Powered by Techcity

Hà Nội huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển văn hóa Thủ đô


Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, nơi lắng đọng chiều sâu văn hóa nghìn năm lịch sử. Xác định đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô, trong những năm qua, việc huy động và sử dụng các nguồn lực để phát văn hóa đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Cùng với chủ trương chung của Đảng và Thành phố, lĩnh vực văn hóa, thể thao từng bước được tăng cường thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Nguồn kinh phí ngân sách cấp cho lĩnh vực văn hóa, thể thao hằng năm khoảng 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, chống xuống cấp các thiết chế văn hóa, thể thao và thực hiện hoạt động phát triển văn hóa, thể thao.

Từ năm 2016, Thành phố đầu tư xây dựng 36 công trình với tổng kinh phí khoảng 1.350 tỷ đồng. Trong đó có 27 công trình thể thao được cải tạo, sửa chữa nâng cấp (9 công trình phục vụ Đại hội TDTT năm 2018 với tổng mức đầu tư 49 tỷ đồng; 8 công trình phục vụ Sea Games 31, Para Games 11 năm 2021 với tổng mức đầu tư 380 tỷ đồng và 10 dự án phụ trợ thể thao với tổng mức đầu tư 875 tỷ đồng); 6 công trình văn hóa (Rạp Công nhân, rạp Chuông Vàng, rạp Nguyễn Đình Chiểu, rạp 31-33 Lương Văn Can, sửa chữa Trung tâm Văn hóa Thành phố, sửa chữa Thư viện Hà Nội 47 Bà Triệu); 2 công trình trụ sở làm việc (sửa chữa trụ sở 47 Hàng Dầu, trụ sở 126 Trần Phú).

Người dân sinh hoạt văn hóa trong khuôn viên Nhà văn hóa thôn 3, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì

Bên cạnh nguồn kinh phí chi thường xuyên và đầu tư công hằng năm, Thành phố đã có cơ chế hỗ trợ đầu tư cho các nhà văn hóa thôn, làng và các di tích trên địa bàn Thành phố.

Đối với nhà văn hóa thôn, làng, Thành phố chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, quy chế và nội dung hoạt động. Mức hỗ trợ đầu tư cho các nhà văn hóa thôn, làng là 2,5 tỷ đồng/nhà văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Tính riêng 2 năm (2020 và 2021), Thành phố đã hỗ trợ 317,5 tỷ đồng cho 127 nhà văn hóa thôn, làng. Đồng thời, Thành phố có cơ chế các quận hỗ trợ cho các huyện để xây dựng 19 nhà văn hóa thôn, làng với kinh phí 74,9 tỷ đồng.

Đối với việc hỗ trợ đầu tư cho các di tích, Thành phố thường xuyên quan tâm đến việc hỗ trợ đầu tư tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp cho các di tích do cấp huyện quản lý. Năm 2016 hỗ trợ 44 di tích, kinh phí 84 tỷ đồng; năm 2018 hỗ trợ 50 di tích, kinh phí 40,85 tỷ đồng; năm 2021-2022 hỗ trợ 122 di tích, kinh phí 139 tỷ đồng.

Đặc biệt, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 với tổng số 1.469 dự án đối với lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tế, trong đó 1.310 dự án đầu tư giai đoạn 2021-2025 (227 dự án Thành phố đầu tư, 1.083 dự án Thành phố hỗ trợ đầu tư) và 159 dự án đầu tư giai đoạn sau năm 2025.

Nhà Tổ, nhà Mẫu (chùa Bảo Sơn, thôn lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất) được tu bổ, tôn tạo từ nguồn kinh phí xã hội hóa

Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố, công tác xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích được đẩy mạnh nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ di tích, chủ yếu tập trung vào các di tích có yếu tố tâm linh, di tích chưa được xếp hạng hoặc đầu tư vào các hạng mục phụ trợ. Ngoài ra, việc xã hội hóa trong công tác tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ đã được phát huy mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho việc phát triển văn hóa Thủ đô.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của Thủ đô. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo di tích còn thấp. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa còn thiếu hiệu quả. Thành phố thiếu thiết chế mang tính biểu trưng, tương xứng với vị thế của Thủ đô…

Với mong muốn giá trị văn hóa truyền thống trở thành nguồn lực nội sinh trong đời sống hiện đại, tạo thành bản sắc trong dòng chảy văn hóa, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư cho văn hóa từ nguồn ngân sách, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và điều chỉnh cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân cho phát triển cơ sở văn hóa và tham gia vào các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa. Xây dựng thiết chế văn hóa tiêu biểu của Thủ đô có quy mô xứng tầm là trung tâm phát triển văn hóa của cả nước và trong khu vực, như, đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao có quy mô, giá trị gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa và yêu cầu hội nhập quốc tế./.

Ngọc Trâm





Nguồn: https://sovhtt.hanoi.gov.vn/ha-noi-huy-dong-va-su-dung-co-hieu-qua-cac-nguon-luc-de-phat-trien-van-hoa-thu-do/

Cùng chủ đề

Đoàn Thanh niên VietinBank xuất sắc trong công tác vận động hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 11/1/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại đây, Đoàn Thanh niên VietinBank vinh dự được Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động HMTN và Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khen tặng là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong công tác vận động HMTN năm 2024. Báo cáo về...

2.025 drone trình diễn Hòa nhạc ánh sáng

Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra vào 20h ngày 18-1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).Chương trình do UBND thành phố Hà...

Quận Thanh Xuân gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã chúc Tết hơn 80 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các...

Nhiều người mắc viêm phổi nặng phải thở máy, chuyên gia cảnh báo cách phòng ngừa

Ngày 15/1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, đơn vị này đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau như người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Điển hình là trường hợp bệnh nhân nam, 62 tuổi,...

Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố 11 tổ hợp xét tuyển, dự kiến tuyển 9.680 chỉ tiêu

Ngày 15/1, Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố 3 phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Năm nay, Đại học Bách Khoa Hà Nội giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển như các năm trước, đồng thời bổ sung thêm 1 tổ hợp mới. Theo đó, năm 2025, Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến sẽ tuyển 9.680 chỉ tiêu và giữ ổn định với 3 phương án tuyển sinh gồm: Xét tuyển tài năng (khoảng 20%); xét tuyển...

Cùng tác giả

Đoàn Thanh niên VietinBank xuất sắc trong công tác vận động hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 11/1/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại đây, Đoàn Thanh niên VietinBank vinh dự được Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động HMTN và Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khen tặng là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong công tác vận động HMTN năm 2024. Báo cáo về...

2.025 drone trình diễn Hòa nhạc ánh sáng

Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra vào 20h ngày 18-1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).Chương trình do UBND thành phố Hà...

Quận Thanh Xuân gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã chúc Tết hơn 80 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các...

Nhiều người mắc viêm phổi nặng phải thở máy, chuyên gia cảnh báo cách phòng ngừa

Ngày 15/1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, đơn vị này đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau như người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Điển hình là trường hợp bệnh nhân nam, 62 tuổi,...

Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố 11 tổ hợp xét tuyển, dự kiến tuyển 9.680 chỉ tiêu

Ngày 15/1, Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố 3 phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Năm nay, Đại học Bách Khoa Hà Nội giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển như các năm trước, đồng thời bổ sung thêm 1 tổ hợp mới. Theo đó, năm 2025, Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến sẽ tuyển 9.680 chỉ tiêu và giữ ổn định với 3 phương án tuyển sinh gồm: Xét tuyển tài năng (khoảng 20%); xét tuyển...

Cùng chuyên mục

2.025 drone trình diễn Hòa nhạc ánh sáng

Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra vào 20h ngày 18-1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).Chương trình do UBND thành phố Hà...

Đa dạng hoạt động vui đón Tết Ất Tỵ tại phố cổ Hà Nội

Chương trình khai mạc sáng 19-1 (tức 20 tháng Chạp), tại đình Kim Ngân (số 42-44, phố Hàng Bạc, Hà Nội). Lễ khai mạc sẽ ghi dấu với đoàn rước từ Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ...

Đưa Câu lạc bộ Cờ Hồ Gươm tiếp tục là địa chỉ sinh hoạt thể thao trí tuệ

Tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, vừa diễn ra Lễ kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Câu lạc bộ (CLB) Cờ Hồ Gươm (6/1/2017 – 6/1/2025) và...

Những giá trị quý từ cuốn sách “Giải mã văn hóa Đông Sơn”

Đây là một tác phẩm được đầu tư nghiêm túc, có sức nặng, kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Khổ sách 25,5 x 33,5 cm, dày 568 trang, tư liệu phong phú, kiến giải thuyết phục, bản ảnh,...

Mời đọc ấn phẩm đặc biệt Hànộimới Xuân Ất Tỵ 2025

Mang chủ đề “Tinh thần Việt trong kỷ nguyên mới”, ấn phẩm Hànộimới Xuân Ất Tỵ 2025 có nội dung phong phú, trình bày đẹp với nhiều bài viết sâu sắc về tinh thần Việt trong tư tưởng Hồ...

Phối hợp tổ chức tốt “Chương trình hòa nhạc ánh sáng

Để Chương trình được tổ chức thành công, an toàn, phục vụ nhân dân vui xuân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Văn hóa và Thể thao chủ động phối hợp Báo Nhân Dân, UBND quận Tây...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 14-1-2025

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt độngChiều 13-1, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổng kết hoạt động HĐND các cấp thành phố năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phát biểu...

Hà Nội tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn năm 2025

Hà Nội là địa phương có số lượng lễ hội lớn nhất cả nước với trên 1.600 lễ hội, trong đó lễ hội truyền thống chiếm số lượng lớn. Trải khắp các quận, huyện nội, ngoại thành, trẩy hội ngày xuân cũng chính là được thêm một lần đến với những địa danh, di tích, tìm hiểu về lịch sử vùng đất, những con người có công đã ghi dấu nơi đây. Lễ hội đều được hình thành trong quá...

Tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ

Đây là đợt biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị đầu tiên trong năm 2025 của các đơn vị nghệ thuật Thủ đô. Các chương trình biểu diễn được dàn dựng công phu với nhiều tiết mục ca,...

Một đời chắp cánh cho thơ

Từ thời chiến rồi đến thời bình, ngoài những lúc miệt mài ở phòng thu, không quản ngại nắng mưa, đường sá xa xôi, nghệ sĩ Vũ Kim Dung luôn sẵn sàng đi về các địa phương khắp đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất