Powered by Techcity

Biểu tượng bốt Hàng Đậu gần 130 tuổi của Hà Nội

Bốt Hàng Đậu từng thay đổi bộ mặt của thủ đô nhờ hệ thống cấp nước sạch, hiện không còn giá trị sử dụng nhưng có tiềm năng lớn khai thác du lịch.

Từ 17/11 đến 31/12, bốt Hàng Đậu (hay Tháp nước Hàng Đậu) lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan nhân dịp lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì.

Các tài liệu chỉ ra bốt Hàng Đậu được xây vào năm 1894, trước cả cầu Long Biên, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Giai đoạn cuối thế kỷ 19, người Hà Nội, trong đó có cộng đồng khá đông người Âu, trải qua những trận dịch nặng nề. Đại diện nước Pháp, đứng đầu là Tổng trú sứ Paul Bert, lâm bệnh chết. Điều này khiến người Pháp phải hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch giống châu Âu, thay vì dùng nước giếng, nước mưa hay nước ao, hồ đánh phèn. Sau khi hòa bình lập lại, bốt được giao cho Công ty nước sạch Hà Nội quản lý.

Ông Việt Cường, nhà nghiên cứu về Hà Nội, chuyên gia về lĩnh vực quản lý kinh tế xây dựng, cho biết bốt Hàng Đậu cùng toàn bộ hệ thống cấp nước sạch là công trình “văn minh đầu tiên”, làm thay đổi bộ mặt đô thị của Hà Nội.

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy bốt hình trụ tròn Hàng Đậu cao khoảng 25 m với phần mái chóp nhọn, được làm từ đá hộc, xi măng cốt thép. Đá làm bốt Hàng Đậu lấy từ chính đá phá thành Hà Nội vào năm 1894.

Cái tên “bốt Hàng Đậu” được người dân gọi quen miệng vì dáng dấp, vật liệu xây dựng giống các đồn bốt thực dân giăng đầy nội, ngoại thành Hà Nội và các vùng phụ cận lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ông Cường cho biết bốt Hàng Đậu thực sự là đồn cảnh sát ở đầu phố Hàng Giấy, đối diện tháp nước – nay là trụ sở Công an phường Đồng Xuân.

Mặt khác, nhà nghiên cứu chỉ ra bốt này còn có một số tên gọi khác, phản ánh thiện cảm của người dân thủ đô cho nó, ví dụ Két nước Hàng Đậu, Tháp nước tròn Hàng Đậu, Nhà máy nước tròn, Đài nước Quán Thánh, Nhà tròn Quán Thánh.

Ông Cường nói để tránh cảm giác nặng nề do chất liệu xi măng, đá hộc gây nên, nhà thiết kế bao phủ mặt ngoài tháp nước bằng các giải pháp tạo hình thẩm mỹ bắt mắt như vòm cửa hình vòng cung, đường diềm phân tầng.

Đường ống dẫn nước lên đài bằng thép trên đỉnh bên trong tháp Hàng Đậu, chụp năm 2010. Ảnh: Quỳnh Dũng

Đường ống dẫn nước lên tháp bằng thép bên trong tháp Hàng Đậu, chụp năm 2010. Ảnh: Quỳnh Dũng

Tháp tiếp nhận nước từ nhà máy nước Yên Phụ. Nước được đưa lên két chứa trên tầng cao nhất để tạo thế năng đưa vào hệ thống ống dẫn tới khu trung tâm thành phố. Nước sạch chủ yếu cấp cho sinh hoạt của các công sở của bộ máy cai trị, dinh thự của người Pháp, sau đó mới đến các khu phố cổ của dân bản địa – chủ yếu cấp cho vòi nước công cộng.

Năm 2010, trả lời VnExpress, ông Nguyễn Trí Khoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty nước sạch Hà Nội khi đó, cho biết trước cửa bốt Hàng Đậu, người Pháp đã đặt các van hãm để khống chế việc cấp nước. Muốn hạn chế nước chảy về khu người Việt thì hãm nhỏ cửa van về phía đó, còn khu trong thành, khu nhiều người Pháp ở, cửa van luôn mở.

Theo ông Ngô Quỳnh Dũng, Trưởng phòng Hành chính quản trị công ty khi đó, đến trước tháng 4/2010, tháp nước Hàng Đậu hầu như vẫn còn nguyên trạng từ hình dáng, cấu trúc cho đến hệ thống đường ống dẫn và đài nước khổng lồ bên trong. Chỉ có hàng cửa sổ dưới cùng của tháp bị bịt kín nhằm ngăn những người vô ý thức phóng uế, vứt rác vào.

Đại diện công ty này cho biết tháp nước Hàng Đậu từng nhiều lần bị đe dọa phá dỡ vì mục đích kinh doanh. Trong nhiều năm, quanh chân tháp là hàng chục kiôt buôn bán. Cho tới năm 2003, tháp mới được trả lại không gian thoáng đãng.

Ông Trương Minh Tiến, Nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội, cho biết Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cùng các Sở, ban ngành đã thống kê các công trình kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc ở Hà Nội trước năm 1945. Bốt Hàng Đậu là một trong những công trình tiêu biểu, được đưa vào danh mục trình Hội đồng Nhân dân thành phố quản lý, bên cạnh Nhà hát Lớn, cầu Long Biên, một phần Nhà tù Hỏa Lò, khu kiến trúc phố cổ, một số biệt thự trong nội thành.

Trong quá khứ, một số doanh nghiệp từng ngỏ ý đầu tư, khai thác khu vực này nhưng bốt Hàng Đậu được Công ty Nước sạch Hà Nội quản lý nên việc khai thác du lịch chưa khả thi.

Bốt Hàng Đậu hồi tháng 3/2022. Ảnh: Tùng Đinh

Bốt Hàng Đậu hồi tháng 3/2022. Ảnh: Tùng Đinh

Ông Tiến cho rằng bốt Hàng Đậu có giá trị lịch sử nhưng không có giá trị sử dụng nên ít được công ty nước sạch quan tâm. Tới những năm 1960, chức năng chính của bốt đã không còn cần thiết khi nhà máy nước Yên Phụ được nâng cấp và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch.

Vài năm trước, ông Tiến nói có tình trạng người dân vứt rác bừa bãi xung quanh chân công trình, số khác vô ý thức hơn còn lẻn vào đi vệ sinh bậy. Sau này, thành phố mới chỉ đạo giăng dây xích bao quanh bốt Hàng Đậu. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao bởi thỉnh thoảng vẫn thấy tài xế xe máy tấp vào trong, dựng xe ngủ trưa.

“Tôi rất mừng khi bốt Hàng Đậu mở cửa đón khách tham quan. Tôi mong thành phố có phương án quản lý và phát huy lâu dài, không chỉ ngắn hạn trong dịp lễ hội”, ông Tiến nói.

Ông gợi ý Công ty Nước sạch có thể khai thác một số hoạt động du lịch tại đây như biến bốt Hàng Đậu thành “bảo tàng nước sạch thành phố”, duy trì thường xuyên đón khách tham quan.

Ngoài ra, ông Tiến cũng gợi ý đưa bốt Hàng Đậu, cầu Long Biên thành sản phẩm trong chuỗi quần thể phố đi bộ cuối tuần. Về lâu dài, nếu Công ty Nước sạch không có hoạt động khai thác, nên bàn giao bốt Hàng Đậu lại cho chính quyền địa phương để quản lý, tổ chức các hoạt động.

Tú Nguyễn

nguồn

Cùng chủ đề

Hà Nội: Đào Nhật Tân tăng giá mạnh, chi tiền triệu vẫn khó mua

TPO – Làng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đang vào vụ Tết, tuy nhiên do ảnh hưởng của bão Yagi nên năm nay sản lượng của làng đào Nhật Tân giảm mạnh, giá đào tăng cao hơn những năm trước. Do ảnh hưởng của cơn bão lịch sử (bão Yagi), năm nay, sản lượng của làng đào Nhật Tân – nơi trồng đào lâu năm và có tiếng bậc nhất miền Bắc giảm mạnh, khiến giá đào tăng...

Sống chậm ở Việt Nam vào top trải nghiệm phải thử năm 2025

Việt Nam là điểm đến lý tưởng dành cho các chuyến du lịch gia đình. Ảnh: Hoàng Hà Tạp chí nổi tiếng National Geographic đã liệt kê danh sách những địa điểm tuyệt vời dành cho gia đình và Việt Nam đã được vinh danh. Theo Dom Tulett, tác giả của National Geographic, Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng dành cho những gia đình muốn trải nghiệm một chuyến đi chậm rãi để có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của các...

Gần 60% thí sinh dự thi đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Bộ GD-ĐT mới công bố kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025. Theo đó, cả nước có 3.803 thí sinh đoạt giải, chiếm 58,68% số thí sinh dự thi (năm học 2023 – 2024, số thí sinh dự thi là 5.812, có 3.351 thí sinh đoạt giải). Học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) chia sẻ, kết quả chấm thi...

Làng nghề trồng quất truyền thống giữa lòng Hà Nội

Những cây quất vàng óng, trĩu quả, không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết, mà còn mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, nghề trồng quất phải đối mặt với không ít khó khăn. Thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng cây trồng. Để đảm bảo mỗi cây quất đạt tiêu chuẩn, người dân Tứ Liên phải dày công...

Hà Nội và Hội An là điểm đến tốt nhất thế giới 2025

Tripadvisor đã công bố top 25 điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới. Đây là những cái tên nằm trong hạng mục “Best of the Best” thuộc khuôn khổ giải thưởng Travelers’ Choice Awards do chính người dùng trên nền tảng du lịch này bình chọn. Không chỉ tôn vinh địa điểm du lịch độc đáo, đây là danh sách gợi ý tiềm năng cho người yêu xê dịch trên khắp thế giới. Việt Nam có hai thành phố lọt...

Cùng tác giả

Gói bánh chưng, lan tỏa nét văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam

Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” 2025 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sáng 19.1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Theo ban tổ chức, đây là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện...

Chủ quán phở Michelin tiết lộ bí quyết gia truyền hơn 80 năm

Chủ quán phở Tư Lùn trong phố cổ Hà Nội tiết lộ công thức nấu phở đơn giản nhưng giữ trọn hương vị thơm ngon, chinh phục thực khách qua hàng chục năm. Nằm trên phố Ấu Triệu nhộn nhịp, phở Tư Lùn (phở Ấu Triệu) nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khác biệt với những quán phở khác tại Hà Nội. Không quảng cáo rầm rộ, quán vẫn đông nghịt khách. Thậm chí vào giờ cao điểm, thực khách phải xếp...

Phố ẩm thực Tống Duy Tân – Điểm đến thu hút khách du lịch tại Hà Nội

Sau khi được cải tạo, chỉnh trang, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến khám phá ẩm thực Hà Nội. Tối 10/1, tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, diễn ra Lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - Ngõ Hàng Bông. Dự án Cải tạo, xây dựng cổng chào phố...

9 góc check in đẹp nhất ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sở hữu nhiều góc chụp ảnh đẹp không thể bỏ qua giữa không gian đương đại theo lối kiến trúc tối giản mà đầy ấn tượng. Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11 năm 2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trở thành điểm đến hút đông đảo du khách tới tham quan. Mỗi ngày, đặc biệt vào hai ngày...

Ngôi nhà Di sản Mã Mây áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử

Từ ngày 02/1/2025, Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức”. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Ngôi nhà Di sản số 87 phố...

Cùng chuyên mục

kho báu văn hóa chờ khai mở

“Vùng đất của các vị vua”Rajasthan, có nghĩa là “Vùng đất của các vị vua”, là nơi từng tồn tại hàng chục tiểu vương quốc độc lập với những truyền thống và công trình kiến trúc riêng biệt. Dù...

Jollibee Việt Nam nâng cấp không gian, mang diện mạo mới đến cửa hàng Tô Hiệu

Jollibee Việt Nam tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng tại điểm bánVới hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc, Jollibee Việt Nam không ngừng phát triển để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu...

Cú hích cho du lịch Thủ đô

Còn PGS.TS. Đinh Công Hoàng, Trưởng phòng Nghiên cứu Trung Đông và Tây Á, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi, đã đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường Halal toàn cầu với quy...

Công nhận điểm du lịch Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh

Theo đó, UBND xã Thụy Lâm có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.Các sở,...

Không gian sáng tạo hấp dẫn của Thủ đô

Tại gian hàng của làng gốm Bát Tràng, nhiều sản phẩm gốm tinh xảo đủ kiểu dáng đã thu hút đông đảo du khách tham quan và mua sắm. Nghệ nhân Phương Oanh, làng gốm Bát Tràng, cho biết:...

“xứ Thrace” trong thần thoại Hy Lạp

Thành phố đã chứng kiến 16 trận đánh và 4 đế chế phát triển rồi sụp đổ trong lịch sử hơn 1.900 năm của mình. Điều đó ít nhiều nói lên tầm quan trọng của đô thị cổ kính...

Đột phá từ sản phẩm du lịch “xanh”

Trong đó, nổi bật là mô hình du lịch kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa trà và hành trình bằng đường sắt. Đây không chỉ là nét độc đáo góp phần định vị thương hiệu du lịch của...

Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Thế mạnh từ nông nghiệp và làng nghềTừ lâu, huyện Phú Xuyên được biết đến là vùng đất trăm nghề của Thủ đô, với các sản phẩm phong phú, từ giày da, dép, đồ gỗ đến mây, tre đan,...

Khai mạc Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025

Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất