Powered by Techcity

Khắc phục tồn tại để cải thiện vị thế


Tiến sĩ Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam):
Phát huy các thế mạnh nổi trội

vinh.jpg

Năm 2024, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã điều chỉnh cách đánh giá Chỉ số năng lực phát triển du lịch. Với cách đánh giá mới này, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước Đông Nam Á cũng bị tụt hạng. Kết quả xếp hạng này chưa phản ánh thật sự chính xác, nhưng cung cấp cái nhìn tổng thể
về những điểm mạnh, điểm yếu của ngành Du lịch Việt Nam.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành Du lịch phải tiếp tục duy trì, phát huy các thế mạnh nổi trội về: Sức cạnh tranh về giá, Tài nguyên tự nhiên, Tài nguyên văn hóa; Mức độ an toàn, an ninh… Đây là các chỉ số được xếp hạng cao. Tài nguyên du lịch của Việt Nam, đặc biệt là tài nguyên văn hóa, được đánh giá rất cao, tuy nhiên sản phẩm du lịch được nhận định là còn nghèo nàn, trùng lặp… Bởi vậy, phải nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng dựa trên tính đặc thù của các tài nguyên cấp vùng, địa phương để thay đổi nhận định trên.

Một số chỉ số như Hạ tầng hàng không, Sự bền vững về nhu cầu du lịch bị tụt hạng nhiều. Cải thiện chỉ số Hạ tầng hàng không không phải là vấn đề đơn giản, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các bên liên quan thì năng lực và chất lượng phục vụ vận tải hành khách rất khó cải thiện. Để cải thiện chỉ số Sự bền vững về nhu cầu du lịch, ngành Du lịch cần phát triển thêm nhiều sản phẩm hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của du khách, tăng cường các dịch vụ gia tăng để kéo dài thời gian lưu trú của khách tại Việt Nam; đồng thời phát triển các điểm đến mới và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải tại một số khu vực trọng điểm du lịch.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh – Trưởng bộ môn Quản trị sự kiện, khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội):
Nắm bắt kịp thời phương pháp đánh giá, đo lường mới

638566654850418700-le-anh.jpg

Chúng ta cần ghi nhận những thành tựu của du lịch Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sự tăng trưởng ấn tượng về số lượng du khách quốc tế và nội địa; nhiều khu du lịch và điểm đến đã nhanh chóng hồi phục và mở rộng quy mô, thu hút đông du khách, cùng với đó là các giải thưởng từ các tổ chức du lịch quốc tế… Điều đó cho thấy sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chất lượng và dịch vụ của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, đã có nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế tiếp tục đổ vốn vào các dự án du lịch, khách sạn và hạ tầng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch Việt Nam là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của ngành.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về bài toán nâng cao các chỉ số cạnh tranh; nắm bắt kịp thời những phương pháp đánh giá, đo lường mới để xác định các vấn đề còn tồn tại và cải thiện chúng. Ngoài ra, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào cơ sở hạ tầng, tăng cường quản lý môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ; chú trọng hơn nữa tới việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng các chiến lược quảng bá hiệu quả.

Thạc sĩ Trần Thị Thu Hảo, giảng viên khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp:
Kết quả xếp hạng chưa phản ánh đúng sự đóng góp của du lịch Việt Nam

638566654855567228-thu-hao.jpg

Kể từ sau khi Chính phủ cho phép mở cửa hoàn toàn đối với các hoạt động du lịch vào ngày 15-3-2022, du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng qua các năm 2022 – 2023, đặc biệt là con số đầy khích lệ của 6 tháng đầu năm 2024 với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 8,83 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn 4,1% so với cùng kỳ năm 2019; tổng lượng khách du lịch nội địa ước đạt 66,5 triệu lượt. Với tốc độ tăng trưởng này, tôi tin rằng, ngành Du lịch có cơ sở để hoàn thành mục tiêu năm 2024 như đã đề ra.

Việc chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2024 của du lịch Việt Nam giảm 3 bậc, khách quan mà nói, WEF đã sử dụng số liệu đánh giá giai đoạn 2020 – 2022, là khoảng thời gian du lịch Việt Nam hứng chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, hoạt động du lịch gần như bị đóng băng. Do vậy, kết quả xếp hạng chỉ số này chưa phản ánh đúng sự đóng góp, tác động của du lịch Việt Nam đến sự phát triển kinh tế – xã hội.

Từ sau khi mở cửa trở lại, du lịch luôn được đánh giá là điểm sáng được quốc tế công nhận. Điều đó được cụ thể hóa qua các giải thưởng lớn của các tổ chức giải thưởng uy tín thế giới: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf tốt nhất thế giới; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á; Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á; Điểm đến di sản hàng đầu châu Á; Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á…

Mặc dù vậy, chỉ số vẫn là tài liệu giá trị để ngành Du lịch có thể tham khảo, rà soát và đề ra những giải pháp cải thiện.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Phát triển du lịch Nụ cười mới:
Phát triển hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng

cuong.jpg

Việt Nam đã hoàn thiện nhiều tuyến đường cao tốc và đưa vào sử dụng. Điều này giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian di chuyển. Nhiều doanh nghiệp vận tải đã mạnh dạn đầu tư phương tiện mới, hướng tới sản phẩm tốt, an toàn, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chỉ số Hạ tầng mặt đất và cảng.

Nếu so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì mức sụt giảm một số chỉ số cạnh tranh của du lịch Việt Nam chưa đến mức báo động. Đáng chú ý, năm nay Việt Nam có 4 chỉ số trong nhóm hàng đầu thế giới: Sức cạnh tranh về giá; An toàn, an ninh; Tài nguyên tự nhiên; Tài nguyên văn hóa; ngoài ra 7 chỉ số trụ cột khác nằm trong nhóm hạng trung bình cao của thế giới. Đặc biệt, chính sách thị thực được áp dụng từ tháng 8-2023 đã tạo động lực thúc đẩy thị trường khách du lịch quốc tế, hiệu quả được thấy rõ qua con số thống kê về lượng khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tôi hoàn toàn tin tưởng vào bức tranh tươi sáng của ngành Du lịch.



Nguồn: https://hanoimoi.vn/tao-suc-bat-moi-cho-du-lich-viet-nam-khac-phuc-ton-tai-de-cai-thien-vi-the-672745.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Séc

Chiều 15-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan,...

Thư viện Hà Nội nâng cao hiệu quả hoạt động

Năm 2024 để có những đóng góp nhất định vào sự thành công trong lĩnh vực văn hóa Thủ đô, Thư viện Hà Nội thay đổi phương thức làm việc nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động chuyên môn và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tại Thư viện Hà Nội đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các khâu hoạt động chuyên môn phục vụ bạn đọc theo...

HLV Kim Sang-sik nghỉ phép cực ít, quay trở lại Việt Nam ngày 17.1: Chuẩn bị Asian Cup

Vợ con ông Kim Sang-sik có thể cũng sang đợt này Kết thúc AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik về Hàn Quốc nghỉ phép vào ngày 10.1. Trước khi trở lại quê nhà, ông Kim tiết lộ với Thanh Niên trong cuộc trả lời trực tuyến: “Tôi rất nhớ gia đình. Lần này khi quay lại Việt Nam, tôi sẽ mang theo cả vợ và con gái. Gia đình chúng tôi sẽ đón Tết Nguyên đán ở Hà Nội”. ...

Còn khoảng hơn 9.000 vé tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hôm nay, ngày 15/1/2025, ngành Đướng sắt bắt đầu áp dụng lịch chạy tàu cho dịp Tết Nguyên đán. Lượng hành khách đổ về ga Sài Gòn đông hơn những ngày trước. Hành khách đi tàu dịp này chủ yếu là các gia đình và học sinh, sinh viên được nghỉ sớm. Vé tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chủ yếu còn các chặng ngắn với số lượngrất ít. Cụ thể, theo thống kê của Công ty cổ phần vận...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Séc

Chiều 15-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan,...

Thư viện Hà Nội nâng cao hiệu quả hoạt động

Năm 2024 để có những đóng góp nhất định vào sự thành công trong lĩnh vực văn hóa Thủ đô, Thư viện Hà Nội thay đổi phương thức làm việc nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động chuyên môn và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tại Thư viện Hà Nội đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các khâu hoạt động chuyên môn phục vụ bạn đọc theo...

HLV Kim Sang-sik nghỉ phép cực ít, quay trở lại Việt Nam ngày 17.1: Chuẩn bị Asian Cup

Vợ con ông Kim Sang-sik có thể cũng sang đợt này Kết thúc AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik về Hàn Quốc nghỉ phép vào ngày 10.1. Trước khi trở lại quê nhà, ông Kim tiết lộ với Thanh Niên trong cuộc trả lời trực tuyến: “Tôi rất nhớ gia đình. Lần này khi quay lại Việt Nam, tôi sẽ mang theo cả vợ và con gái. Gia đình chúng tôi sẽ đón Tết Nguyên đán ở Hà Nội”. ...

Còn khoảng hơn 9.000 vé tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hôm nay, ngày 15/1/2025, ngành Đướng sắt bắt đầu áp dụng lịch chạy tàu cho dịp Tết Nguyên đán. Lượng hành khách đổ về ga Sài Gòn đông hơn những ngày trước. Hành khách đi tàu dịp này chủ yếu là các gia đình và học sinh, sinh viên được nghỉ sớm. Vé tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chủ yếu còn các chặng ngắn với số lượngrất ít. Cụ thể, theo thống kê của Công ty cổ phần vận...

Cùng chuyên mục

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ứng Hòa – miền di sản hấp dẫn

Điểm đến di sản hấp dẫn Khoảng 10 năm trước, làng nghề làm tăm hương ở thôn Cầu Bàu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) còn khá xa lạ với nhiều người dân và du khách. Thế nhưng...

“Chạm” vào quá khứ ở Sukhothai

“Cái nôi” của văn hóa TháiSukhothai từng là một phần của đế chế Khmer nhưng đã tách ra thành một vương quốc độc lập vào năm 1238. Dù chỉ tồn tại trong vòng 2 thế kỷ (1238 - 1438),...

Hà Nội nằm trong tốp 10 điểm đến thú vị trong dịp Tết Nguyên đán 2025 của Booking.com

1. Tìm về chốn bình yên với hoạt động cắm trại, chèo SUP tại Đà LạtThành phố Hồ Chí Minh - xếp vị trí thứ 5 trong các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất. Thành phố Hồ Chí...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Số hóa di tích giúp quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch

Hà Nội đang trong lộ trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, số hóa di tích là một trong những ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch. Nhiệm vụ này đang được các địa phương khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành...

Du lịch Hà Nội khởi đầu ấn tượng từ đầu năm 2025

Tổng thu từ khách du lịch tại Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 ước đạt 594 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả khởi sắc ngày đầu năm mới là tiền đề để du lịch Hà Nội hướng tới mục tiêu cao hơn trong cả năm 2025. Ước tính kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn, căn hộ du lịch hạng 4-5 sao tại...

Đón khách nườm nượp, du lịch Hà Nội khởi sắc đầu năm 2025

Trong dịp Tết Dương lịch 2025, Hà Nội ước đón 160.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 594 tỉ đồng, tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đón năm mới 2025 tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế Theo Sở Du lịch Hà Nội, ước tính khoảng 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 28.400 lượt khách, tăng 67%. Khách du lịch nội địa ước đạt...

Làng hương Quảng Phú Cầu – điểm check in đắt khách mùa Tết

Ghé làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) ngày cận Tết, du khách có thể thấy các sân phơi tăm hương rực rỡ sắc màu. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ. Ngày nay, làng nghề làm tăm hương này đã trở thành một nơi lưu giữ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất