“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng đưa thương hiệu vịt bầu quê nhà vươn xa đã thôi thúc tôi mỗi ngày…”. Đó là chia sẻ của chị Nông Thị Lịch, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) vịt bầu Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Tổng kết niên vụ sầu riêng năm 2024, thông báo kết quả sản xuất sầu riêng và định hướng phát triển sầu riêng năm 2025.Sáng 11/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ chất vấn và trả lời chất vấn thuộc trách nhiệm của 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành, gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng Bộ Y tế.“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng đưa thương hiệu vịt bầu quê nhà vươn xa đã thôi thúc tôi mỗi ngày…”. Đó là chia sẻ của chị Nông Thị Lịch, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) vịt bầu Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 sẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức từ ngày 19 – 22/11/2024 tại TP. Hạ Long. Đây là lần thứ hai thành phố biển xinh đẹp Hạ Long được lựa chọn là nơi diễn ra Tuần lễ số quốc tế Việt Nam.Ông Lường Văn Phối là một trong những nghệ nhân nổi tiếng về chế tác đàn tính ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Đối với ông, mỗi chiếc đàn tính được làm ra đều là tâm huyết cả đời của mình.Thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ các thôn, buôn đồng bào DTTS phát triển du lịch cộng đồng, mở ra cơ hội cho người dân phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống.Cứ vào độ chớm Đông, du khách thập phương lại tìm về với thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng để chiêm ngưỡng mùa hoa dã quỳ. Đây là loài hoa dại, rất bình dị nhưng không kém phần rực rỡ và lộng lẫy. Trong tiết trời se lạnh, nắng ươm vàng trải nhẹ phố núi, được ngắm nhìn những thung lũng, con đường, khu phố ngập tràn sắc vàng dã quỳ khiến tâm hồn người thưởng lãm không khỏi bâng khuâng, bồi hồi và xao xuyến.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”. Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong phiên chất vấn lĩnh vực ngân hàng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách liên quan đến các Chương trình Mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG).Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn…, cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng, mang lại sức khỏe cho con người.Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện các nội dung, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp đồng bào DTTS nâng cao hiểu biết pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.Thời điểm này, khắp các núi đồi trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) những bông hoa Tam giác mạch bung nở. Sắc hồng tím nhẹ nhàng, thuần khiết, hòa quyện cùng những bộ trang phục truyền thống của đồng bào Lô Lô, càng tô điểm thêm cảnh quan núi rừng hùng vĩ làm say lòng du khách khi đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc.Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 có tới hơn 110 hoạt động: Trưng bày, triển lãm, tọa đàm, workshop… và khoảng 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, kiến trúc sư, nhà sáng tạo… Đây là hoạt động thiết thực nhằm xây dựng Thành phố Sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội.
Từ thức quà quý ngày lễ, Tết…
Là người con dân tộc Tày sinh ra, lớn lên ở thôn Đồng Cỏm, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, chị Nông Thị Lịch am hiểu bản sắc văn hoá dân tộc mình. Chị bảo, với người Tày nơi đây, vịt là con vật thiêng, được người Tày quý trọng, được lựa chọn làm quà biếu ngày lễ, Tết. Đặc biệt vào rằm tháng Bảy – lễ “Pây tái”, con gái và con rể người Tày có tục đem lễ vật về thăm và biếu nhà ngoại đôi vịt béo để thể hiện lòng biết ơn công sinh thành, hiếu thuận đối với cha mẹ.
Từ xa xưa, vịt bầu Minh Hương nổi tiếng khắp vùng. Đây là giống vịt bản địa, được nuôi thả tự nhiên từ nguồn nước suối của cánh rừng đặc dụng Cham Chu. Vịt tròn lẳn, chỉ uống nước suối, ăn thức ăn từ núi rừng, cho chất lượng thịt thơm ngon. Do đó, cứ vào dịp lễ, Tết là người dân khắp vùng đều tìm mua giống vịt này để chế biến mâm cỗ, làm quà biếu tặng. Nhưng vì số lượng vịt bầu trong dân rất hạn chế nên không phải ai cũng mua được. “Vậy là, ý tưởng chăn nuôi, nhân giống, bảo tồn loài vịt quý này bắt nguồn từ đó!”, chị Lịch nhớ lại.
“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, các cụ nói quả không sai. Cái khó khăn đầu tiên chị Lịch vấp phải là giống vịt bầu Minh Hương khá hiếm, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Để nhân đàn, chị Lịch đến từng nhà vận động các hộ dân cùng nhân giống, giữ gìn nguồn gen giống vịt quý hiếm này. Bản thân chị Lịch hằng ngày vào từng bản làng thu mua mỗi nhà một ít, chị chọn mua vịt to, vịt con, ấp trứng để nhân giống. Tích tiểu thành đại, chị Lịch có đàn vịt trên 200 con. Nhờ đó, giống vịt bầu Minh Hương vẫn bảo tồn được nguồn gen, không bị lai tạo với các giống vịt của địa phương khác.
Nâng tầm thương hiệu nông sản địa phương
Để phát triển, nhân giống đàn vịt được bền vững, chị Nông Thị Lịch đã học hỏi thêm nhiều kiến thức từ sách vở và tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi. Năm 2018, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, chị Lịch quyết định thành lập HTX vịt bầu Minh Hương, do chính chị làm Giám đốc. Các thành viên tham gia đều là những người nông dân ở 2 xã Bình Xa, Minh Hương.
Nhờ có kiến thức, kinh nghiệm của người chăn nuôi, chị Lịch rút ra được nhiều điều để phát triển đại trà giống vịt quý này. Chị bảo, giống vịt này rất nhạy cảm, hễ người lạ vào là sợ bỏ ăn ngay. Nếu bắt một con là cả đàn ủ rũ, nhịn ăn vài ngày nên khi bán vịt là phải bán hết lượt hoặc phải nhốt riêng số lượng bán sang khu chuồng cách xa nhau để chúng không nhìn thấy. Đối với vịt đẻ thì chỉ nuôi trong khuôn viên, không thả ra suối vì dễ bị làm dập trứng. Còn vịt thương phẩm thì được thả ra suối. Loại này nuôi trên 5 tháng là có thể xuất bán, trung bình mỗi con nặng từ 1,9kg đến 2,2kg/con, giá bán trên 150 nghìn đồng/kg.
Năm 2020, vịt bầu Minh Hương đã được chứng nhận đạt 3 sao OCOP và được bạn hàng từ các thị trường Hà Nội, Phú Thọ đón nhận. Có những thời điểm HTX xuất bán được 3.000 đến 4.000 con. Tháng 9/2023, sản phẩm vịt bầu Minh Hương được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.
Để tiêu thụ sản phẩm vịt bầu, chị Lịch cùng các thành viên trong HTX đã đi đến từng nhà hàng, cửa hàng “gõ cửa” chào hàng và tham gia các hội chợ ở TP. Tuyên Quang, các xã, thị trấn. Đồng thời thực hiện liên kết chăn nuôi, thu mua sơ chế và tiêu thụ hết sản phẩm cho người dân trên địa bàn. Vịt bầu Minh Hương từng bước hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung với những sản phẩm có chất lượng. Đặc biệt năm 2020, vịt bầu Minh Hương đã được chứng nhận đạt 3 sao OCOP và được bạn hàng từ các thị trường Hà Nội, Phú Thọ đón nhận. Có những thời điểm HTX xuất bán được 3.000 đến 4.000 con.
Gia đình anh Triệu Văn Hoà, thôn 13 Minh Quang, xã Minh Hương là thành viên của HTX vịt bầu Minh Hương. Hiện nay, trang trại của anh có 300 con vịt. Trung bình mỗi tháng, anh xuất bán 2 lứa. Vịt bầu của gia đình anh được tiêu thụ tại các nhà hàng ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Hưng Yên… Từ nuôi vịt, mỗi năm anh Hòa lãi khoảng hơn 100 triệu đồng.
Hiện nay HTX vịt bầu Minh Hương có 7 thành viên, đồng thời liên kết các hộ dân chăn nuôi ở xã Minh Hương, Bình Xa, Phù Lưu… hình thành chuỗi “từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm” nhằm đưa đặc sản này tiếp cận nhiều thị trường hơn. Hành trình từ cô nông dân người Tày đến nữ Giám đốc HTX năng động, nhanh nhẹn của chị Nông Thị Lịch đã góp phần đưa thương hiệu nông sản của quê hương vươn xa. Đặc biệt là dấu mốc tháng 9/2023, sản phẩm vịt bầu Minh Hương được Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hanh-trinh-nong-dan-den-doanh-nhan-cua-mot-phu-nu-dan-toc-tay-1730794875557.htm