[
Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi
Vào thời giặc Minh xâm lược nước Nam đầu thế kỷ 15, cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ và lầm than. Những người có lòng yêu nước đã tụ họp lại với nhau dấy lên một cuộc khởi nghĩa để chống lại sự tàn ác và bạo ngược của quân giặc.
Tuy nhiên, nghĩa quân chỉ là những người nông dân áo vải, binh khí thô sơ, chưa chiêu mộ được nhiều người, chưa đủ sức mạnh chiến đấu, nên lần nào cũng bị binh tướng nhà Minh đánh cho bại trận. Trước tấm lòng chiến đấu quả cảm và tinh thần yêu nước của nghĩa quân, Đức Long Quân (Lạc Long Quân) liền quyết định cho mượn thanh gươm thần.
Vào thời giặc Minh xâm lược nước Nam đầu thế kỷ 15, cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ và lầm than. Những người có lòng yêu nước đã tụ họp lại với nhau dấy lên một cuộc khởi nghĩa để chống lại sự tàn ác và bạo ngược của quân giặc.
Tuy nhiên, nghĩa quân chỉ là những người nông dân áo vải, binh khí thô sơ, chưa chiêu mộ được nhiều người, chưa đủ sức mạnh chiến đấu, nên lần nào cũng bị binh tướng nhà Minh đánh cho bại trận. Trước tấm lòng chiến đấu quả cảm và tinh thần yêu nước của nghĩa quân, Đức Long Quân (Lạc Long Quân) liền quyết định cho mượn thanh gươm thần.
Một ngày, Lê Lợi đưa quân qua vùng Thanh Hóa đã vào nhà Lê Thận để nghỉ ngơi. Vừa vào tới nhà, Lê Lợi và các tướng lĩnh thấy lưỡi gươm cũ vứt ở xó nhà của Lê Thận phát ra ánh hào quang sáng chói. Mọi người tiến lại cầm lên xem thì thấy trên lưỡi gươm có khắc hai chữ “Thuận Thiên” nghĩa là thuận theo ý trời (hàm ý cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của Lê Lợi nhất định sẽ thắng lợi). Tất cả vô cùng ngạc nhiên nhưng cũng chỉ cho đó là lưỡi gươm bình thường mà thôi.
Thời gian sau, nghĩa quân tổ chức rất nhiều trận đánh trả quân Minh. Trong một lần không may bại trận, Lê Lợi bị quân giặc đuổi theo vào rừng sâu. Khi đó, ông nhìn thấy một vật sáng chói trên cành cây. Lấy làm tò mò, Lê Lợi liền trèo lên thì thấy một chuôi gươm nạm ngọc sáng lấp lánh. Lại nhớ tới hôm ở nhà Lê Thận có lưỡi gươm phát sáng Lê Lợi liền mang chuôi gươm về.
Khi gặp Lê Thận, Lê Lợi kể lại chuyện nhặt được chuôi gươm phát sáng và bảo Lê Thận cho mượn lưỡi gươm cũ. Không ngờ sau khi tra lưỡi gươm vào chuôi thì vừa in như một cặp, lưỡi gươm trở nên sáng chói và sắc nhọn vô cùng. Lê Thận và mọi người ở đó đều quỳ rạp dưới chân Lê Lợi mà rằng: “Có lẽ đây là gươm báu trời ban giúp nghĩa quân đánh giặc ngoại xâm. Nay xin chủ tướng mang gươm báu, lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, để muôn dân được hưởng cuộc sống yên bình”.
Lê Lợi nhận thanh gươm từ tay Lê Thận, hứa sẽ dốc hết lòng lãnh đạo nghĩa quân thuận theo ý trời. Chẳng bao lâu sau, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và nhờ gươm thần mà nghĩa quân đã đánh bại quân Minh, muôn dân lại được thái bình. Lê Lợi lên ngôi vua trị vì đất nước.
Một năm sau, nhà vua cùng các bề tôi thân tín ngồi thuyền dạo trên hồ Tả Vọng trước kinh thành, khi thuyền ra tới giữa hồ thì bất ngờ từ dưới làn nước trong xanh, một con rùa vàng ngoi đầu lên, cất tiếng: Thưa nhà vua, lúc trước Đức Long Quân có cho nhà vua mượn thanh gươm thần để đánh giặc. Nay nghiệp lớn đã hoàn thành, xin nhà vua hãy trả lại gươm thần! Lê Lợi nghe xong, liền tháo thanh gươm bên mình, dâng lên trước mặt rùa vàng. Thanh gươm bất ngờ bay khỏi tay nhà vua sang miệng rùa vàng. Rùa vàng ngậm lấy gươm, rồi lặn xuống hồ biến mất.
Họa sỹ Trịnh Tuân sinh năm 1961 tại Hà Nội; tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 1985, sau đó là giảng viên tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội; là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam; tham gia gần 200 triển lãm cá nhân cũng như với các họa sỹ trong nước và quốc tế tại Việt Nam, châu Âu, châu Á, Anh, Mỹ, Úc từ năm 1996 đến năm 2023.
Họa sỹ Trịnh Tuân là người tổ chức sự kiện Hanoi Art Connecting thường niên kể từ năm 2016, kết nối giao lưu hội họa, nghệ thuật giữa các nghệ sỹ, họa sỹ Việt Nam và quốc tế, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá là 1 trong 10 sự kiện quốc gia về mỹ thuật và triển lãm năm 2018.
Tạp chí Heritage