Powered by Techcity

Những ngõ phố ẩm thực chốn Hà Thành: Đi chợ Âm Phủ

Nói đấy là một phố nhỏ cũng đúng hay một con ngõ lớn cũng chẳng sai, mà bảo đó là một cái chợ cũng chẳng ai phản bác. Nhưng nơi đây cũng là nhân chứng cho sự trầm luân của Hà Nội trong thế kỷ 20, với những bánh xích lịch sử giày xéo những thân phận bọt bèo để tạo nên địa danh chợ Âm Phủ.

Những ngõ phố ẩm thực chốn Hà Thành: Đi chợ Âm Phủ

Phố 19-12. Ảnh: Hải An

Người Việt Nam có một đời sống tâm linh phong phú. Chúng ta vừa có thể tôn kính những bậc “đi bằng khói, nói bằng sương” bằng cách dặn nhau “kính nhi viễn chi”, chỉ nên đứng xa mà vái, chớ có lại gần. Nhưng chúng ta cũng có thể sinh sống gần gũi sát cạnh hoặc giữa những không gian của cõi âm.

Ngay ở Thủ đô Hà Nội, có biết bao sự chồng lấn không gian âm dương như thế. Những nghĩa trang nằm giữa khu đô thị mới hiện đại, những tòa chung cư cao cấp dành cho giới thượng lưu có view “nghĩa địa”, những nấm mồ nằm sát cạnh những ngôi nhà ống của nơi làng vừa thành phố.

Điều đó không phải mới mẻ, mà nó đã xuất hiện từ lâu và “hồn nhiên”. Chợ Âm Phủ là một không gian như thế, chất chứa mọi vẻ kỳ bí, ma mị, tang thương, luyến xót, chao chát, nanh nọc, lẫn vẻ hào hoa, tinh tế của một Hà Nội – Kẻ Chợ và một Thăng Long – không còn phi chiến địa.

Trong 100 năm qua, đã biết bao biến cố “bãi biển nương dâu” đã xuất hiện tại con phố/ngõ này. Nó là một nhánh nối của trung tâm đầu não mà thực dân Pháp đã xây dựng ở Hà Nội khi xâm lược Việt Nam, biến đây thành một khu Pháp mới mẻ, hiện đại hoàn toàn đối lập và tách biệt với khu phố cổ và khu kinh thành.

Thời Pháp thuộc, con phố này có tên Rue Simoni, tên một viên quan Pháp đã có thời kỳ giữ chức Thống sứ Bắc Kỳ (1909 – 1912). Nó nối phố Lý Thường Kiệt và Hai Bà Trưng, nằm cạnh giữa khu vực toà án và nhà tù (hiện nay tòa án vẫn là Tòa án Nhân dân Hà Nội, còn nhà tù đã thành Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò). Từ năm 1945, tên phố được đổi thành Lê Chân.

Vì đặc điểm nằm ở giữa những công trình trọng yếu của chính quyền thực dân tại Hà Nội nên trên con phố này hoàn toàn không có nhà cửa. Phố không nhà là một đặc điểm thú vị của Hà Nội, chúng chỉ là phố, có chức năng giao thông và miễn trừ việc cư trú vì lý do an ninh hay chính trị.

Sự trống trải này là lý do khiến chính quyền thành phố dưới thời Nhật hất cẳng Pháp xây dựng một dãy hầm trú ẩn nổi dọc con phố để tránh máy bay Đồng Minh oanh tạc phát xít Nhật. Nhưng công trình trú ẩn này đã làm thay đổi tính chất của con phố bởi sau khi hết bị đe dọa đánh bom, nó trở thành nơi họp chợ tạm.

Ngày 19.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Chiến sự đã xảy ra khốc liệt giữa ta và giặc Pháp. Hà Nội chia thành hai khu vực: Một do ta kiểm soát, một do Pháp đã chiếm đóng. Chiến sự xảy ra, thi hài chiến sĩ và nhân dân được chôn cất chu đáo.

Những thi hài ở khu vực Pháp chiếm đóng – chủ yếu là nạn nhân phố Hàng Bông và Cửa Nam – chuyển về phố Lê Chân và đưa xuống dãy hầm trú ẩn. Trong suốt cuộc chiến, thi hài chiến sĩ và nhân dân lấp đầy dãy hầm, quân Pháp đổ đất đắp thành một nấm mồ chung.

Sau năm 1954, chính quyền Hà Nội đã cho đắp mộ to, cao hơn và trên cổng có dòng chữ: Mồ nhân dân và chiến sĩ hy sinh ngày Toàn quốc kháng chiến – 19.12.1946. Năm 1981, Hà Nội tổ chức khai quật và chuyển hài cốt lên nghĩa trang Bất Bạt.

Con phố được khôi phục đặt tên là 19-12. Nhiều năm sau, người dân kéo về đây họp chợ. Đến năm 1986, Hà Nội chính thức đặt tên chợ là Chợ 19-12, nhưng người dân chỉ quen gọi là chợ Âm Phủ bởi tất cả đều biết rằng cái gì đã từng nằm dưới lớp đất kia và sự thiêng liêng huyền bí vảng vất quanh những gốc dã hương ở đây.

Có rất nhiều chuyện lạ lưu truyền ở chợ Âm Phủ, chẳng hạn chuyện bác xích lô gặp một bà khách bảo chở về chợ 19-12 lúc gần nửa đêm. Đến nơi, bác thấy chợ đóng cửa, còn bà khách thì lục túi đưa cho bác tờ giấy bạc 2.000 đồng. Khi bác choàng tỉnh thì không thấy bà khách đâu, còn tờ giấy bạc đang cầm trên tay hóa ra là tiền Âm phủ.

Thế nên, người dân coi chợ Âm Phủ không đơn thuần là một cái chợ mà còn là một địa điểm tâm linh, mượn đất của người cõi âm để mưu sinh, mong muốn phù hộ độ trì cho việc buôn bán được hanh thông, thuận lợi. Tín ngưỡng của những người ở chợ Âm Phủ có mối quan hệ chặt chẽ đến những anh linh đã thác gửi tại chốn này.

Không hiểu có phải vì “âm thuận, dương hòa” hay không mà chợ Âm Phủ rất tấp nập, sầm uất chẳng kém chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè hay chợ Hôm ở quanh đó. Thậm chí, nhiều tiểu thương gốc các chợ trên đã chọn chợ Âm Phủ làm nơi kinh doanh.

Ở chợ Âm Phủ, cái gì cũng có, đủ loại miếng ăn sống – chín từ gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu, bò, lợn, tôm, cua, cá, ốc, ếch, lươn còn tươi roi rói hay giãy đành đạch cho đến những thịt chưng mắm tép, giò chả, thịt quay, chim quay, gà tần, canh bóng. Từ gạo đỗ lạc vừng đến dưa cà mắm muối, từ cái kim sợi chỉ đến vàng mã, lá xông không gì không có.

Tuy nhiên, cái làm nên sự hấp dẫn cũng như danh tiếng “âm phủ” của chợ Âm Phủ là một mặt hàng từng được coi là “quốc hồn quốc túy” nay sắp bị thủ tiêu là thịt chó chặt. “Mộc tồn” chính là thương hiệu nhận diện của chợ Âm Phủ, được bán quanh năm suốt tháng, không hề úy kỵ ngày Mùng Một hay đầu tháng Âm lịch.

Trong hoài niệm thanh niên, cũng vào một ngày đầu tháng Bảy Âm, tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng huyền ảo có lẽ sắp bị xóa khỏi ký ức cộng đồng. Một dãy dài dằng dặc các quầy thịt chó đồng loạt màu nâu bóng loáng được cầm trịch bằng những nhát hạ dao phay chắc nịch trên thớt gỗ nghiến to tướng, dày cộp.

Kịch, kịch, kịch… sau mỗi nhát chặt là một miếng thịt đủ da, mỡ nạc rời ra đều tăm tắp. Chúng được xếp vào một chiếc đĩa men to, rồi đặt vào mẹt phủ lá chuối đã xếp sẵn riềng thái lát, ớt chẻ dọc, húng chó dài cả gang tay, và một bát mắm tôm hồng nhạt sủi bọt. Và cả một đĩa muối hạt dầm ớt tươi cho những ai không ăn mắm tôm.

Bên mẹt chó chặt đó, đám đàn ông chen vai thích cánh ngồi háo hức “hạ cờ tây”, nhưng cũng không thiếu các gương mặt nữ lưu. Họ ngồi ở những chỗ trống trong chợ, trước các quầy “mộc tồn” để tạo nên một màn trình diễn siêu thực về thú “ăn chợ, ngủ đường”.

Phụ họa những diễn viên trong vai tới tấp vào mua chó chặt gói trong giấy báo để mang về nhà. Gương mặt họ hớn hở khi đó nhận gói giấy đang tươm chất mỡ và mùi thịt chó đặc trưng. Có lẽ, còn có cả thú vui của những người từng ngâm câu: “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó. Chết về âm phủ, biết có hay không?”.

“Mộc tồn” ở chợ Âm Phủ chủ yếu đến từ làng Phùng (Hoài Đức), nơi từng được mệnh danh là làng nghề thịt chó. Chó được thui rơm kiểu dân dã truyền thống, da vàng sậm, khô giòn chứ không phải loại thịt chó được “đánh véc-ni” bằng chất tạo màu cánh gián nên đã tạo được danh tiếng “Hà Thành đệ nhất mộc tồn”.

Sau này, khi chợ Âm Phủ bị xoá sổ, những người bán thịt chó đã dạt về phố Phùng Hưng để bán. Nhưng rồi, theo sự thay đổi về nhận thức của người Hà Nội, món “mộc tồn” và nghề chế biến thịt chó cũng đang dần bị giảm thiểu và loại trừ. Có lẽ, đến một lúc nào đó, đĩa chó chặt cũng sẽ chỉ là hoài niệm như chợ Âm Phủ.

Đến cuối năm 2008, chợ Âm Phủ chính thức bị giải tỏa. Trên nền con chợ cũ, đường và vỉa hè được lát xanh Thanh Hóa, hai bên là dãy kiosque nhỏ nhắn bán sách. Bởi sau rất nhiều bàn bạc, tranh cãi, dự án trung tâm thương mại đã được đồng thuận chuyển thành đường sách.

Sau khi hoàn thành dự án “Đường và vườn hoa 19-12”, phố 19-12 đã phá vỡ kỷ lục phố không số nhà của phố Hỏa Lò, Hà Nội. Nếu như phố Hỏa Lò còn có một ngôi nhà duy nhất – Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò mở cửa ra mặt phố thì phố 19-12 còn đặc biệt hơn ở chỗ, đây là con phố duy nhất không có cửa mở ra phố.

Cho dù chức năng, thân phận và hình ảnh của con phố, con ngõ, con chợ này thay đổi vì biến thiên lịch sử, nhưng nơi đây vẫn xanh ngát màu xanh của một vài cây dã hương còn sót lại. Vò một chiếc lá xanh, một mùi hương mạnh mẽ, hoang dã bay lên như chút tâm hương thắp cho chợ Âm Phủ của một thời đã qua.

Hải An

Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/nhung-ngo-pho-am-thuc-chon-ha-thanh-di-cho-am-phu-1380141.html

Cùng chủ đề

Học sinh ở Hà Nội ngã từ tầng 3 xuống sân trường

Sáng 17/9, nam sinh V.V.Đ – học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Đại Thắng, (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chơi đùa trong giờ ra chơi và ngã từ tầng 3 xuống sân trường. Ngay sau khi phát hiện sự việc, giáo viên cùng nhân viên phòng y tế đã hỗ trợ đưa nam sinh đi cấp cứu. Chiều 17/9, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên xác nhận sự việc và cho biết hiện...

Quán bún bò Huế chuẩn vị, nước dùng thơm lừng ninh 24 giờ

Quán bún bò Huế ở quận Cầu Giấy luôn đông khách nhờ nước dùng chuẩn vị thơm dậy mùi mắm ruốc, ngọt từ dứa và xương hầm. Nước dùng bún bò Huế có vị ngọt từ xương hầm và dứa. Ảnh: Minh Thương Quán “Bún bò gốc Huế” (Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong những quán giữ được gần như trọn vị bún bò của người Huế. Anh Trần Quang Kỷ (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ quán, cho biết mình mở hàng hơn 8 năm. “Tôi...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Những quán ăn đường phố ngon nhất Hà Nội theo gợi ý của Michelin

Khi nói đến ẩm thực đường phố, du khách sẽ gặp khó khăn khi tìm một thành phố có thực đơn phong phú hơn Hà Nội. Tuy nhiên, hai ngày là vừa đủ để nếm thử những món đường phố ngon nhất thủ đô, theo Michelin. Khu phố cổ, khu thương mại hàng thế kỷ của Hà Nội, đã mang đến không gian cho những ý tưởng phát triển công thức nấu ăn. Ẩm thực đường phố là một ngành...

Bobochacha – quán chè “làm mưa làm gió” một thời ở Hà Nội

Khuất trong con ngõ nhỏ ở phố Cửa Bắc (quận Ba Đình), Bobochacha là quán chè từng một thời nức tiếng với thế hệ 8X ở Hà Nội. “Bobochacha” vốn là món chè nổi tiếng của Singapore, sau khi du nhập vào nước ta được rất nhiều người yêu thích. Cô Hương, chủ quán chè Bobochacha ở phố Cửa Bắc, cho biết, quán đã mở được 25 năm. Quán ở trong sân chung của khu tập thể với vài chiếc bàn, ghế nhỏ....

Cùng tác giả

Quán bún bò Huế chuẩn vị, nước dùng thơm lừng ninh 24 giờ

Quán bún bò Huế ở quận Cầu Giấy luôn đông khách nhờ nước dùng chuẩn vị thơm dậy mùi mắm ruốc, ngọt từ dứa và xương hầm. Nước dùng bún bò Huế có vị ngọt từ xương hầm và dứa. Ảnh: Minh Thương Quán “Bún bò gốc Huế” (Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong những quán giữ được gần như trọn vị bún bò của người Huế. Anh Trần Quang Kỷ (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ quán, cho biết mình mở hàng hơn 8 năm. “Tôi...

Những quán ăn đường phố ngon nhất Hà Nội theo gợi ý của Michelin

Khi nói đến ẩm thực đường phố, du khách sẽ gặp khó khăn khi tìm một thành phố có thực đơn phong phú hơn Hà Nội. Tuy nhiên, hai ngày là vừa đủ để nếm thử những món đường phố ngon nhất thủ đô, theo Michelin. Khu phố cổ, khu thương mại hàng thế kỷ của Hà Nội, đã mang đến không gian cho những ý tưởng phát triển công thức nấu ăn. Ẩm thực đường phố là một ngành...

Gần nửa đời người giữ gìn bánh nướng lợn ỉ truyền thống

Gần 40 năm nhào bột, nặn hình, ông Trương Hữu Ba - biệt danh Ba Giầu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chưa bao giờ vơi tình yêu với nghề làm bánh nướng lợn ỉ mùa Tết Trung thu. Mắt những chiếc bánh lợn ỉ làm bằng đỗ đen. Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh những chú lợn mang ý nghĩa về sự no ấm, nhàn nhã và sung túc. Ngày trước, Tết về, nhà nhà thường mua tặng nhau tranh Đông Hồ với...

Bobochacha – quán chè “làm mưa làm gió” một thời ở Hà Nội

Khuất trong con ngõ nhỏ ở phố Cửa Bắc (quận Ba Đình), Bobochacha là quán chè từng một thời nức tiếng với thế hệ 8X ở Hà Nội. “Bobochacha” vốn là món chè nổi tiếng của Singapore, sau khi du nhập vào nước ta được rất nhiều người yêu thích. Cô Hương, chủ quán chè Bobochacha ở phố Cửa Bắc, cho biết, quán đã mở được 25 năm. Quán ở trong sân chung của khu tập thể với vài chiếc bàn, ghế nhỏ....

5 hàng bánh Trung thu truyền thống nườm nượp khách ở Hà Nội

Bên cạnh những thương hiệu bánh Trung thu hiện đại, nhiều cửa hàng bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn rất được ưa chuộng. Bánh trung thu Bảo Phương Bánh Trung thu Bảo Phương tồn tại hơn 70 năm là "tuổi thơ" của nhiều người Hà Nội. Cứ độ rằm tháng 7 đến tháng 8 Âm lịch, cửa hàng bánh này lại thu hút đông người xếp hàng đợi mua, làm ùn tắc cả một góc phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ). Bánh Trung...

Cùng chuyên mục

Quán bún bò Huế chuẩn vị, nước dùng thơm lừng ninh 24 giờ

Quán bún bò Huế ở quận Cầu Giấy luôn đông khách nhờ nước dùng chuẩn vị thơm dậy mùi mắm ruốc, ngọt từ dứa và xương hầm. Nước dùng bún bò Huế có vị ngọt từ xương hầm và dứa. Ảnh: Minh Thương Quán “Bún bò gốc Huế” (Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong những quán giữ được gần như trọn vị bún bò của người Huế. Anh Trần Quang Kỷ (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ quán, cho biết mình mở hàng hơn 8 năm. “Tôi...

Những quán ăn đường phố ngon nhất Hà Nội theo gợi ý của Michelin

Khi nói đến ẩm thực đường phố, du khách sẽ gặp khó khăn khi tìm một thành phố có thực đơn phong phú hơn Hà Nội. Tuy nhiên, hai ngày là vừa đủ để nếm thử những món đường phố ngon nhất thủ đô, theo Michelin. Khu phố cổ, khu thương mại hàng thế kỷ của Hà Nội, đã mang đến không gian cho những ý tưởng phát triển công thức nấu ăn. Ẩm thực đường phố là một ngành...

Gần nửa đời người giữ gìn bánh nướng lợn ỉ truyền thống

Gần 40 năm nhào bột, nặn hình, ông Trương Hữu Ba - biệt danh Ba Giầu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chưa bao giờ vơi tình yêu với nghề làm bánh nướng lợn ỉ mùa Tết Trung thu. Mắt những chiếc bánh lợn ỉ làm bằng đỗ đen. Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh những chú lợn mang ý nghĩa về sự no ấm, nhàn nhã và sung túc. Ngày trước, Tết về, nhà nhà thường mua tặng nhau tranh Đông Hồ với...

Bobochacha – quán chè “làm mưa làm gió” một thời ở Hà Nội

Khuất trong con ngõ nhỏ ở phố Cửa Bắc (quận Ba Đình), Bobochacha là quán chè từng một thời nức tiếng với thế hệ 8X ở Hà Nội. “Bobochacha” vốn là món chè nổi tiếng của Singapore, sau khi du nhập vào nước ta được rất nhiều người yêu thích. Cô Hương, chủ quán chè Bobochacha ở phố Cửa Bắc, cho biết, quán đã mở được 25 năm. Quán ở trong sân chung của khu tập thể với vài chiếc bàn, ghế nhỏ....

Quảng bá văn hóa, du lịch bằng nền tảng số

Kênh truyền thông này mang đến kinh nghiệm trong việc quảng bá du lịch, văn hóa bằng nền tảng số.Khởi nghiệp từ quê hươngNhững hình ảnh về núi rừng Tây Bắc hoang sơ, phong cảnh núi non hùng vĩ,...

5 hàng bánh Trung thu truyền thống nườm nượp khách ở Hà Nội

Bên cạnh những thương hiệu bánh Trung thu hiện đại, nhiều cửa hàng bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn rất được ưa chuộng. Bánh trung thu Bảo Phương Bánh Trung thu Bảo Phương tồn tại hơn 70 năm là "tuổi thơ" của nhiều người Hà Nội. Cứ độ rằm tháng 7 đến tháng 8 Âm lịch, cửa hàng bánh này lại thu hút đông người xếp hàng đợi mua, làm ùn tắc cả một góc phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ). Bánh Trung...

Lò bánh Trung thu lợn ỉ truyền thống hơn 30 năm ở Hà Nội

Bánh Trung thu lợn ỉ Ba Giầu nổi tiếng từ những năm 1988. Ông chủ giữ nghề vì mong trẻ em tìm thầy niềm vui trong ngày Tết trông trăng. Nằm trong con ngõ nhỏ giữa phố Nguyễn Siêu tấp nập người qua lại là tiệm bánh Trung thu lợn ỉ của ông Ba Giầu. Gọi là ông Ba Giầu nhưng tên thật của ông là Trương Hữu Ba. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hơn...

Hoãn tổ chức Festival thu Hà Nội 2024

Ngày 11-9, Ban tổ chức Festival Thu Hà Nội cho biết, do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền Bắc trong đó có Thủ đô Hà Nội nên Festival Thu Hà Nội dự kiến tổ chức cuối tuần...

Dân Hà Nội đi xuồng giữa quận trung tâm khi mực nước sông Hồng vượt báo động 2

Sáng 11-9, lũ sông Hồng tại Hà Nội đạt 10,76m, trên báo động 2 là 0,26m khiến nhiều ngôi nhà ngập trong nước, người dân vật lộn với nước lũ. Nước lũ lên nhanh, người dân ở phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải dùng xuồng làm phương tiện đi lại - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào sáng 11-9, lũ trên sông Hồng đoạn chảy qua quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên nhanh, khiến nhiều ngôi nhà...

Hà Nội cần phát huy công nghệ để quảng bá du lịch

Chiều 10-9, tại Sở Du lịch Hà Nội, Chủ tịch Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Award) Graham Cooke đã đến trao Cúp và chứng nhận ba giải thưởng du lịch cho Hà Nội, đó là: “Điểm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất