Powered by Techcity

Trung Quốc mong đợi chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trung Quốc kỳ vọng và mong đợi chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục kế thừa tình hữu nghị Trung – Việt, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc từ ngày 18-20/8.

VietNamNet trao đổi với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba về ý nghĩa chuyến thăm và tiềm năng hợp tác hai nước trong thời gian tới.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm trên cương vị mới. Xin đại sứ cho biết ý nghĩa và hoạt động chính dự kiến trong chuyến thăm?

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế và Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hỗ Ninh sẽ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm một số địa điểm ở Trung Quốc – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng hoạt động cách mạng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng sẽ có cuộc gặp với hội hữu nghị, nhân sĩ, trí thức Việt Nam và Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Hoàng Hà

Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm là sự tiếp nối sau chuyến thăm tới Việt Nam rất thành công vào năm 2023 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Chuyến thăm thể hiện sự coi trọng cao độ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với sự phát triển quan hệ hai đảng, hai nước và cũng thể hiện ưu tiên trong chính sách ngoại giao, đối ngoại của mỗi nước.

Phía Trung Quốc kỳ vọng và mong đợi chuyến thăm sẽ tiếp tục kế thừa tình hữu nghị Trung – Việt, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc – Việt Nam có ý nghĩa chiến lược, đóng góp tích cực vào hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực và thế giới. 

Việt Nam đang tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng, soạn thảo văn kiện Đại hội lần thứ 14 của Đảng. Vì vậy, theo tôi chuyến thăm cũng là cơ hội để hai bên trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng đảng và quản lý đất nước. 

Cuối năm ngoái, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm Việt Nam mang tính lịch sử, hai bên ra Tuyên bố xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Theo Đại sứ, đến nay đã có những kết quả đáng chú ý gì từ việc hiện thực hóa nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao nhất hai Đảng?

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thành công tốt đẹp. Chúng tôi một lần nữa cảm ơn cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành sự tiếp đón trọng thị và hữu nghị, thân tình dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12/2023. Ảnh: Nhật Bắc

Trung Quốc và Việt Nam đang nỗ lực cùng nhau thực hiện những nhận thức chung cấp cao, cũng như Tuyên bố chung hai nước. Việc thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc – Việt Nam có ý nghĩa chiến lược đã có những bước khởi đầu rất tốt.

Về quan hệ chính trị, sự trao đổi, giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao 2 đảng, 2 nước luôn được duy trì chặt chẽ. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc sinh thời thông qua các hình thức linh hoạt đã có trao đổi chiến lược, mật thiết với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lần thứ hai đến Trung Quốc để tham dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng KH&ĐT, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng có các chuyến thăm Trung Quốc rất thành công.

Về phía Trung Quốc, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc, Bộ trưởng Tư pháp cũng lần lượt thăm và làm việc tại Việt Nam. Bí thư các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam có cuộc gặp với Bí thư 4 tỉnh của Việt Nam có đường biên giới giáp với Trung Quốc.

Về an ninh quốc phòng, hai nước hợp tác ngày càng thực chất hơn, đạt được những tiến triển tích cực. Tháng 4 vừa qua, Quân đội hai nước đã tổ chức thành công giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 8. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân có cuộc hội đàm rất hiệu quả với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang.

Học sinh Việt Nam chào đón hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung hồi tháng 4

Hai nước đã thiết lập đường dây nóng giữa Quân chủng Hải quân Việt Nam và Chiến khu miền Nam (Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc). Ngoài ra, còn có những chuyến thăm của tàu quân sự và giao lưu sĩ quan hai nước…

Về kinh tế – thương mại, tiếp tục duy trì đà phát triển. 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương, theo thống kê từ phía Trung Quốc đạt 145 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Theo tôi được biết, thống kê từ phía Việt Nam còn ở mức tăng cao hơn. 

Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 2,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng đạt 1,22 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 92,4% trong tổng lượng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam ra nước ngoài. Hai nước đang đẩy nhanh hoàn tất thủ tục để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc. 

Về đầu tư, hồi đầu tháng 8, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) Lý Gia Siêu đã có chuyến thăm Việt Nam. Kim ngạch đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) sang Việt Nam trong 7 tháng đạt 2,19 tỷ USD, đứng thứ hai. Trung Quốc cũng đầu tư 1,64 tỷ USD, đứng thứ 4; về số lượng dự án đầu tư mới sang Việt Nam thì Trung Quốc vẫn xếp thứ nhất. 

Về du lịch, 7 tháng đầu năm có hơn 2,1 triệu du khách Trung Quốc đến Việt Nam, đứng thứ hai trong số các nước có khách nước ngoài đến Việt Nam.

Có thể nói, 2 nước đã nỗ lực cùng nhau thực hiện Tuyên bố chung năm 2023 về phương hướng hợp tác “6 hơn”, thúc đẩy tất cả lĩnh vực và đạt được những kết quả tích cực.

Đoàn tàu liên vận quốc tế đầu tiên từ ga Cao Xá lăn bánh để kết nối vào các đoàn tàu liên vận quốc tế xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh trái: Huyền Ngô – Sinh viên Việt Nam trình bày thư pháp Trung Quốc trong sự kiện kỷ niệm Ngày tiếng Trung quốc tế tại Đại học Hà Nội tháng 4/2023. Ảnh phải: Tân Hoa Xã

Năm 2025 đánh dấu 75 năm Việt Nam – Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Xin Đại sứ cho biết, hai bên cần làm gì để thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược? Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sẽ đối mặt với cơ hội và thách thức gì trong thời gian tới, thưa Đại sứ?

Năm nay tròn 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu (Trung Quốc) để hoạt động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó cùng các lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ thiết lập quan hệ rất nồng thắm.

Trong cuộc tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) Lý Gia Siêu, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tô Lâm đã khẳng định Hong Kong (Trung Quốc) là địa danh gắn bó chặt chẽ, lưu dấu nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 2025 kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 75 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ôn lại lịch sử để thấy rõ mối tình thắm thiết Việt – Trung vừa là đồng chí vừa là anh em, thể hiện sinh động quan hệ hai đảng, hai nước.

Theo tôi, hai nước cần tiếp tục kiên trì thực hiện những định hướng chiến lược mà lãnh đạo hai đảng đã đề ra; kiên trì sự dẫn dắt chính trị của hai đảng đối với quan hệ hai nước; ủng hộ lẫn nhau đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước; thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Thời gian tới, tôi cho rằng trong hợp tác, cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức. 

Tuyên bố chung năm 2023 đã đề ra phương hướng “6 hơn”, trong đó có kiểm soát và giải quyết tốt hơn những bất đồng. Cần tuân thủ nhận thức chung, kiên trì đối thoại để kiểm soát, giải quyết bất đồng, không để ảnh hưởng đến quan hệ, tình cảm nhân dân hai nước.

Đại sứ đã hai lần hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Trong các cuộc trao đổi, điều gì khiến Đại sứ ấn tượng nhất về Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm?

Năm nay, tôi rất vinh dự khi hai lần hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phủ Chủ tịch. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm rất coi trọng việc phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Những ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm để lại ấn tượng rất sâu sắc cho tôi, trong đó có 3 ý kiến quan trọng.

Thứ nhất, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh rằng quá trình cách mạng của Việt Nam liên quan chặt chẽ tới quá trình cách mạng của Trung Quốc. 

Trong lịch sử đấu tranh, giành độc lập đất nước, giải phóng của dân tộc, hai nước đã kề vai sát cánh, cùng chiến đấu, kết nên mối tình hữu nghị nồng thắm.

Thứ hai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh phải kiên định đi theo con đường mà lãnh đạo tiền bối thế hệ trước đã chọn; phải kiên trì, kiên định với định hướng và nhận thức chung mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đạt được; thúc đẩy vững chắc việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc – Việt Nam có ý nghĩa chiến lược. 

Thứ ba, đây là điều tôi ấn tượng nhất khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh rằng tình hình quốc tế đang diễn biến sâu sắc và phức tạp hơn bao giờ hết. Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường đoàn kết và hợp tác để ứng phó với thách thức, chung tay thực hiện mục tiêu chiến lược chung.

Theo tôi cụm từ “mục tiêu chiến lược chung” có ý nghĩa hai bên cần ủng hộ nhau trong thực hiện hai mục tiêu 100 năm mà hai đảng, hai nước đã xác định.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/trung-quoc-mong-doi-chuyen-tham-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-2312194.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước: Tiếp tục mục tiêu xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”. Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta, đứng...

Chủ tịch nước: Viện Hàng không Vũ trụ Viettel làm chủ công nghệ hiện đại

Sáng 9/12, tại Hà Nội, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Viện Hàng không Vũ trụ Viettel vì đã có các thành tích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm...

Tin tức sáng 2-12: Chủ tịch nước tặng quà người có công; TP.HCM sắp mở rộng xong cửa ngõ Tây Nam

Đoàn viên thanh niên lực lượng công an nhân dân thăm, tặng quà thương binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh) – Ảnh: HÀ QUÂN Chủ tịch nước sẽ tặng quà người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 Tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch nước Lương Cường đã có quyết định tặng quà người có công với cách mạng nhân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Dự kiến dịp...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân rời thủ đô Kuala Lumpur, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim; hội kiến Chủ tịch Hạ viện Tan Sri Dato’ Dr Johari bin Abdul, Chủ tịch Thượng viện Dato Awang Bemee Awang Ali Basah; tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông...

Chống lãng phí – Vietnam.vn

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác...

Cùng tác giả

Nữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số trong giảng dạy

Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, TS. Ngô Thị Huyền (SN 1984), giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai), đã góp phần chuyển đổi số trong giáo...

Công trường chỉnh trang đường phố dịp cuối năm chậm tiến độ, ùn tắc

TPO – Cam kết thực hiện xong trước 31/12/2024 nhưng đến nay một số dự án chỉnh trang mặt đường, hạ tầng giao thông dịp cuối năm tại Hà Nội vẫn dở dang, chậm tiến độ. Việc này đang gây mất mỹ quan, ô nhiễm và ùn tắc giao thông. 07/01/2025 | 13:01 ...

Triển lãm bản in kiệt tác của các họa sĩ nổi tiếng mỹ thuật Đông Dương

Sự kiện do Công ty TNHH Salmon tổ chức, với sự hỗ trợ từ Viện Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1945, đồng thời làm...

Tập trung kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung...

Cùng chuyên mục

Nữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số trong giảng dạy

Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, TS. Ngô Thị Huyền (SN 1984), giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai), đã góp phần chuyển đổi số trong giáo...

Công trường chỉnh trang đường phố dịp cuối năm chậm tiến độ, ùn tắc

TPO – Cam kết thực hiện xong trước 31/12/2024 nhưng đến nay một số dự án chỉnh trang mặt đường, hạ tầng giao thông dịp cuối năm tại Hà Nội vẫn dở dang, chậm tiến độ. Việc này đang gây mất mỹ quan, ô nhiễm và ùn tắc giao thông. 07/01/2025 | 13:01 ...

Tập trung kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung...

Ngành Nội vụ Hà Nội góp phần xây dựng bộ máy mới hoạt động trơn tru, hiệu quả

Đặc biệt, thành phố Hà Nội thực hiện sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã (67 đơn vị thuộc diện sắp xếp; 34 đơn vị liền kề, 8 đơn vị khuyến khích) để hình thành 56 đơn...

Linh hoạt trong công tác điều hành thị trường năm 2025

Công tác tham mưu điều hành thị trường năm 2024 được thực hiện tốt Tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước quý IV năm 2024 diễn ra sáng ngày 7/1/2025, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, ngày 6/1, Tổng cục Thống kê đã công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2024. Các chỉ số cho thấy nhìn chung, tình hình...

Diễn viên Minh Cúc: “Bông hoa đẹp nhất là bông hoa vươn lên”

Làm mẹ đơn thân, 14 năm nuôi con gái mắc bệnh não, hành trình vượt qua khó khăn của cô là câu chuyện đầy cảm hứng, giống như loài hoa nở trên đá – kiên cường, bền bỉ và tràn đầy nghị lực sống. “Đời buồn sau những vai diễn gây cười” Diễn viên Minh Cúc đang công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, là gương mặt xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình trên sóng VTV...

Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ Thăng Long,

Trong năm qua, CLB Thăng Long đã tích cực, chủ động hưởng ứng các phong trào thi đua của thành phố, kịp thời biểu dương và nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo ra phong trào thi đua ở...

Kỳ bí “công nghệ” xây Thành nhà Hồ tồn tại hơn 620 năm

Di sản thế giới Thành nhà Hồ, tòa thành đá ký bí độc nhất vô nhị ở Việt Nam Kiến trúc góc Hào thành lần đầu được tìm thấy Ông Nguyễn Bá Linh, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết, trong 2 tháng tổ chức khai quật tại 2 hố rộng 7.000 m2 (hố phía Đông rộng 3.000 m2, phía Tây rộng 4.000 m2), các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mảnh đá khối kích thuớc...

Hà Nội sẽ tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô

Kế hoạch nhằm tổ chức tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô theo lĩnh vực chuyên ngành; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao...

Quần thể danh thắng Tràng An sau 10 năm nhận danh hiệu

Đề án sẽ đánh giá tổng thể di sản Tràng An sau 10 năm được công nhận, thông qua 4 nhánh nghiên cứu: Di sản tự nhiên; Di sản văn hóa; Di sản định cư và Kinh tế du lịch. Đề án cũng sẽ lượng giá giá trị thương hiệu – kinh tế của các địa điểm và công trình đại diện nhằm bảo tồn và khai thác du lịch hiệu quả. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất