Powered by Techcity

Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu tăng

[

Tin mới y tế ngày 1/7: Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu tăng

Gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu, nhất là tim mạch, gây ra đột quỵ dẫn đến tử vong đang có chiều hướng gia tăng.

Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu tăng

Trước đây, các bệnh lý mạch máu thường chỉ gặp ở những người hơn 60 tuổi, tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những con số đáng báo động đến từ những người mắc bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não, bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Ðặc biệt, điều đáng lo ngại là số người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu, nhất là tim mạch, gây ra đột quỵ dẫn đến tử vong đang có chiều hướng gia tăng.

Ths.Lê Nhật Tiên, Tổng Thư ký Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho hay, nhiều bệnh lý mạch máu nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng, phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong.

Ðó là bệnh lý như bệnh hẹp tắc các động mạch ngoại biên, bệnh phình và lóc tách động mạch chủ. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng thực tế cho thấy, các bệnh lý mạch máu xuất hiện nhiều ở những người trẻ trong vài năm trở lại đây và mức độ phức tạp tăng dần. Số bệnh nhân dưới 30 tuổi bị nhồi máu cơ tim, tắc mạch cảnh nuôi não gây đột quỵ não ngày càng gia tăng.

Mạch máu được ví như một hệ thống ống dẫn đưa máu đi nuôi cơ thể. Bệnh mạch máu là tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu, có thể ảnh hưởng đến động mạch, tĩnh mạch hoặc mạch bạch huyết trên khắp cơ thể.

Nhóm bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến mạch máu toàn thân như mạch não (gây đột quỵ), mạch vành hay mạch máu nuôi tim (gây nhồi máu cơ tim, đau ngực), hệ mạch chủ (ngực và bụng) gây vỡ mạch hoặc tắc mạch, hệ mạch tạng (biểu hiện đa dạng ở gan, thận, ruột…) và mạch máu ngoại vi (gây biểu hiện đau chi dưới khi đi lại, loét hoặc hoại tử chi).

Theo TS.Ðỗ Văn Chiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hiện nay số lượng người trẻ bị đột quỵ hoặc bệnh tim mạch (CVD) trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngày càng tăng.

Hệ lụy này phần lớn đến từ lối sống thiếu tích cực, ít vận động của nhiều người trẻ cũng như sự thiếu nhận thức của người dân về tính chất nghiêm trọng đối với những bệnh lý liên quan đến mạch máu. Vì thế, những bệnh nhân mắc bệnh lý mạch máu hầu hết chỉ được phát hiện khi đã bị biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý mạch máu thường do: Hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều muối và chất béo bão hòa; ít vận động; béo phì; tăng huyết áp và tiểu đường.

Ðối với đối tượng trẻ em hoặc người trẻ tuổi, các yếu tố gây tình trạng ức chế quá mức hoặc kích thích quá mức như khả năng chịu đựng stress kém, áp lực học tập, sử dụng các chất gây nghiện (nhất là thuốc lá điện tử và các dạng ma túy tổng hợp hoặc tự nhiên), ảnh hưởng tiêu cực từ những thông tin không lành mạnh trên môi trường mạng internet, và lối sinh hoạt không lành mạnh (không chơi thể thao, tắm đêm, tắm ngay sau khi chơi thể thao…).

Thêm vào đó, do quá trình đô thị hóa và thay đổi lối sống của xã hội, nhất là giới trẻ cũng tác động không nhỏ khiến cho các yếu tố nguy cơ này càng trở nên trầm trọng hơn.

Ở Việt Nam, nhiều người chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, có trường hợp đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại khám kiểu hình thức, sơ sài, không khảo sát cấu trúc quan trọng trong cơ thể.

Ðể hạn chế các cơn đột quỵ và bệnh tim mạch ở người trẻ tuổi đòi hỏi cần có sự thay đổi toàn diện, bao gồm giáo dục về các yếu tố nguy cơ, thúc đẩy lối sống lành mạnh, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người bệnh cần được can thiệp sớm.

Ðể phòng bệnh tim mạch nói chung và các bệnh lý mạch máu nói riêng, mỗi người cần tự kiểm soát các nguy cơ bệnh lý thông qua việc thay đổi lối sống, như: Không hút thuốc lá, cả chủ động và thụ động, nhất là các loại thuốc lá điện tử, các chất gây nghiện;

Không để bị thừa cân; hạn chế và giảm sử dụng thịt đỏ cũng như các chất béo, tập thể dục thường xuyên, nên tắm trước khi đi ngủ ít nhất hai giờ đồng hồ, tránh tắm ngay sau khi chơi thể thao và luôn lưu ý các phương pháp sàng lọc điều trị y tế như kiểm soát huyết áp và mức cholesterol trong máu.

Tất cả những thay đổi này có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mạch máu và cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung. Thêm vào đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm các bệnh lý mạch máu.

Nhìn chung, các bệnh mạch máu là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam, đòi hỏi cần có các chiến lược toàn diện tập trung vào phòng ngừa, phát hiện sớm và quản lý hiệu quả để giảm gánh nặng cho cá nhân cũng như hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Hà Nội: Ghi nhận thêm 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 21 đến ngày 28/6, trên địa bàn thành phố có thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 11 ca so với tuần trước).

Bệnh nhân phân bố tại 20 quận, huyện, trong đó có 41 bệnh nhân ghi nhận tại huyện Đan Phượng (chiếm 50% tổng số ca ghi nhận trong tuần tại Hà Nội).

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 940 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023), chưa có ca tử vong.

Trong tuần cũng ghi nhận 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới, trong đó tại huyện Đan Phượng có 2 ổ dịch và quận Bắc Từ Liêm có 1 ổ dịch.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 17 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 6 ổ dịch đang hoạt động, trong đó có 4 ổ dịch tại huyện Đan Phượng (gồm: 2 thôn Bãi Tháp và Đồng Vân thuộc xã Đồng Tháp; thôn Phương Mạc, xã Phương Đình; thôn 3 xã Thượng Mỗ) và 1 ổ dịch tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa); 1 ổ dịch tại phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm).

Trong tuần, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã tổ chức giám sát tại 2 ổ dịch đang hoạt động trên địa bàn quận Đống Đa và huyện Đan Phượng.

Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức giám sát tại 8 ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 ở: Phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông); xã Quang Trung (huyện Phú Xuyên); phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm); xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ). Kết quả có 4/8 ổ dịch có chỉ số côn trùng vượt ngưỡng nguy cơ.

Ngoài ra, các địa phương cũng đã tổ chức 44 chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm tra phòng chống dịch tại hơn 120.331 hộ gia đình và 1.779 khu vực khác (trường học, nơi công cộng…); xử lý 23.743 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Hiện nay, điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp có số mắc sốt xuất huyết gia tăng trên địa bàn thành phố.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.

Chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao để triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời.

Đồng thời, tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh, ổ dịch cũ năm 2023 nhằm phát hiện sớm ca mắc/nghi mắc bệnh để có biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-17-ty-le-nguoi-tre-mac-cac-benh-ly-ve-mach-mau-tang-d218963.html

Cùng chủ đề

Ngăn dịch sởi lây lan

Các chuyên gia y tế cảnh báo, năm 2024 có nguy cơ cao bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 4-5 năm/lần, tương tự như các năm 2014, 2019 khi số ca bệnh tăng đáng kể. Nguy cơ bùng phát dịch sởi Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội cho thấy, năm 2014, toàn TP có 1.741 ca sởi, năm 2019 là 1.765 ca. Đặc biệt, năm 2014 có hơn 110 trẻ em tử vong...

Cùng tác giả

Độc đáo Lễ hội “rước vua giả” đền Sái

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua độc đáo thể hiện tính đoàn kết cộng đồng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà...

Hà Nội đón nhận danh hiệu 2 làng nghề là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Cuối năm 2024, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc của Hà Nội chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn...

Thị trấn nghỉ mát Grado

Khu phố cổ ở trung tâm Grado là cả một kho tàng quý báu. Mỗi công trình tại đây mang một “sức nặng” lịch sử hiếm có, ví dụ như Vương cung thánh đường Sant'Eufemia được xây dựng vào...

Tin tức đặc biệt trên báo in Hànộimới ngày 8-2-2025

Phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái: Giải tỏa hành lang chính sáchTừ ngày 14-2-2025, Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông của Bộ Giáo...

Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Theo kế hoạch, 100% đơn vị thuộc thành phố triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ...

Cùng chuyên mục

Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Theo kế hoạch, 100% đơn vị thuộc thành phố triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội, các ngày lễ lớn của Thủ...

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình bày tờ trình, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc xây dựng Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài,...

Quận Đống Đa kết nạp 8 tân binh vào Đảng

Trước khi vào buổi gặp mặt, lãnh đạo quận cùng các thanh niên lên đường nhập ngũ, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đã tham gia "Lễ dâng hương - Tiếp lửa truyền thống cho...

Hội Nông dân thành phố đặt mục tiêu trồng mới 30.000 cây xanh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự.Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương...

Hội Nông dân thành phố phấn đấu trồng mới 30.000 cây xanh

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự.Chủ tịch Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương...

Cơ chế vượt trội xử lý các xung đột pháp luật

Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triểnĐánh giá về Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 21-11-2012, sau gần 12 năm triển khai, đại diện các bộ, ngành đều...

Khen thưởng 49 tập thể, cá nhân có thành tích trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 4-2-2025 về việc khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

* Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác đã đến dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân...

Mỗi bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành nhiệm vụ thì cả nước hoàn thành nhiệm vụ

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1-2025; triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP; xây dựng kịch bản tăng trưởng của các địa phương; tình hình phân bổ,...

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Phải tập trung ngay vào xử lý công việcThủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết...

Tin nổi bật

Tin mới nhất