Powered by Techcity

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Bản Tuyên ngôn đã thể hiện mạnh mẽ khát vọng của dân tộc Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

Nâng tầm quyền con người lên thành quyền dân tộc

“Tuyên ngôn độc lập” là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ phản ánh sâu sắc quan điểm triết học, chính trị, nhân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Tuyên ngôn còn có sức thuyết phục rất cao thông qua cách bố cục và những luận điểm chặt chẽ.

Đặc biệt, bản Tuyên ngôn chứa đựng những giá trị của văn minh nhân loại, những “lẽ phải không ai chối cãi được” về quyền con người, quyền dân tộc.

Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không đi thẳng vào vấn đề, mà khéo léo đưa ra những cơ sở pháp lý về quyền con người và quyền dân tộc để làm nền tảng căn cứ vững chắc cho bản Tuyên ngôn.

ttxvn_2908_tuyen ngon doc lap (2).jpg
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trước hết, Người đưa ra các trích dẫn trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Và “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ có ý nghĩa to lớn, đây là cách nêu dẫn chứng vừa khéo léo vừa kiên quyết. Nó góp phần đảm bảo tính khách quan của bản tuyên ngôn và hơn thế còn thể hiện thái độ tôn trọng chân lý chung hay những giá trị tiến bộ được nhân loại thừa nhận của Người.

Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn còn mang ý nghĩa sâu xa hơn đó là Bác đã đặt bản Tuyên ngôn độc lập nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc trên thế giới.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

Tuy nhiên, nếu như hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ chỉ dừng lại ở việc nhấn mạnh quyền con người, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trí tuệ mẫn tiệp, bằng sự trải nghiệm thực tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam, đã khéo léo phát triển, đưa ra một luận đề không thể bác bỏ về quyền của các dân tộc: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”

Điều này thể hiện được sự sáng tạo, tài năng với những lập luận sắc bén của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục, khẳng định quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.

Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người và ngược lại thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc.

Bởi vậy, có thể nói Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 không chỉ là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn là tuyên ngôn về quyền con người, quyền của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Và việc nâng tầm quyền con người lên thành quyền dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một cống hiến về nguyên lý lý luận của Người vào kho tàng tư tưởng nhân quyền của nhân loại.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”

Trong khi tuyên bố về quyền của con người, về lý tưởng cao đẹp của “tự do, bình đẳng, bác ái” nhưng trên thực tế thực dân Pháp lại tước đi quyền độc lập dân tộc, quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của người khác, dân tộc khác.

Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án tội ác của thực dân Pháp: “Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.”

ttxvn_2908_tuyen ngon doc lap (3).jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Người đưa ra những dẫn chứng cụ thể: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào… Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân trong những bể máu… Về kinh tế, chúng bóc lột công nhân, nông dân đến tận xương tủy… Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho nhân dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng…”

Trước tội ác của giặc, dân ta đã không chịu khuất phục. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản, Nhân dân Việt Nam đã đứng lên đánh đuổi thực dân, phong kiến và đế quốc, giành lại độc lập, tự do và quyền con người. Như vậy, nhân quyền ở Việt Nam không phải là giá trị do ai ban phát mà là kết quả của cuộc đấu tranh trường kỳ của nhân dân Việt Nam.

Cuộc đấu tranh đó đã làm cho “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.”

Tuyên ngôn Độc lập là một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, đặt cơ sở cho việc thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với mục tiêu Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam;” đồng thời nhấn mạnh “các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.”

Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

ttxvn_2908_quoc khanh.jpg
Sáng 2/9/2015, Lễ míttinh, diễu binh, diễu hành cấp Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2015) được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. (Ảnh: TTXVN)

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời lẽ đanh thép, đầy sức thuyết phục gói gọn trong hơn 1.000 chữ, Tuyên ngôn Độc lập là một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, đặt cơ sở cho việc thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với mục tiêu Độc lập-Tự do-Hạnh phúc; soi sáng con đường cách mạng Việt Nam hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Quyết tâm giữ vững lời thề lịch sử

Gần tám thập kỷ đã trôi qua, nhưng những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền con người, quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền độc lập, tự do, vẫn vẹn nguyên tính thời sự, có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám với việc ra đời bản Tuyên ngôn Ðộc lập ngày 2/9/1945 đã tạo ra thế và lực mới để cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Đặc biệt, trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa, xã hội. Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc nhóm cao của thế giới.

Việt Nam đã và đang ngày càng chủ động và tham gia tích cực tại Liên hợp quốc về quyền con người, đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (2 nhiệm kỳ 2014-2016, 2023-2025); tham gia vào quá trình xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người, đóng góp tích cực trong các Ủy ban ASEAN về phụ nữ và trẻ em, về lao động di cư.

Cùng với đó, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới; gia nhập và tích cực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN; tham gia có hiệu quả các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế trên nhiều cấp độ.

Định hướng phát triển trong thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi;” “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững;” “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”…

79 năm đã trôi qua, nhưng tinh thần bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn luôn sống mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam, không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lý mà còn bởi giá trị nhân văn cao cả về quyền con người, quyền của dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ấp ủ và cống hiến cả cuộc đời mình để thực hiện.

Và lời thề lịch sử “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập” sẽ tiếp tục soi rọi cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hôm nay và mai sau./.

(Vietnam+)

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/79-nam-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-giu-vung-loi-the-lich-su-post973169.vnp

Cùng chủ đề

Những giá trị mang tên tuổi, hình hài đất nước

Nắm bắt được sự chuyển biến gấp gáp của tình hình khu vực và thế giới, sự hỗn mang và khoảng trống quyền lực ở bán đảo Đông Dương trong thời khắc gần cuối của thế chiến 2, Đảng Cộng sản Đông Dương nhanh chóng phát động thời cơ cách mạng “ngàn năm có một”, với tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ nhân Quốc khánh 2/9

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), sáng 30/8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ viếng có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 79 năm Quốc khánh 2/9

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: An Đăng/TTXVN Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: An Đăng/TTXVN Đoàn đại biểu Quân uỷ Trung ương – Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: An Đăng/TTXVN Đoàn đại biểu Quân uỷ Trung ương – Bộ Quốc phòng thành kính...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã...

NDO – Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm (thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly với các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân...

Phủ Chủ tịch ‘khoác chiếc áo’ ánh sáng mới

Giống như “viên ngọc sáng” trong đêm, Phủ Chủ tịch sau khi lắp hệ thống chiếu sáng mới như “khoác chiếc áo mới” đặc biệt trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9. Khi Hà Nội bước vào màn đêm cũng là lúc nhiều điểm di tích, công trình tỏa sáng với hệ thống chiếu sáng rực rỡ tạo nên cảnh tuyệt đẹp. Những ngày tháng 8 lịch sử, người dân và du khách qua đường Hùng Vương...

Cùng tác giả

Đến Mù Cang Chải trái mùa cũng thú, check-in trên những mâm xôi thơm mùi rạ rơm

Người bạn ở Hà Nội bảo Tây Bắc mùa nào cảnh nấy, đi vào tháng nào chẳng đẹp. Kẻ Nam người Bắc hẹn nhau trước vài tiếng là khoác ba lô lên vai. Không thể đi Mù Cang Chải dịp mùa vàng lúa chín tháng 10, thôi đành đi vào mùa rạ rơm. Những người dân bản luôn niềm nở với du khách – Ảnh: TRƯƠNG ANH QUỐC Chúng tôi không xem trước hướng dẫn, bắt xe ghép đi ngẫu hứng....

Giải mã hiện tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự và Triển lãm Quốc phòng

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 chứng minh sức hút không thua kém các điểm tham quan hàng đầu thế giới. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 trở thành “hiện tượng” khi thu hút lượng khách tham quan chưa từng có ở các bảo tàng, triển lãm tại Việt Nam. Địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Mở cửa từ...

Tranh cãi miễn học phí cho sinh viên ngành y giống như sư phạm

Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo Mới đây, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ 100% học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành y trong thời gian học tập tại trường giống như với ngành sư phạm. Hiện nay, sinh viên sư phạm đang được Nhà nước hỗ trợ 100% học phí và 3,63 triệu đồng mỗi tháng để chi trả phí sinh hoạt. Trước đề xuất...

Hà Nội đốc thúc gỡ vướng khu đất “Cao Xà Lá”

Bên cạnh khu đất “Cao Xà Lá”, Hà Nội còn tiến hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án khác tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Hà Đông. Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Thành phố. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo về kế...

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Cùng chuyên mục

Đến Mù Cang Chải trái mùa cũng thú, check-in trên những mâm xôi thơm mùi rạ rơm

Người bạn ở Hà Nội bảo Tây Bắc mùa nào cảnh nấy, đi vào tháng nào chẳng đẹp. Kẻ Nam người Bắc hẹn nhau trước vài tiếng là khoác ba lô lên vai. Không thể đi Mù Cang Chải dịp mùa vàng lúa chín tháng 10, thôi đành đi vào mùa rạ rơm. Những người dân bản luôn niềm nở với du khách – Ảnh: TRƯƠNG ANH QUỐC Chúng tôi không xem trước hướng dẫn, bắt xe ghép đi ngẫu hứng....

Giải mã hiện tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự và Triển lãm Quốc phòng

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 chứng minh sức hút không thua kém các điểm tham quan hàng đầu thế giới. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 trở thành “hiện tượng” khi thu hút lượng khách tham quan chưa từng có ở các bảo tàng, triển lãm tại Việt Nam. Địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Mở cửa từ...

Tranh cãi miễn học phí cho sinh viên ngành y giống như sư phạm

Nhà nước cần hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo Mới đây, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ 100% học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành y trong thời gian học tập tại trường giống như với ngành sư phạm. Hiện nay, sinh viên sư phạm đang được Nhà nước hỗ trợ 100% học phí và 3,63 triệu đồng mỗi tháng để chi trả phí sinh hoạt. Trước đề xuất...

Hà Nội đốc thúc gỡ vướng khu đất “Cao Xà Lá”

Bên cạnh khu đất “Cao Xà Lá”, Hà Nội còn tiến hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án khác tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Hà Đông. Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Thành phố. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo về kế...

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Một công ty ở TP.HCM chốt vay 2.500 tỉ từ Him Lam: Không doanh thu, còn 10 nhân viên

Doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng, sẽ “xoay” những cách thức khác nhau – Ảnh: QUANG ĐỊNH Investco kinh doanh ra sao khi muốn vay vốn từ Him Lam? Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng – Investco mới đây cho biết, Hội đồng quản trị doanh nghiệp đã ban hành nghị quyết vay vốn của Công ty cổ phần Him Lam. Việc vay vốn này nhằm để Investco bổ sung vốn lưu...

Hà Nội đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 25/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Văn bản số 4362/UBND-KTTH về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024 về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 125/CĐ-TTg, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc TP,...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

Hướng công tác Mặt trận vào việc giải quyết an sinh xã hội

Năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên quận Hoàn Kiếm đã tuyên truyền, vận động trên 3.000 người tham gia hưởng ứng phát động “Toàn dân tổng vệ sinh môi trường và phòng, chống...

Nắm chắc cơ sở, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì hội nghị.Đại biểu Trung ương dự hội nghị có Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Quang Đức.Chỉ rõ một số tồn tại hạn chế trong đó có tình trạng lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến ở các cấp, ngành, địa phương, kể cả trong đầu tư, sử dụng, khai thác hay thực hiện cải cách hành chính; tình hình tội phạm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất