương đối giống nhau theo kiểu nội công, ngoại quốc, đây là kiến trúc văn hóa đặc trưng của triều Nguyễn.

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 4
Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 5
Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 6

Các nghệ nhân sử dụng những mảnh sành sứ, thủy tinh để tạo họa tiết trang trí lăng mộ. 

Lăng mộ hai vị tổ nghề được những người thợ kim hoàn lập nên để tôn vinh và nhớ ơn công lao của hai ông trong việc truyền bá nghề kim hoàn ở vùng đất Huế và lan tỏa khắp ba miền đất nước. 

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 7

Nhà thờ được xây dựng năm 2015 theo kiến trúc nhà rường đặc trưng của Huế. Hệ thống sân, vườn, cổng cũng được tôn tạo, trùng tu lại cho khang trang, sạch đẹp hơn.

Bà Lê Thị Thuận (60 tuổi), người trông coi khu lăng mộ 2 vị tổ sư nghề kim hoàn, cho biết trước đây nơi này chỉ có 2 phần mộ và khoảnh đất trống. Gia đình bà có thời gian tận dụng để trồng rau.

Sau khi khu lăng mộ trùng tu, tôn tạo, bà Thuận được thuê bảo vệ, mở cửa đón khách tham quan. 

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 8

Bên trong không gian thờ phụng 2 vị tổ sư nghề Kim hoàn tại Huế.

Theo bà Thuận, hằng năm, lễ tế tổ nghề kim hoàn Việt Nam diễn ra vào ngày 7/2 Âm lịch. Lễ giỗ tổ nghề được tổ chức rất qui mô, quy tụ rất nhiều người trong ngành kim hoàn, không chỉ riêng ở Huế mà từ các tỉnh, thành trong cả nước cũng về dự.

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 9

Trong những năm trở lại đây, hoạt động tế tổ bách nghề, trong đó có nghề kim hoàn, đã trở thành một hoạt động đặc sắc của Festival nghề truyền thống Huế, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 10

Ngoài khu lăng mộ tại phường Trường An, còn có từ đường họ Kim Hoàn tọa lạc tại số 7 chùa Ông, phường Phú Cát (thành phố Huế). Công trình cũng được công nhận là di tích văn hóa quốc gia và còn lưu giữ nhiều bản sắc phong của các vua triều Nguyễn cho hai vị tổ nghề.

Khu lăng mộ của 2 cha con vị tổ sư nghề kim hoàn Việt Nam - 11

Tại làng Kế Môn, xã Điền Môn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng có những công trình liên quan đến tổ nghề kim hoàn.

Theo sử sách, sau khi rời quê hương Thanh Hóa vào xứ Thuận Hóa, gia đình ông Cao Đình Độ đã chọn vùng đất Kế Môn làm nơi lập nghiệp, truyền nghề. Tại đây, Đệ nhất tổ sư nghề kim hoàn không chỉ truyền dạy nghề cho con mình mà còn truyền cho một số học trò thuộc hai họ Huynh Công và Trần Mạnh.

Về sau, hai họ Huynh, Trần tiếp tục truyền nghề lại cho con cháu. Hoạt động truyền nghề đó đã biến làng Kế Môn thành làng thợ kim hoàn lớn vào bậc nhất ở xứ Đàng Trong.

Theo tư liệu lịch sử, vị Đệ nhất tổ sư Cao Đình Độ sinh năm Giáp Thìn (1744), tại Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở thiếu thời ông rất ham học và được truyền thụ nền giáo dục Nho giáo. Lớn lên ông làm nghề bịt đồng (tức là hàn khay gãy, bịt chén bể…), sau đó theo học nghề chạm trổ vàng bạc với những thợ kim hoàn người Hoa ở Thăng Long (Hà Nội).

Với tư chất thông minh, lanh lợi, tay nghề của ông ngày càng thành thạo và đạt trình độ kỹ thuật tinh xảo, đủ sức tranh tài với những thợ kim hoàn người Hoa khác tại đất Thăng Long thời bấy giờ.

Năm Quý Mão (1783), ông Cao Đình Độ đưa vợ con nam tiến và dừng chân lập nghiệp tại làng Kế Môn (nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Năm 1790, vua Quang Trung triệu hai cha con ông cùng một số thợ bạc ở làng Kế Môn vào triều để lập đội Cơ vệ Ngân tượng, nơi chuyên nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ vàng bạc và đồ trang sức cung đình. Trước công đức và những đóng góp lớn lao đó, ông được triều đình phong chức Lãnh binh, phó Lãnh binh là Cao Đình Hương.

Đến khi Nguyễn Ánh chiếm lại đất Thuận Hóa – Phú Xuân, lập nên vương triều Nguyễn, lấy niên hiệu Gia Long vào năm 1802, hai cha con ông Cao Đình Độ và Cao Đình Hương cũng như nhóm thợ làng Kế Môn vẫn được vua Gia Long trọng dụng, cấp bổng lộc và giữ nguyên tước cũ để tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn trong Kinh thành.

Vào ngày 27 tháng 2 năm Canh Ngọ (28/2/1810), ông Cao Đình Độ qua đời, hưởng thọ 66 tuổi, được nhà vua và triều đình truy phong tước hiệu: “Đệ nhất tổ sư”, ban đất xây lăng mộ như các quan đại thần tại ấp Trường Cởi (nay là phường Trường An, thành phố Huế). 

Ngày 7 tháng 2 Âm lịch (8/2/1821), ông Cao Đình Hương qua đời, hưởng thọ 48 tuổi, được vua Minh Mạng phong tước hiệu: “Đệ nhị tổ sư”, phần mộ được an táng bên cạnh mộ phần tổ phụ tại ấp Trường Cởi. 

Gần 100 năm sau khi hai ngài qua đời, đến triều Khải Định thứ 9 (năm 1924), nhân dịp lễ Tứ Tuần Đại Khánh Tiết, xét hai ngài có nhiều công lao trong việc truyền bá nghề kim hoàn nên nhà vua hạ chiếu sắc phong: “Dực bảo Trung Hưng Linh Phò chi thần” vào ngày 25/7/1924. Đến đời vua Bảo Đại thứ 13 (năm 1938), hai ông tiếp tục được sắc phong cho người có công khai sáng ngành Kim hoàn Việt Nam và khu lăng mộ được kiến tạo, trùng tu đạt giá trị nghệ thuật cao. 

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/du-lich/khu-lang-mo-cua-2-cha-con-vi-to-su-nghe-kim-hoan-viet-nam-20240901123629436.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Cùng chuyên mục

Khách trầm trồ với dàn vũ khí tối tân ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng vạn du khách đến chiêm ngưỡng những vũ khí, khí tài tân tiến của Việt Nam và quốc tế. Hôm nay 21.12 là ngày đầu tiên Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đón nhân dân tham quan tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Từ sáng sớm hàng nghìn người đã có mặt ở cổng vào, xếp hàng đợi tới giờ mở cửa. Ảnh: Hải Nguyễn Tâm...

Triển lãm Quốc phòng có thể mở cửa tham quan thêm ngày 23.12

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể kéo dài thời gian đón khách tham quan một số gian hàng, thay vì đến hết ngày 22.12 như kế hoạch ban đầu. Bệ phóng SP73-VT được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Hải Nguyễn Theo nguồn tin riêng của Lao Động, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có thể đón nhân dân tham quan một số gian hàng đến hết 23.12. Năm nay,...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm ít, thu nhập bấp bênh nên đa số người dân Đồng Tâm không thể trụ lại với nghề thêu. Chị Nguyễn Thị Hằng tâm sự: “Em biết cầm kim trước khi biết cầm bút...

Địa chỉ đỏ phát huy giá trị lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo du khách, đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024). Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là "địa chỉ đỏ" thu hút người dân và du khách trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải Những ngày này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón...

Triển khai thi hành Luật Thủ đô từ 1-1-2025

Để bảo đảm việc triển khai Luật Thủ đô hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ, kể từ ngày 1-1-2025 - ngày Luật Thủ đô chính thức có hiệu lực, đối với công tác xây dựng các văn...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Tinh gọn bộ máy đi đôi với bố trí đúng người, đúng việc

Trao đổi với Báo Hànộimới, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người cách đây 16 năm từng “đứng mũi chịu sào” cuộc sắp xếp cán bộ khi hợp...

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Chiều ngày 22/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt mạng xã hội Xintel do công ty Pi Gaming công bố. Phần giao lưu tại họp báo ra mắt mạng xã hội Xintel, ngày 22/12. (Ảnh: BTC) Ông Hoàng Quốc Hòa – Giám đốc Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay công tác chuyển đổi số ngành du lịch là một trong những trọng tâm trong việc phát...

Khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) – Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tối 20/12, tại Sân khấu đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm 80 năm văn hóa, văn nghệ QĐND Việt Nam. Các đại biểu dự khai mạc triển lãm. Dự khai mạc triển lãm có các đồng chí: Đại tướng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất