Trang chủDu lịchẨm thựcHành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn...

Hành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn người Nga


Hành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn người Nga

Trong nhiều thế kỷ qua, người dân trên khắp thế giới đã làm mứt để có thể bảo quản hoa quả trong một thời gian dài. Không thể xác định được mứt đã xuất hiện trong các căn bếp của Nga từ khi nào, nhưng công thức làm mứt cổ xưa rất khác so với ngày nay.

Trong tiếng Nga, thuật ngữ mứt là варенье, có nghĩa gốc là “thứ gì đó được đun sôi.” Cho đến trước thế kỷ 17, từ “mứt” chỉ được dùng với nghĩa một thứ gì đó đã được đun sôi, thậm chí còn được dùng để mô tả quá trình chưng cất muối. Trong từ cổ của Nga thậm chí còn có từ “mứt lụa” để chỉ các kén tằm sau khi đã được luộc chín.

Người dân Nga có thể đã làm món mứt ngọt từ nhiều thế kỷ trước, nhưng món ăn này không có một tên riêng mà chỉ được mô tả qua cách thức chế biến, ví dụ cụm từ “anh đào luộc trong mật ong” có vẻ gần giống nhất với món mứt ngày nay.

Vậy món mứt đầu tiên của Nga là gì? Đó là các loại quả mọng hoặc trái cây luộc trong sirô. Nhưng mứt cũng được làm với nhiều loại nguyên liệu khác. Người Nga cổ đại làm mứt gừng mật ong, mứt củ cải mật ong, các loại hạt trong mật ong…

Mật ong thời xưa là loại mật ong loãng và trong. Những món ăn làm từ mật ong đã được đề cập trong cuốn “Domostroi” (ra đời những năm 1550) mô tả “nước ép từ quả mọng lingonberry và anh đào với mật đường, nước ép từ quả mâm xôi và tất cả các loại đồ ngọt, táo và lê với kvass (một thức uống lên men từ lúc mạch) và mật đường.”

Như vậy mứt – dù thời điểm đó được gọi bằng cách khác – là một món ăn có nguyên liệu không hề rẻ nhưng lại khá phổ biến. Trong “Domostroi,” nó được mô tả là một món ăn được phục vụ trong những gia đình giàu có, và cả trên bàn ăn của hoàng gia. Trên thực tế, bữa ăn càng nhiều món thì mứt lại càng cầu kỳ.

mut-nga-2-4484.jpg

Thực đơn của Hoàng hậu Anna Ioannovna (những năm 1730) từng mô tả “món ăn trong các lễ hội trong triều đình luôn đa dạng, mặc dù khá nhàm chán. Trong số các đồ ngọt có thạch, kem, kẹo, bánh mỳ lúa mạch, nhiều loại mứt, kẹo dẻo trái cây và thạch mềm.”

Thực đơn dưới thời nhiếp chính của hoàng hậu Anna Leopoldovna (1741) bao gồm các đồ ngọt như kẹo dẻo táo, thạch mận, gừng ngâm mật đường, thạch quả mọng và mứt làm từ cam Seville, lê, mận, anh đào, lý gai, dâu tây và nho.

Vào thế kỷ 17, đường mía được nhập khẩu vào Nga, nhưng do giá khá đắt, loại nguyên liệu này không được sử dụng rộng rãi. Các gia đình hầu như chỉ dùng mật ong để chế biến mứt hay làm đồ uống từ trái cây.

Trong thời cổ đại, người nấu bếp phải thực hiện nhiều bước để giữ cho quả mọng hoặc miếng trái cây không bị vỡ. Nếu là quả mọng quả mâm xôi, dâu tây, anh đào hoặc nho đen) thì vớt ra rửa sạch, phủ đường rồi để trong 3-4 giờ cho đến khi quả tiết ra nước. Sau đó, chúng được đun sôi và để nguội trong 5-6 giờ. Sau đó đun sôi lần thứ hai trong 10 phút, sau đó lại để nguội trong 5-6 giờ. Cuối cùng, mứt được đun sôi chỉ trong 3 phút và đổ ngay vào lọ vô trùng, còn nóng.

Ngoài ra, còn một mẹo nhanh khác để làm mứt, đó là phủ đường lên quả mọng, để trong 3-4 giờ cho đến khi chúng tiết ra nước, sau đó đun lên cho đến khi siro đặc lại. Sau khi món mứt đã hoàn thành, chúng được đổ vào lọ đã khử trùng và lau khô, bởi độ ẩm có thể khiến mứt bị mốc và lên men.

Trong cuốn “Nấu ăn kiểu Nga” (1795), tác giả Vasily Lyovshin mô tả chi tiết cách làm món này. Ông viết: “Hãy chọn loại mật ong ngon nhất, cho ra bát và đặt trên một một cái kiềng (trên bếp lửa). Khi nó sôi, hãy cẩn thận hớt hết bọt. Để biết món này đã sẵn sàng hay chưa, hãy cho một quả trứng gà vào. Nếu trứng chìm nghĩa là nó chưa đủ chín, còn nếu trứng nổi lên thì tắt lửa. Mật ong này có thể dùng nấu nhiều loại hoa quả.”

mut-nga-3-1656.jpg

Khi đã có mật ong rồi, thì việc làm mứt trở nên rất dễ dàng. Lyovshin viết rằng người nấu nên “luộc anh đào càng lâu càng tốt, khuấy thường xuyên và loại bỏ bọt” và “đun sôi cho đến khi sirô thấm vào táo, hớt bọt và khuấy liên tục để không bị cháy.” Ngay cả dưa chuột cũng có thể làm mứt. Người ta khuyên nên “cắt chúng làm đôi và bỏ hạt, đun sôi trong mật ong, thêm gừng và nhiều hạt tiêu.”

Theo thời gian, đường dần dần trở nên dễ mua hơn tuy giá vẫn đắt. Tại St. Petersburg năm 1719, thương gia Pavel Vestov đã mở một nhà máy chế biến đường mía.

Tuy giá đường vẫn không hề rẻ, nhưng món mứt làm từ đường đã bắt đầu được đề cập trong “Sách dạy nấu ăn mới nhất” của Nikolai Yatsenkov xuất bản năm 1790-1791. Mặc dù nó chủ yếu là bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, nhưng những lời khuyên trong sách cũng cho thấy rõ ràng rằng đường không còn là thực phẩm xa xỉ của riêng Sa hoàng nữa. Tuy nhiên, chất lượng đường thời đó vẫn khác xa so với ngày nay. Đường phải được đun sôi, hớt bọt bề mặt để có được độ trong, giống như cách làm với mật ong, rồi mới có thể làm được thành sirô.

Điều thú vị là một trong những tập trong ấn bản của Yatsenkov, có tên là “Sách về bánh kẹo Malorssian,” không còn là bản dịch mà là tập hợp các công thức nấu ăn của tác giả từ “các ghi chú về và liên quan đến mứt,” điều này nói lên rõ ràng về sự phổ biến và sẵn có của mứt. “Đổ đường xay vào chảo, xếp những quả mâm xôi ngon lên trên, đun một lúc rồi thêm hai thìa nước, sau đó cho vào lọ đựng sirô.”

Đường củ cải xuất hiện đã làm giảm đáng kể chi phí làm đồ ngọt. Những thí nghiệm đầu tiên với đường củ cải đã được thực hiện tại Nga vào đầu những năm 1800 do Thiếu tướng Georg (Egor) Blankenagel, một người gốc Livonia, thực hiện.

Chiến tranh Vệ quốc đã làm gián đoạn công việc của ông và loại đường mới này chỉ được sản xuất ở Nga từ những năm 1820. Đến năm 1840, cả nước đã có 164 nhà máy sản xuất đường từ củ cải đường.

Những năm sau đó, mứt được làm bằng cả mật ong và đường. Nhà thơ Alexander Pushkin có vẻ thích cả hai.

Người viết hồi ký cho triều đình, Alexandra Smirnova-Rosset, đã viết rằng món yêu thích của nhà thơ là mứt lý gai trắng, được làm bằng một cân quả mọng, hai cân đường và một cốc nước.

Nhưng trong “Con gái của thuyền trưởng,” Pushkin đề cập đến một món ăn khác được làm ngọt bằng mật ong: “Một lần vào mùa thu, mẹ tôi nấu mứt mật ong trong lò sưởi của phòng trong khi tôi nhìn chằm chằm vào bọt sôi và liếm môi”./.

(Vietnam+)



Nguồn

Cùng chủ đề

Sắp diễn ra Tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA

Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn, không thể không nói rằng Việt Nam nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trong 8 tháng...

Hội nghị Chuyển đổi số trong doanh nghiệp hướng tới nền kinh tế số bền vững

(MPI) - Ngày 08/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Hội nghị “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp hướng tới nền kinh tế số bền vững và Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 5 doanh nghiệp công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần...

Điện Biên: Phát triển TP. Điện Biên Phủ trở thành “Thành phố du lịch văn hóa

Chiều 07/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức kỳ họp thứ 79, nghe UBND tỉnh báo cáo Đồ án quy hoạch chung TP. Điện Biên Phủ đến năm 2045. Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. ...

Petrovietnam động viên, khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề

Petrovietnam động viên, khen thưởng kịp thời, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề 09:34 | 10/10/2024 ...

Thầy trò trường THCS Thái Thịnh háo hức cắt ghép mô hình Cột Cờ Hà Nội

Trong đúng dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, buổi học sáng 10/10 của cô trò trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra theo cách rất đặc biệt. "TRÒ CHƠI" LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT MANG TÊN... GHÉP CỘT CỜ HÀ NỘI TỪ BÁO NHÂN DÂN Ngay từ sớm đầu ngày, cô Lộc Thị Liên, Tổng Phụ trách đội đã mang tới trường 20 tờ phụ san của Báo Nhân Dân hằng ngày,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), chiều 10/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Vietnamplus.vn Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-thu-tuong-canada-justin-trudeau-post982508.vnp

Danh thủ ‘Sơn công chúa’ ra hồi ký hé lộ góc khuất trong sự nghiệp

Cuốn sách bắt đầu với đam mê bóng đá từ thời thơ ấu, tiết lộ những vinh quang và cay đắng trong sự nghiệp lẫy lừng của danh thủ Hồng Sơn, ngôi sao của Câu lạc bộ Thể Công những năm 1990.   Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn vừa ra mắt cuốn hồi ký kể về những vinh quang và góc khuất trong sự nghiệp của mình. Anh là một trong những tiền vệ tài hoa, được hâm mộ nhất trong...

70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

Chỉ duy nhất Hà Nội mới có cửa ô - nơi lưu giữ ký ức về những cổng thành của kinh thành Thăng Long xưa, chứa đựng những câu chuyện hấp dẫn về một thời kỳ lịch sử của vùng đất kinh kỳ.   Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội, có từ thời còn là kinh thành Thăng Long và không có ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Theo...

‘Hà Nội-Một thời để nhớ’ qua ống kính hai nhiếp ảnh gia Lê Bích-Andy Soloman

Mỗi người đã tự chọn những bức ảnh đen trắng về Hà Nội giai đoạn 1992-2012 để giới thiệu trong triển lãm 'Hà Nội-Một thời để nhớ', qua đó gợi lên những ký ức về Thủ đô giai đoạn Đổi Mới.     Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội-Một thời để nhớ” của...

Nâng cánh ước mơ của cậu học trò nghèo làng biển

Hành trình 5 năm “gieo mầm xanh” của những “bố nuôi” mang quân hàm xanh đã tiếp động lực lớn, giúp Nguyễn Anh Vũ hiện thực hóa ước mơ đậu vào trường Học viện Biên phòng.   Nguyễn Anh Vũ (18 tuổi) là cậu học trò nghèo ở vùng biển xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ nhỏ, Vũ sống nương tựa cùng cụ ngoại và bà ngoại già yếu. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn và chịu...

Bài đọc nhiều

Người thường xuyên mất ngủ đừng quên rau gia vị này, thử ngay 5 món ngon dễ làm lại bổ dưỡng sau

Thì là giúp phòng bệnh mùa Thu, cải thiện giấc ngủ tốtThì là là loại rau gia vị có mùi thơm đặc...

Lễ hội Liên hoan bánh dân gian 3 miền và kết nối du lịch Bắc Ninh 2024

Đến với Liên hoan, du khách còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đa dạng và phong phú như: Trình diễn Di sản Dân ca Quan họ, múa rối nước Đồng Ngư… do các nghệ sỹ và nghệ nhân đến từ các câu lạc bộ trong tỉnh Bắc Ninh trình diễn. Đặc biệt, vào các buổi tối sẽ có màn bắn pháo bông nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Du khách...

Thêm 1 cách chế biến thịt xay ngon quên lối về, đặc biệt tốt cho người già và trẻ nhỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món cải thảo cuộn thịt xay Thịt xay: 300 gramLá cải thảo to bản: Khoảng...

Loại quả mệnh danh “vua chống oxy hóa”, ăn vào thêm tươi trẻ, giảm cholesterol

Trong Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có thể tận...

Về Bình Dương ăn cơm tấm ‘sà bì chưởng’ ở đâu?

Vừa bưng ra, đĩa cơm liền thu hút người ăn bởi màu vàng tươi của chả, màu thịt nướng đậm đà và chút sắc xanh của hành, dưa leo.Thịt của quán không quá to, nhưng được ướp và nướng rất đậm đà. Khi cắn vào, người ăn cũng cảm nhận độ săn chắc.Một khách ăn tại quán còn hóm hỉnh: "Thịt vầy...

Cùng chuyên mục

Hà Nội là “Điểm đến thành phố ẩm thực tốt nhất châu Á năm 2024

Nghệ nhân ẩm thực Hà thành Nguyễn Ánh Tuyết cũng từng nhận định rằng, các món Hà Nội đặc trưng của một xứ sở nhiệt đới với nông, lâm sản trù phú. Món ăn Hà Nội có vị thanh, nhẹ nhưng luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.Trước đó, Hà Nội cũng góp mặt trong nhiều cuộc bình chọn, giải thưởng vinh danh ẩm thực như: 15 thành phố có nền ẩm thực...

Loại củ ai cũng ăn nhưng thường chỉ ăn sống trực tiếp, đem nấu chín thành món ngon giúp tăng sinh collagen làm đẹp...

Củ đậu có vị ngọt thanh, thường được mọi người dùng ăn sống trực tiếp hoặc ép nước. Thế nhưng, loại củ này cũng là một trong những nguyên liệu dùng để chế biến thành các món ăn...

Mì trà sữa trân châu bắp bò độc lạ của nhà hàng Việt lên báo nước ngoài

Theo Oddity Central, "cơn sốt" trà sữa trân châu trong giới trẻ dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây cũng là lý do không ít nhà hàng liên tục sáng tạo, đưa vào thực đơn những món ăn lấy cảm hứng từ thức uống này. Mới đây nhất, chuỗi nhà hàng chuyên đồ Đài Loan (Trung Quốc) với nhiều cơ sở ở Hà Nội đã cho ra mắt món mì bò độc lạ, với phần nước dùng...

Mới nhất

Mới nhất