Powered by Techcity

TP.HCM cần làm gì để phát triển đô thị TOD?

[

Xây dựng các nhà ga mới, giữ bí mật thông tin

Nhận định trên được nêu ra tại hội thảo “Tích hợp quy hoạch để phát triển đô thị theo mô hình giao thông công cộng (TOD) tại TP.HCM” diễn ra sáng 5.7 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM tổ chức.

A5.jpg

Dù bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng các tuyến metro, nhưng đến nay TP chưa thu được gì từ gia tăng giá trị của đất. TRUNG DŨNG

Theo TS Nguyễn Xuân Long (Bộ môn cầu đường, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), TOD được định nghĩa là một cộng đồng có mục đích sử dụng đất hỗn hợp nằm trong khoảng cách đi bộ trung bình khoảng 610 m từ trạm dừng chuyển tuyến và khu trung tâm thương mại. TOD kết hợp khu dân cư, bán lẻ, văn phòng, không gian mở và các mục đích sử dụng công cộng trong một môi trường có thể đi bộ, giúp cư dân và người lao động di chuyển thuận tiện bằng phương tiện công cộng, xe đạp, đi bộ hoặc ô tô.

Từng tham gia tư vấn cho 2 tuyến metro của Úc và xây dựng các khu TOD, PGS-TS Hồ Quốc Chinh (ĐH Sydney) nhận định TP.HCM nên học hỏi kinh nghiệm xây dựng các khu TOD từ TP.Sydney khi 10 năm trước, một bãi tập kết container cách Nhà hát Opera Sydney khoảng 7 – 8 phút đi bộ chỉ là mảng bê tông đặt trên nền nước biển. Sau đó, chính quyền TP bỏ ra 6 tỉ USD để cải tạo đô thị, xây dựng tuyến metro chạy qua. Hiện đã hình thành khu đô thị theo mô hình TOD với nhiều nhà cao tầng, văn phòng, trung tâm thương mại. 

TP.HCM đến nay đã hình thành tuyến metro số 1, dự kiến cuối năm nay sẽ chạy thử còn tuyến số 2 đang giải phóng mặt bằng. Nhưng có vẻ 2 tuyến metro này đã không còn cơ hội, không còn dư địa để phát triển TOD vì giá đất đã tăng quá nhiều và đặc biệt là người dân, DN đã mua gom quỹ đất xung quanh các nhà ga metro. Do vậy, để có thể phát triển mô hình TOD, TP cần làm thêm nhà ga mới và phát triển vùng lân cận. Cần chọn vị trí làm TOD để gắn kết với nhau, người dân có thể đi bộ trong 800 m là tới được khu vực nhà ga metro.

PGS Hồ Quốc Chinh nhận định thêm hiện ở trung tâm TP.HCM có quá nhiều tòa nhà cao tầng, trong khi ở các nước, trung tâm TP chỉ là nơi làm việc. Các khu ngoại thành sẽ hình thành các khu TOD, trong đó có các chung cư cao tầng là nơi để ở. Những khu TOD không chỉ là các nhà ga, mà cần được thiết kế, xây dựng thành khu phức hợp để người dân có thể đến sống, làm việc và sử dụng đầy đủ các dịch vụ, tiện ích.

“Hiện nay TP đang bỏ ra số tiền rất lớn để xây dựng các tuyến metro nhưng không thu được gì từ giá trị gia tăng của đất. Như vậy cần bắt buộc phát triển thêm ga mới. Để thực hiện thành công mô hình TOD, TP cần nhiều dữ liệu chất lượng tốt, chọn nơi làm thí điểm. Những người tham gia làm metro phải viết cam kết không tiết lộ về quy hoạch các nhà ga trong vòng 7 năm như Úc đang làm. Có như vậy thông tin về nơi đặt các nhà ga Metro sẽ không bị tiết lộ, từ đó giá đất không tăng và nhà nước dễ dàng đền bù để xây dựng các nhà ga kết hợp với các TOD. Giá trị gia tăng về đất sẽ được thu hồi để làm các tuyến metro tiếp theo”, PGS Hồ Quốc Chinh gợi ý.

Người dân cổ phần vào xây dựng TOD

GS-TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, cho biết Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho phép TP thí điểm mô hình TOD. Hiện TP đang triển khai kế hoạch, đề án phát triển đô thị theo mô hình TOD xung quanh các nhà ga của các tuyến metro, định hình đô thị, khơi thông nguồn lực để phát triển. Nội dung này cũng được tích hợp trong quy hoạch của TP, tầm nhìn đến năm 2050 – 2060 sắp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ban Kinh tế – Ngân sách (HĐND TP.HCM) được phân công chủ trì thẩm tra đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM nên sắp tới, theo Trưởng ban Lê Trương Hải Hiếu, cơ quan này sẽ nghe Sở GTVT, Ban Đường sắt đô thị TP.HCM báo cáo về đề án. Do vậy ông mong muốn kết quả hội thảo sẽ đóng góp vào kế hoạch tổ chức thực hiện TOD của TP, đóng góp cho đề án phát triển đường sắt đô thị TP. Bởi kế hoạch phát triển đường sắt đô thị có mục tiêu là hấp dẫn nhà đầu tư tham gia và vấn đề được quan tâm nhất chính là nguồn lực thực hiện.

Trong phát triển đô thị theo mô hình TOD, vấn đề đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa người dân và nhà nước là rất quan trọng. TS Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng đối với khu vực ngoại thành, dân cư còn thưa thớt, có thể áp dụng mô hình nhà nước đền bù, thu hồi đất và tổ chức lại không gian đô thị. Đối với khu vực đô thị hiện hữu, mô hình tái điều chỉnh đất để tổ chức lại không gian xung quanh nhà ga metro sẽ phù hợp hơn. Theo đó, nhà nước không thu hồi đất mà người dân sẽ góp đất vào dự án phát triển đô thị và nhận lại diện tích đất nhỏ hơn hoặc diện tích sàn xây dựng, phần diện tích đất còn lại dùng để làm công viên, các công trình tiện ích xã hội, làm kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chi cho quản lý dự án…

“Để phát triển đô thị theo mô hình TOD khu vực nội thành, người dân góp đất vào dự án và nhận lại diện tích đất, sàn sử dụng nhỏ hơn. Mô hình này được áp dụng mạnh mẽ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil, góp phần lớn trong quá trình phát triển đô thị trong thế kỷ 20 tại các quốc gia này. Mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng ở Hà Nội và TP.HCM”, TS Hải nói thêm.

TS Phạm Trần Hải nêu điểm thuận lợi để phát triển TOD, đó là điều 219 Luật Đất đai năm 2024 cho phép góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai. Đây là cơ sở pháp lý để tổ chức lại không gian đô thị trên cơ sở sự tham gia (góp đất và nhận lại diện tích đất nhỏ hơn) của cộng đồng người dân địa phương.

Nguồn: https://thanhnien.vn/tphcm-can-lam-gi-de-phat-trien-do-thi-tod-185240705233338429.htm

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội đề xuất cấp thiết cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội

Trải qua mấy thập kỷ nhà ống, rất khó để xử lý Sáng 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) bày tỏ...

Cùng tác giả

Thanh Xuân thực hiện tốt thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Theo báo cáo của UBND quận Thanh Xuân, việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị cơ bản diễn ra thuận lợi, được sự đồng thuận, tin tưởng, ủng hộ của người dân. Sự...

2 thí sinh giành quán quân cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2024

Nguyễn Thị Thuỳ Linh và Bùi Huyền Trang là hai thí sinh đã giành ngôi vị cao nhất đêm thi chung kết Giọng hát hay Hà Nội năm 2024 diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 28/11/2024. Tham dự và trao giải đêm chung kết Cuộc thi có: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà...

UBND thành phố Hà Nội họp phiên thường kỳ tháng 11-2024

Chiều 29-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một...

Chuyên gia Gunter Lange, thầy của Nguyễn Thị Oanh ‘tặng quà’ cho các runner Việt Nam

Buổi chia sẻ diễn ra tại địa điểm nhận Race Kit, sân vận động Mỹ Đình – Khu Liên hợp thể thao quốc gia. Tại đây, chuyên gia Gunter Lange sẽ phổ biến các nội dung như: phương pháp huấn luyện sức bền hiện đại hiệu quả cho các nội dung chạy ngoài đường (10 km, Half Marathon & Marathon); phát triển nền tảng thể lực chung giúp nâng cao hiệu quả khi chạy cho các môn chạy ngoài...

3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo

Sinh viên phân hiệu Long An của Trường đại học Sư phạm TP.HCM – Ảnh: N.T. Nghị định 116/2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25-9-2020, bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022. Sau ba năm triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu đào...

Cùng chuyên mục

Thanh Xuân thực hiện tốt thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Theo báo cáo của UBND quận Thanh Xuân, việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị cơ bản diễn ra thuận lợi, được sự đồng thuận, tin tưởng, ủng hộ của người dân. Sự...

UBND thành phố Hà Nội họp phiên thường kỳ tháng 11-2024

Chiều 29-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một...

Chuyên gia Gunter Lange, thầy của Nguyễn Thị Oanh ‘tặng quà’ cho các runner Việt Nam

Buổi chia sẻ diễn ra tại địa điểm nhận Race Kit, sân vận động Mỹ Đình – Khu Liên hợp thể thao quốc gia. Tại đây, chuyên gia Gunter Lange sẽ phổ biến các nội dung như: phương pháp huấn luyện sức bền hiện đại hiệu quả cho các nội dung chạy ngoài đường (10 km, Half Marathon & Marathon); phát triển nền tảng thể lực chung giúp nâng cao hiệu quả khi chạy cho các môn chạy ngoài...

3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo

Sinh viên phân hiệu Long An của Trường đại học Sư phạm TP.HCM – Ảnh: N.T. Nghị định 116/2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25-9-2020, bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022. Sau ba năm triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu đào...

Cử tri Thanh Oai kiến nghị thành lập Ban Quản trị tòa nhà chung cư ở khu đô thị Thanh Hà

Có 5 cử tri của 4 xã: Liên Châu, Dân Hòa, Cự Khê, Mỹ Hưng nêu các ý kiến, kiến nghị, đề xuất một số vấn đề người dân quan tâm, như: Việc mở rộng góc cua ngã tư...

Chủ tịch Hà Nội ‘chốt’ tiến độ dự án công viên 11ha lãng phí gần 10 năm

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh về tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang. Ông Trần Sỹ Thanh yêu cầu quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân tập trung chỉ đạo, phối hợp với các sở ngành thực hiện dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại, quyết...

‘5 năm tại Việt Nam là hành trình thành công trong giông bão’

Ông Nishida Hideki – tổng giám đốc UNIQLO Việt Nam – Ảnh: UNIQLO Chỉ trong 5 năm, thương hiệu đã có sự phát triển ngoạn mục khi khai trương 26 cửa hàng bán lẻ cùng cửa hàng trực tuyến, trở thành thương hiệu nước ngoài được nhận biết tốt. Nhân dịp này, ông Nishida Hideki đã có những chia sẻ về hành trình đã qua và định hướng sắp tới của thương hiệu tại thị trường trăm triệu dân. “Hiện diện –...

Tô thắm những trang sử hào hùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành...

Cử tri Hoàn Kiếm đánh giá cao hiệu quả hoạt động của HĐND thành phố

Cuộc tiếp xúc cử tri diễn ra trước kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.Cử tri quận Hoàn Kiếm cũng quan tâm vấn đề úng ngập, ô nhiễm môi trường, cải tạo...

Hà Nội quy hoạch bến xe Đông Anh rộng hơn 70 nghìn m2

Bến xe khách Đông Anh sẽ có nhà điều hành cao 3 tầng ở khu vực trung tâm bến xe được thiết kế hiện đại, mang đặc trưng của một bến xe liên tỉnh. Hà Nội xây dựng thêm bến xe phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Ảnh minh hoạ. Nhà chờ cho xe khách và bãi đỗ các loại phương tiện giao thông công cộng; điểm đầu cuối xe buýt. Bãi đỗ xe có bố trí mái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất