Powered by Techcity

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)

“Giữ lửa” truyền thống

Làng Phú Thượng hay còn có tên gọi là làng Phú Gia, trước đây được biết đến với cái tên làng Gạ. Ngôi làng tọa lạc gần sông Hồng, với truyền thống hàng trăm năm làm xôi. Phải nói rằng không có nơi đâu làm xôi ngon bằng làng Phú Thượng, hạt xôi dẻo, căng, hương thơm nồng đượm.

Chỉ cần thực khách lai rai một buổi chiều men theo triền đê sông Hồng, rẽ vào địa phận Phú Thượng trên đường An Dương Vương, Tây Hồ, khoảng chiều tối nhập nhoạng có thể thấy những ngôi nhà sáng đèn, mùi thơm của xôi mới nấu vấn vít trên các nóc nhà. Tiếng xoong nồi leng keng, những bàn tay thoăn thoắt lấy những mẻ xôi ấm nóng đặt lên các chiếc rổ lớn.

Người làng Phú Thượng cũng giống như những thúng xôi ấm áp, ngọt lành thân thiện và niềm nở. Họ rất tự hào về nghề truyền thống của ông cha để lại, nghề chỉ được những người mẹ, người bà sẽ truyền dạy cho con gái, con dâu. Đối với người ngoài, dù có trả bao nhiêu tiền để xin học nghề họ cũng khéo léo từ chối. Theo dòng chảy của thời gian, làng nghề làm xôi Phú Thượng ngày càng được nhiều thanh, thiếu niên cả nam lẫn nữ lựa chọn học nghề.

Chị Nguyễn Huyền Trang (30 tuổi, ngõ 373 An Dương Vương), có hơn 10 năm nấu xôi cho biết, hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ trong làng theo nghề làm xôi. Thời xưa phần lớn chỉ có phụ nữ bán xôi, tuy nhiên, bây giờ các nam thanh niên trong làng cũng dành tình yêu cho nghề truyền thống của gia đình, có rất nhiều người đàn ông sáng sáng chở theo thúng mẹt cùng vợ, cùng mẹ đi bán xôi ở khắp các ngõ ngách, khu chợ tại Hà Nội.

Gia đình chị Trang tính tới nay đã truyền nghề qua bốn đời. Chị Trang là con dâu trong nhà, trên chị có mẹ chồng, bà nội, cụ nội (đã mất) đều làm nghề bán xôi. Mỗi người có khoảng ba mươi, bốn mươi năm kinh nghiệm trong nghề. Chị Trang là người trẻ nhất trong gia đình vẫn “giữ lửa” truyền thống. Với nhu cầu ăn xôi ngày càng nhiều của người dân, hiện tại, cả nhà chị đều làm xôi. Chị cho biết: “Tôi và mẹ chồng là người nấu xôi, bán xôi. Ở nhà chồng tôi sẽ giúp tôi dỡ xôi, làm các công việc nặng nhọc, mỗi buổi sáng bố chồng sẽ ở nhà tự tay phi hành, làm ruốc, vừng lạc…”.

Bà Xíu và chị Huyền Trang cũng như nhiều người dân Phú Thượng luôn tự hào và mong muốn món xôi thơm ngon sẽ vươn xa. (Ảnh: PV)

Bà Xíu và chị Huyền Trang cũng như nhiều người dân Phú Thượng luôn tự hào và mong muốn món xôi thơm ngon sẽ vươn xa. (Ảnh: PV)

Đi qua nhà chị Trang, chếch theo những con ngõ nhỏ rợp bóng cây ở làng Phú Thượng, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Nhẫn (62 tuổi, ngõ 353 An Dương Vương) lúc nào cũng tấp nập người ra vào. Từ đầu đường, mùi thơm của vò xôi chín, hạt ngô nếp đã vấn vít mời gọi bước chân người qua đường ghé vào.

Gia đình bà Nhẫn cũng giống như chị Trang đều có truyền thống làm xôi lâu đời. Bà đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề làm xôi, bà bắt đầu học nghề từ mẹ mình vào năm 18 tuổi. Đến nay, bà Nhẫn đã có tuổi và truyền dạy nghề lại cho hai người con trong gia đình. Mỗi ngày, gia đình bà sản xuất khoảng 70kg xôi, đủ các loại từ những xôi truyền thống, thông dụng như xôi xéo, xôi ngô, xôi đỗ, xôi lạc,… cho đến các loại xôi ngọt như xôi vò, xôi dừa, xôi cốm,…

Bà Nhẫn cho biết, nguyên liệu làm ra được những mẻ xôi thơm ngon, dẻo mềm phải chọn lọc thật kỹ, thông thường, người làng Phú Thượng sẽ sử dụng gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung. Nếp nhung có nhiều loại, loại ngon, loại dở, đối với người làm xôi truyền thống, họ đều có kinh nghiệm phân biệt, lựa chọn được nguyên liệu ưng ý nhất. Bà chia sẻ: “Chúng tôi chỉ cần nhìn hạt nếp là có thể phân biệt được, đây là một kỹ năng cơ bản, đơn giản nhất mà ai theo nghề cũng đã được học từ xưa”.

Hương xôi lan tỏa khắp các ngõ ngách ở Hà Nội

Chị Huyền Trang tâm sự, nghề làm xôi không khó, nhưng vất vả nhất là phải dậy từ lúc 3 giờ sáng, thổi lại xôi, chuẩn bị thúng mẹt, đồ đạc để kịp giờ bán. Mùa đông cũng như hè, không ngại gió rét, nóng nực họ đều thức dậy đúng giờ, không chậm trễ.

Có lẽ, vì vậy mà tới làng Phú Thượng lúc ông trăng còn chưa khuất bóng, đã thấy những ngôi nhà sáng đèn, tiếng ríu rít, thì thầm của các gia đình làm xôi. Hương xôi thơm nồng nàn từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Khoảng độ bốn rưỡi, năm giờ sáng, những chiếc xe máy chở các thúng xôi nóng ấm sẽ tỏa đi khắp các ngõ ngách ở Hà Nội đem hương vị xôi Phú Thượng đến với từng vị khách.

Ở làng Phú Thượng có đến cả trăm hộ gia đình làm xôi, mỗi nhà mỗi hương vị, cách chế biến riêng biệt khác nhau. Mỗi người sẽ bán xôi ở một địa điểm khác nhau. Nhà bà Nguyễn Thị Nhẫn thường mang xôi ra những khu chợ lân cận gần phố Bạch Đằng để bán. Nhờ hương vị xôi thơm ngon, bà được một khách sạn 5 sao ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đặt hàng, mỗi ngày lên đến hàng trăm suất. Bà Nhẫn tâm sự: “Khách của tôi có cả người Việt Nam, cả người nước ngoài, rất nhiều thực khách ở các nước châu Âu, châu Mỹ mê đắm hương vị xôi Phú Thượng mà tìm đến đặt mua”.

Đến với nhà chị Huyền Trang, từ bà nội (bên nhà chồng) đến mẹ chồng, ngay cả chị mỗi người đều bán xôi ở một địa điểm khác nhau. Bà Nguyễn Thị Xíu (81 tuổi, bà nội bên chồng của chị Trang) cho biết, bà đã có gần 30 năm theo nghề làm xôi trước khi “nghỉ hưu”. Hồi còn trẻ bà bán xôi ở trên phố cổ, có rất nhiều người yêu thích xôi của bà đã lặn lội từ xa đến để mua cho bằng được một nắm về ăn sáng. Bà tủm tỉm nói: “Trước đây, người dân chỉ đi bộ, không có xe, vậy mà xôi của tôi từng được những người ở trên tận phố Huế đi cả chặng đường dài để mua xôi về ăn”.

Còn chị Huyền Trang đang bán xôi ở mạn Cầu Giấy, gánh xôi của chị mỗi sáng trở thành món ăn không thể thiếu của rất nhiều thực khách. Có những khách quen đã đi xe cả chục cây số chỉ để mua xôi của chị. Chị Trang vui vẻ chia sẻ: “Không chỉ ở Hà Nội, xôi Phú Thượng còn nức tiếng với người dân ở mọi miền Tổ quốc. Tôi có một vị khách người Quảng Ninh chuyên làm nghề lái xe du lịch đưa đón khách. Chỉ cần du khách đến Hà Nội, ông sẽ lái xe chở đến tận gánh bán xôi của tôi để mọi người thưởng thức hương vị xôi Phú Thượng gia truyền”.

Gánh xôi thơm ngon của làng nghề Phú Thượng được nhiều thế hệ gìn giữ. (Ảnh gia đình chị Huyền Trang - nguồn: NVCC)

Gánh xôi thơm ngon của làng nghề Phú Thượng được nhiều thế hệ gìn giữ. (Ảnh gia đình chị Huyền Trang – nguồn: NVCC)

Một ngày bán xôi của người dân làng Phú Thượng kết thúc vào những lúc khác nhau. Những hôm rằm, mùng một đắt hàng, bán chạy, chỉ đến 8 giờ sáng, gánh xôi của họ đã hết sạch hàng, người bán thu gom đồ để về nhà. Với những ngày thưa khách hơn, khoảng 10 giờ đến 11 giờ, họ sẽ trở về nhà chuẩn bị đồ xôi cho ngày mai.

Buổi chiều là thời điểm quan trọng nhất, những người thợ làm xôi, sau khi nghỉ ngơi sẽ bắt tay vào vo gạo, thổi xôi, chuẩn bị trước cho sáng sớm ngày hôm sau chỉ cần đồ lại là đi bán được. Đây là thời điểm quyết định chất lượng của mẻ xôi, với người làm nghề lâu năm ở Phú Thượng, họ cho biết bí quyết nằm ở nhiệt độ đun củi lửa, nguyên liệu, số lần đồ để ra mẻ xôi thơm ngon.

Hy vọng vào sự phát triển vững bền của làng nghề

Phải nói rằng người làng Phú Thượng luôn bám trụ với nghề gia truyền của ông cha. Bà Nguyễn Thị Xíu chia sẻ, trước đây, nghề làm xôi rất vất vả, chỉ dành cho những người lao động chân tay. Bà nói: “Vài chục năm trước, mọi người thích ăn phở, ăn bún cho sang miệng, có những lúc gánh xôi ế ẩm chẳng ai mua. Nhiều năm gần đây, mọi người bắt đầu quay trở lại với món ăn truyền thống. Nắm xôi ấm áp, no bụng dần được yêu thích trở lại”.

Quả thật vậy, khoảng những năm 2000 trở về trước, người theo nghề bán xôi ở làng Phú Thượng không nhiều. Vì làm xôi phải thức khuya, dậy sớm, đạp xe buôn bán hàng cây số chỉ thu lại vài đồng bạc lẻ. Ngay cả việc nấu xôi rất vất vả khi người thợ phải dùng bếp củi, thay vì bếp điện hiện đại như bây giờ. Phần lớn người làm xôi đều chọn “nghỉ hưu” sớm do căn bệnh đau lưng vì cúi nhiều, như bà Nguyễn Thị Xíu đã nghỉ làm nghề từ hàng chục năm nay. Bà Nguyễn Thị Nhẫn đã giao lại mối làm ăn cho những người con của mình để có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Một trong những gian khổ của người làm xôi là thu nhập chỉ vừa đủ nuôi sống gia đình. Bà Nguyễn Thị Nhẫn chia sẻ, trung bình ba người làm của nhà bà thu nhập rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Còn với gia đình chị Trang, mẹ chồng và chị cùng bán xôi thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày. Chị Huyền Trang tâm sự: “Đối với nghề làm xôi, tôi có thể tự làm chủ thời gian của mình. Nhưng lương hưu, trợ cấp là một vấn đề cần suy nghĩ lâu dài. Đặc biệt, nghề làm xôi giống như sáng tạo nghệ thuật luôn luôn đổi mới, cập nhật những xu hướng của thị trường”.

Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng những hộ gia đình ở làng nghề xôi Phú Thượng vẫn luôn dành tình cảm cho nghề nghiệp của mình. Chị Huyền Trang vui vẻ nói: “Tôi mong rằng làng nghề của mình sẽ ngày càng phát triển. Để hương vị thơm ngon của xôi Phú Thượng đang “bay xa, bay cao” hơn vươn tầm quốc tế, đem đến hình ảnh đẹp cho thế giới về ẩm thực Việt Nam”.

Cùng chủ đề

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp do đê Chương Mỹ sạt lở

Theo UBND TP Hà Nội, trên các tuyến đê thuộc địa bàn huyện Chương Mỹ có nhiều điểm sạt lở. Cụ thể, điểm sạt lở tuyến đê hữu Bùi trên địa bàn các xã Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Mỹ Lương có tổng chiều dài khoảng 875m. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng rò rỉ nước qua thân cống tại 3 vị trí thuộc địa bàn xã Mỹ Lương. Bên cạnh đó, có 9 vị trí trên địa bàn...

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Khoảng 16h26 ngày 23/11, một vụ cháy đã xảy ra tại nhà dân có địa chỉ số 73 phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện xảy ra cháy, họ đã hô hoán báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Lực lượng chữa cháy tại cơ sở đã phối hợp với người dân dùng bình chữa cháy xách tay ngăn cháy lan. Nhận được tin báo, Đội...

Quán cà phê ở Hà Nội chi 250 triệu trang trí Noel phục vụ khách “sống ảo”

Từ đầu tháng 10, một quán cà phê ở khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) đã hoàn tất việc trang trí Giáng sinh sớm, không gian hai tầng của quán được trang hoàng bởi các tiểu cảnh rực rỡ hai sắc màu đỏ và xanh của Noel. Mong muốn mang Giáng sinh châu Âu về Hà Nội, chủ quán đầu tư hai máy phun tuyết nhân tạo đặt tại các góc chụp ngoài trời. Ngoài ra có gần...

Quán chân gà nướng trong ngõ nhỏ đắt khách nhất làng Phú Đô

Ẩn trong ngõ nhỏ ở làng Phú Đô thuộc quận Nam Từ Liêm, quán chân gà nướng thu hút nhiều thực khách nhờ cách chế biến độc đáo. Giữa những hàng chân gà nướng nổi tiếng ở Hà Nội, quán bình dân tọa lạc ở ngõ 56, đường Lê Quang Đạo, thuộc làng Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) được nhiều người yêu thích dù không ở khu trung tâm. Trước đây, con ngõ này không quá tấp nập hay có nhiều hàng quán. Nhưng...

Lửa bùng cháy dữ dội tại xưởng sản xuất đồ nhựa ở Hà Nội

Hơn 22h đêm 18/11, một vụ cháy nhà kho sản xuất đồ nhựa xảy ra tại ngõ 115/35 phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tại hiện trường, lửa đỏ rực bùng lên dữ dội kèm theo cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Ước tính, khu nhà xưởng bị cháy rộng hơn 300m2. Người dân cho biết, do bên trong nhà xưởng là đồ nhựa, đồ chơi như: nhà bóng, bóng nhựa… nên lửa bùng lên và lan...

Cùng tác giả

Khách quốc tế trầm trồ trước văn hóa các dân tộc Việt Nam

Trong chuyến tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhiều du khách nước ngoài thích thú khi trải nghiệm văn hóa địa phương. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan. Đặc biệt, bảo tàng hội tụ những màu sắc văn hóa phong phú và đa dạng của 54 dân tộc Việt Nam, với khu trưng bày trong nhà và ngoài trời, cùng nhiều hoạt động...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam làm gì để tránh quá tải?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, trật tự và tránh quá tải khi đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày. Khách đông quá tải Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.11. Ngay trong ngày đầu tiên, có khoảng 8.000 lượt khách. Những ngày tiếp theo, lượng khách liên tục tăng cao. Trả lời Lao Động, Thượng...

Liên hoan hát Then, đàn Tính lan tỏa sức sống di sản

Liên hoan hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái đã đưa loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc tới gần hơn với công chúng Thủ đô. Khép lại những ngày sôi động từ 16-18.11, Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII giới thiệu, quảng bá những giá trị di sản và tôn vinh loại hình văn hóa nghệ thuật này. Hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng...

Quán chân gà nướng trong ngõ nhỏ đắt khách nhất làng Phú Đô

Ẩn trong ngõ nhỏ ở làng Phú Đô thuộc quận Nam Từ Liêm, quán chân gà nướng thu hút nhiều thực khách nhờ cách chế biến độc đáo. Giữa những hàng chân gà nướng nổi tiếng ở Hà Nội, quán bình dân tọa lạc ở ngõ 56, đường Lê Quang Đạo, thuộc làng Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) được nhiều người yêu thích dù không ở khu trung tâm. Trước đây, con ngõ này không quá tấp nập hay có nhiều hàng quán. Nhưng...

Triển lãm tranh sáng tạo trên giấy dó bằng nét vẽ tài hoa

Triển lãm tranh “Hồn Dó” giới thiệu hơn 20 bức tranh phong cảnh vẽ trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng. “Hồn dó” là triển lãm cá nhân thứ 4 của họa sĩ Ngô Đức Hoàng, nối tiếp thành công của triển lãm Showcasing Vietnam Art tại Kuwait đầu năm nay. Triển lãm gồm các tác phẩm được lựa chọn từ 200 bức tranh phong cảnh được họa sĩ sáng tác từ năm 2021 đến 2024. Các bức tranh theo...

Cùng chuyên mục

Quán phở ngày bán hết hàng yến thịt gà ở Hà Nội

Quán phở trên đường Thanh Bảo (Ba Đình, Hà Nội) là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách mỗi khi muốn “đổi gió” ăn phở gà, bún thang… Phở gà trộn luôn được nhiều thực khách yêu thích. Ảnh: Hải Ly Biến tấu từ món phở truyền thống, phở trộn là một trong những món ăn được nhiều thực khách ở Hà Nội yêu thích. Chị Nguyễn Hương An (Ba Đình, Hà Nội), chủ quán phở gà bà Ba chia sẻ: “Phở gà trộn là món ăn...

Chí Trung bật mí quán phở gà gia truyền 3 đời ở Hà Nội

Nghệ sĩ Chí Trung tiết lộ quán phở quen trên phố Hòa Mã, Hà Nội, với thịt gà ta chất lượng khó nơi nào có. Ông thích gọi phở gà ít bánh, thêm phao câu. Sau khi về hưu, NSƯT Chí Trung tích cực đăng tải, cập nhật những khoảnh khắc đời thường của bản thân lên mạng xã hội. Trên kênh TikTok của mình, nam diễn viên gây chú ý khi giới thiệu quán phở quen đã ăn nhiều năm nằm...

Quán bún riêu “quý tộc” độc nhất vô nhị ở Hà Nội

Với không gian độc lạ, quán bún riêu nằm cuối ngõ Lương Sử còn thu hút đông đảo thực khách vì hương vị và cách phục vụ chỉn chu. Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh quán bún riêu với kiểu trang trí mang nét cổ điển, gợi nhắc đến một nhà hàng cho giới quý tộc xưa. Đó chính là quán Bún Ziu Gánh - cô Yến, một địa chỉ quen thuộc của người sành ăn...

Quán cà phê capybara đầu tiên ở Hà Nội đông kín khách

Quán cà phê capybara mới mở cửa một tháng nhưng thu hút đông đảo giới trẻ ghé thăm nhờ trải nghiệm tương tác với chuột lang nước đáng yêu. Capybara có tên tiếng Việt là chuột lang nước, loài chuột lớn nhất thế giới ngày nay. Loài này nổi tiếng với danh hiệu “hoa hậu thân thiện” hay “vận động viên bơi lội xuất sắc” trong thế giới động vật. Capybara ăn cây cỏ, thường sống theo nhóm, con trưởng thành có...

Quán phở trong căn nhà cấp 4 hơn 30 năm đắt khách ở Hà Nội

Nằm ngay đầu đường Quan Nhân, quận Thanh Xuân, quán phở Dũng chưa bao giờ vắng khách trong suốt hơn 30 năm mở bán. Quán phở từ lâu đã trở thành địa chỉ ruột của nhiều thực khách "mê phở" tại Hà thành. Ông Hoàng Quang Dũng - chủ quán, là một người rất mê phở. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện ăn phở thường xuyên. Đến khi trưởng thành, ông làm công việc phụ bếp cho một quán phở có tiếng,...

Đưa di sản Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên đến với du lịch cộng đồng

Trong không gian của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội, các nghệ nhân dân gian đã có màn diễn xướng, chia sẻ về thực hành di sản văn hóa đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên. Tái hiện không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên giữa Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam ) “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa...

Nem Phùng – đặc sản dân dã càng ăn càng mê ở Hà Nội

Nem Phùng là một đặc sản nổi tiếng của thị trấn Phùng ở huyện Đan Phượng, chinh phục thực khách nhờ hương vị thơm ngon. Nem Phùng là đặc sản nổi tiếng của Hà Nội. Ảnh: Hoài Lan Đặc sản dân dã Không phải đặc sản cao sang, Nem Phùng là món dân dã có trên các mâm cỗ, tiệc hay bàn nhậu của người dân Hà Nội. Đặc sản đi vào ca dao dân ca, như câu truyền miệng: “Nem Phùng ăn với lá...

Hà Nội sẽ có nhiều khách sạn mới được quản lý bởi thương hiệu quốc tế

Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, thị trường khách sạn Thủ đô vẫn còn nhiều tiềm năng phục hồi ngắn hạn. Để đạt được mục tiêu này và tạo động lực cho sự hồi phục, từ tháng 10 đến cuối năm 2024 Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai đa dạng các hoạt động nhằm thu hút du khách. Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh minh họa: Tuấn Đức/TTXVN Trong số đó, nổi...

Định vị du lịch Hà Nội qua quà lưu niệm

Hà Nội đang tập trung khai thác giá trị to lớn từ quà lưu niệm, trong đó có những thức quà tạo thành sản phẩm đặc trưng, nhắm phát huy tiềm năng của các đặc sản, làng nghề truyền thống. Quà lưu niệm gắn với câu chuyện văn hoá Hà Nội Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội khẳng định: "Mùa thu Hà Nội luôn là cơ hội để kích cầu du lịch Thủ đô. Khai...

Loại hình du lịch trải nghiệm độc lạ ”1 giờ làm nghệ nhân”

Đến với xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), du khách được đắm chìm vào thiên nhiên yên tĩnh, trải nghiệm dịch vụ du lịch độc đáo “1 giờ làm nghệ nhân''. Điểm thăm quan du lịch làng nghề sinh vật cảnh tại Khu du lịch Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Lộc Loại hình du lịch trải nghiệm độc đáo Hồng Vân là một xã ngoại thành ven đê sông Hồng thuộc huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội. Từ thế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất