Trang chủChính trịNgoại giaoHành trình gắn kết và tự cường khu vực

Hành trình gắn kết và tự cường khu vực


Khởi đầu hành trình cách đây tròn 57 năm, Tuyên bố Bangkok ngày 8/8/1967 thành lập ASEAN chỉ có độ dài 2 trang khiêm tốn, nhưng chứa đựng trong đó là những mong mỏi và khát khao về hòa bình và thịnh vượng bền vững cho thế hệ mai sau.

ASEAN - Hành trình gắn kết và tự cường khu vực
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Hà Nội ngày 30/5/2024. (Nguồn: VOV)

Sự ra đời của ASEAN cùng những bước chuyển mình lịch sử của khu vực đã đưa Đông Nam Á vượt qua những chia rẽ của quá khứ, để trở thành điểm sáng trung tâm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương về sự đoàn kết và hợp tác, với tầm vóc chiến lược về chính trị và kinh tế. Sứ mệnh chung về hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đã gắn kết các nước thành viên ASEAN và đến lượt mình, một ASEAN gắn kết và tự cường luôn nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh đó ở những tầm cao mới.

Gắn kết trong sứ mệnh và tầm nhìn chung

“Sông núi không ngăn cách, mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị, hợp tác và chia sẻ” [1]. Những hình dung được phác họa cách đây gần 30 năm là nền tảng và động lực cho sự gắn kết của ASEAN theo cả ba chiều cạnh thời gian, không gian và chiến lược.

Xây dựng Cộng đồng ASEAN là tiến trình liên tục, được bồi đắp qua từng năm. Một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội là mục tiêu bao quát được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN. Giữa “vạn biến” của thời cuộc, mục tiêu này là bất biến, nhưng ở những thời điểm khác nhau, với những ưu tiên khác nhau, ASEAN sẽ cụ thể hóa thành các định hướng phù hợp theo xu hướng và chuyển động của từng giai đoạn.

Năm 2015, cũng vào thời điểm Cộng đồng ASEAN ra đời, các nước thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với chủ đề “ASEAN: Cùng vững vàng tiến bước”, đặt trọng tâm vào củng cố liên kết ở các tầng nấc khác nhau từ khu vực vươn tầm ra thế giới.

Chưa đầy một thập kỷ sau, trong bối cảnh tình hình ngày càng khó lường, khó đoán định và khó dự báo, Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2023 đã quyết định xây dựng một tầm nhìn dài hạn hơn, chiến lược hơn cho ASEAN. Theo đó, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 đã xác định hướng đi cho ASEAN, đó là “tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm”. Những từ khóa này sẽ là “kim chỉ nam” cho tư duy và hành động của ASEAN trong những thập kỷ tiếp theo, bảo đảm khả năng ứng phó chủ động, linh hoạt với mọi biến động.

Tự cường trong thế giới biến động

Trưởng thành và lớn mạnh qua gian nan, thử thách, ASEAN là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, nỗ lực bền bỉ và tinh thần tự cường. Tình hình thế giới, khu vực đang chuyển biến nhanh với nhiều xu hướng mới và cùng với đó là tác động đa chiều, thuận nghịch đan xen. Bối cảnh đó đòi hỏi ASEAN nỗ lực nhiều hơn nữa, giữ vững và phát huy thành quả của gần 60 năm hợp tác.

Vững vàng trong liên kết kinh tế. Trong bức tranh kinh tế thế giới còn nhiều gam màu xám, ASEAN tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng. Với GDP 3.800 tỷ USD năm 2023, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và dự báo vươn lên thứ tư vào năm 2030 với đà tăng trưởng như hiện nay. ASEAN hiện là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với tổng FDI đạt 229 tỷ USD năm 2023, vượt qua mọi nền kinh tế đang phát triển khác. [2]

ASEAN - Hành trình gắn kết và tự cường khu vực
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Lễ khai mạc và Phiên toàn thể Cấp cao ASEAN-43, ngày 5/9/2023, tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Anh Sơn)

Trước các xu thế phát triển mới, ASEAN dành nhiều nỗ lực và quyết tâm theo đuổi các sáng kiến mang tính đột phá. Hiệp định Khung kinh tế số ASEAN, hiệp định đầu tiên trên toàn cầu, sẽ mang lại cho ASEAN động lực tăng trưởng mới và lợi thế cạnh tranh lớn hơn. ASEAN cũng nổi lên là tâm điểm trong xu thế chuyển dịch và đa dạng chuỗi cung ứng, với dòng đầu tư tăng mạnh trong các lĩnh vực công nghệ và phát triển bền vững như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, xe điện, năng lượng tái tạo, mạng lưới điện, hạ tầng bền vững…

Vững mạnh trong hợp tác chính trị – an ninh. Là “kiến trúc sư” của cấu trúc khu vực, ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm, đặc biệt trong phát huy các chuẩn mực ứng xử như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…, cũng như nâng cao hiệu quả và sức hấp dẫn của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và nhiều Tuyên bố chung trước đó như Tuyên bố ngày 30/12/2023 về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á khẳng định đoàn kết, lập trường nguyên tắc và tiếng nói chung của ASEAN về các vấn đề quốc tế, khu vực, đề cao thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, mong muốn các đối tác ủng hộ nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Vững tin trong bản sắc Cộng đồng. Hiện thực hóa một ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm là sợi dây xuyên suốt tất cả các lộ trình và chiến lược của ASEAN. Hàng loạt sáng kiến của ASEAN thời gian qua như Hệ thống điều phối y tế công cộng khẩn cấp, Trung tâm Biến đổi khí hậu, Trung tâm kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới… cho thấy ASEAN vẫn miệt mài tìm kiếm giải pháp cho tất cả những vấn đề đang tác động đến cuộc sống người dân.

Dù còn nhiều việc cần phải làm, nhưng chắc chắn những thành quả ngày hôm nay sẽ được lan tỏa rộng rãi, để người dân cảm nhận được nỗ lực tận tâm của ASEAN ở tất cả các cấp độ hợp tác, dành thêm tình cảm, gắn bó, ủng hộ và đóng góp tích cực cho Cộng đồng ngày càng vững mạnh. Đó cũng chính là những giá trị nền tảng xây đắp nên bản sắc của Cộng đồng ASEAN.

ASEAN - Hành trình gắn kết và tự cường khu vực
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) tại Indonesia, tháng 7/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trọn vẹn niềm tin, trọn tình gắn bó

Năm 1995, Việt Nam chính thức bắt đầu tiến trình hợp tác và hội nhập ASEAN. Khởi đầu muộn, xuất phát điểm lại không cao, chúng ta phải nỗ lực không ngừng để bắt kịp nhịp độ và tham gia đầy đủ tất cả các lĩnh vực hợp tác ASEAN, và cao hơn là tích cực và chủ động đóng góp vào tiến trình đó.

Nỗ lực 29 năm qua đã mang lại cho chúng ta những thành quả đáng tự hào, từ hoàn thành tốt trách nhiệm thành viên trong những ngày đầu, đến tự tin tham gia, đóng góp định hình các chiến lược của ASEAN, và hiện nay đảm trách và dẫn dắt nhiều tiến trình quan trọng. Vị thế và uy tín của Việt Nam trong ASEAN là kết quả của nỗ lực của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân. Thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 do Việt Nam đăng cai tổ chức, với chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”, là minh chứng sắc nét về vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với công việc chung của khu vực và thế giới.

Trong những ngày đầu tháng Tám, tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đã để lại nhiều di sản trân quý cho nền đối ngoại nước nhà, xin trích dẫn một câu nói của Đồng chí về ASEAN: “Việt Nam luôn coi ASEAN là ngôi nhà chung, đặt ưu tiên cao quan hệ với các nước thành viên, gắn bó hài hòa lợi ích quốc gia của Việt Nam với lợi ích của cả khu vực”. Tình cảm gắn bó và hữu nghị này sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình tham gia ASEAN với niềm tin và nỗ lực đóng góp vì một ASEAN gắn kết và tự cường.


[1] . Tầm nhìn ASEAN 2020, được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 1997 tại Kuala Lumpur.

[2] . Báo cáo thường niên năm 2023 của Tổng thư ký ASEAN.





Nguồn

Cùng chủ đề

Để quan hệ Đối tác phát triển ASEAN-Chile ngày càng mở rộng và hiệu quả

Ngày 6/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Chile, Đại sứ Việt Nam tại Chile Phạm Trường Giang đã dự lễ kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác phát triển ASEAN-Chile và 57 năm ngày thành lập ASEAN.

Việt Nam là ngôi sao sáng trong nền kinh tế ASEAN

Đó là nhận định của ông Heng Koon How, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB Singapore. Sự phục hồi kinh tế của Việt Nam kéo dài sang 6 tháng cuối năm 2024 Theo ông Heng Koon How, tỷ trọng kinh tế của Việt Nam trong tổng GDP của ASEAN tăng trưởng...

Quảng Tây đẩy mạnh hợp tác truyền thông “Nam Hướng” với các nước ASEAN

Quảng Tây - địa phương có vai trò quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển mới của Trung Quốc-đang tăng tốc trở thành trung tâm, cửa ngõ kết nối Trung Quốc với 10 nước ASEAN, thực hiện mở cửa toàn diện cho mục tiêu “Nam Hướng"...

Đưa điện ảnh ASEAN và Đông Bắc Á tới gần hơn với kiều bào Czech

Mới đây, tại Thư viện thành phố Prague đã chính thức khai mạc Liên hoan phim ASEAN mở rộng với sự tham gia của 8 quốc gia bao gồm Việt Nam, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

ASEAN BAC Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động trong năm 2024

Sắp tới Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt trong khu vực. Thông tin được ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) Việt Nam, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàng loạt UAV nhắm mục tiêu vào Moscow bị Nga chặn đứng, thủ đô của Ukraine chung cảnh ngộ

Trong sáng sớm 10/9, cả thủ đô Moscow của Nga và thủ đô Kiev của Ukraine đều thông báo về các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV).

Sức hút từ Sim số đẹp chưa bao giờ hạ nhiệt

Đầu tháng 9, thị trường sim số đẹp đã chứng kiến một thương vụ nổi bật khi ông Tiến, một doanh nhân nổi tiếng trong ngành sim số đẹp, chính thức chuyển nhượng sim số đẹp 0949999990 với mức giá cao. Đây là một trong những giao dịch cao nhất trong lĩnh vực sim số đẹp tại Việt Nam.

Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện đẹp nhất thế giới

Tiếp nối chuỗi 10 không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend liên tục khai trương, gây ấn tượng mạnh mẽ tại Trung Quốc và Mỹ trong tháng 8/2024, ngày 9/9/2024, Trung Nguyên Legend chính thức giới thiệu không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại khuôn viên Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – một công trình biểu tượng nổi tiếng được yêu thích.

Tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm

Ngày 9/9, trong báo cáo dài 400 trang trình bày tại Brussels (Bỉ), ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kêu gọi một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 800 tỷ Euro (tương đương 883,3 tỷ USD) mỗi năm để giải cứu kinh tế khu vực.

Mỹ bán 54 tên lửa “thống trị bầu trời tinh vi nhất thế giới” cho một quốc gia Đông Nam Á

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê duyệt hợp đồng bán 54 tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-8 (AMRAAM) cùng thiết bị liên quan cho Singapore, trị giá 133 triệu USD.

Bài đọc nhiều

Nhiều nước muốn vào BRICS vì… mệt mỏi với Mỹ

Ngày 8/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, nhiều quốc gia muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vì họ đã mệt mỏi với Mỹ.

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024: “Phá vỡ rào cản, bản lĩnh dẫn đầu”. Cuộc thi gồm 5 vòng chính thức, trong đó Vòng đơn bắt đầu từ ngày 24/8-8/9.

Nga và Trung Quốc bắt tay khai thác “mỏ vàng” ở Viễn Đông

Nga và Trung Quốc đang có nhiều kế hoạch, dự án hợp tác đầy tiềm năng ở Viễn Đông trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất, các ngành công nghiệp mới nổi.

Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga phát huy truyền thống dân tộc, đóng góp cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều tối 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ đội ngũ cán bộ, nhân viên Đại...

Gia vị Việt Nam chiếm lĩnh nhiều thị trường quan trọng; một số doanh nghiệp có lượng xuất khẩu tăng trưởng đột biến

Giá tiêu hôm nay 9/9/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 153.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam. Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith diễn ra ngày 10-13/9, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...

Tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm

Ngày 9/9, trong báo cáo dài 400 trang trình bày tại Brussels (Bỉ), ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kêu gọi một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 800 tỷ Euro (tương đương 883,3 tỷ USD) mỗi năm để giải cứu kinh tế khu vực.

Giá vàng bật tăng, vượt mốc quan trọng, điều kiện để đạt mức cao nhất mọi thời đại, nhà đầu tư trong nước gia...

Giá vàng hôm nay 10/9/2024, giá vàng tăng trong khi các nhà đầu tư hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp được công bố. Phân tích điều kiện để giá quý kim đạt mốc cao nhất mọi thời đại. Thị trường trong nước tạo cơ hội gia tăng vị thế cho nhà đầu tư. 1. SJC - Cập nhật: 09/09/2024 08:19 - Thời gian website nguồn cung cấp - ▼/▲ So với...

Người mua Trung Quốc quay trở lại thị trường sau thời gian dài vắng bóng, giá tiếp tục neo ở mức cao?

Giá tiêu hôm nay 10/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 153.000 đồng/kg.

Giá vàng ‘hụt hơi’, điều kiện để đạt mức cao nhất mọi thời đại, nhà đầu tư trong nước gia tăng vị thế

Giá vàng hôm nay 10/9/2024, giá vàng đi xuống trong khi các nhà đầu tư hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp được công bố. Phân tích điều kiện để giá quý kim đạt mốc cao nhất mọi thời đại. Thị trường trong nước tạo cơ hội gia tăng vị thế cho nhà đầu tư.

Mới nhất

Việt Nam bắn 21 phát đại bác chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith là chuyến thăm thứ hai kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (tháng 1.2021) đến nay và tiếp ngay sau chuyến thăm cấp nhà nước của đồng chí Tô Lâm trên cương vị Chủ tịch nước...

Hàng loạt UAV nhắm mục tiêu vào Moscow bị Nga chặn đứng, thủ đô của Ukraine chung cảnh ngộ

Trong sáng sớm 10/9, cả thủ đô Moscow của Nga và thủ đô Kiev của Ukraine đều thông báo về các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV).

Bé trai mất tay vĩnh viễn vì nghịch điện thoại khi sạc

Theo nguồn tin của Lao Động, khoảng 15h ngày 8.9, sau khi nghe thấy tiếng nổ lớn, người nhà chạy lại thì phát hiện cháu L.A.L (12 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang đau đớn cùng bàn tay trái bết máu, trên cơ thể có nhiều vết thương, bên cạnh là chiếc điện thoại đã...

Nước lũ chảy xiết, chưa thể bắc cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu

Dòng nước lũ chảy xiết, mực nước ngày càng dâng cao khiến công tác lắp cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ) vừa bị sập sáng 9-9 chưa thể tiến hành. Người dân có mặt tại khu vực lắp cầu phao tạm, cách cầu Phong Châu không xa - Ảnh: D.LIỄU Sáng 10-9, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ...

Mới nhất

Tình người trong bão lũ