Trang chủDu lịchKhám pháHành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã...

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế



Trải qua hơn 1.000 năm phát triển, Nhã nhạc cung đình Huế trở thành biểu tượng di sản văn hóa trường tồn không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của cả nhân loại.

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế trở thành minh chứng sống động cho nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam. (Nguồn: MIA.vn)

Hồn cốt nền văn hóa dân tộc

Nhã nhạc cung đình Huế xuất hiện vào những năm đầu của triều Lý (1010-1225) và được sử dụng trong những dịp lễ như Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu… Song phải đến thời Nguyễn (1802-1945), loại hình âm nhạc này mới thực sự phát triển rực rỡ, nhất là từ nửa đầu thế kỷ XIX.

Lúc này, khi vừa lập nghiệp ở phương Nam, triều đình vua Gia Long đã sớm biết sử dụng nghệ thuật để chăm sóc đời sống tinh thần. Đây cũng là lúc cái tên Nhã Nhạc gắn liền với cung đình Huế và phát triển theo quy phạm đúng chuẩn của nhà nước quân chủ.

Sở dĩ coi Nhã nhạc là biểu tượng cho sự hưng thịnh của các triều đại phong kiến là bởi lời ca, tiếng hát tao nhã và hình thức biểu diễn quý phái đã cùng hội tụ và khắc họa nên nét tôn nghiêm của buổi lễ, cũng như vẻ bề thế của quý tộc triều đình.

Sau khi triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta chính thức cáo chung vào năm 1945, Nhã nhạc cung đình Huế đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Song nhân dân ta, cùng cộng đồng quốc tế đã không ngừng nỗ lực bảo tồn nét đẹp văn hóa xứ Huế.

Qua đó, mặc cho năm tháng thoi đưa với nhiều thăng trầm, Nhã nhạc cung đình Huế vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên những gì đặc sắc, nhã nhặn và cung cách nhất như những ngày đầu tiên.

Vươn tầm quốc tế

Ngày 7/11/2003, UNESCO chính thức vinh danh Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, đây đồng thời cũng là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận.

Khác với ca trù phát sinh từ dân gian rồi vào cung đình, Nhã nhạc có quá trình hình thành, lan tỏa ngược lại và được UNESCO đánh giá là loại hình âm nhạc duy nhất đạt tới tầm vóc quốc gia trong các thể loại nhạc cổ truyền. Đây không chỉ là niềm vinh dự to lớn của dân tộc Việt Nam, mà còn mở ra triển vọng sáng cho lĩnh vực du lịch của thành phố Huế cổ kính.

Không chỉ giành được sự ghi nhận của tổ chức quốc tế, Nhã nhạc còn được giới thiệu tới công chúng tại nhiều quốc gia trong những chuyến lưu diễn của đoàn nghệ sĩ Việt Nam, qua đó khơi gợi sự quan tâm của người dân thế giới đối với nét đẹp văn hóa di sản nước nhà.

Năm 1995, nhạc sĩ Tôn Thất Tiết dẫn đầu Câu lạc bộ Phú Xuân và nhóm Ca Trù Hà Nội sang biểu diễn lần đầu tại Pháp và Thụy Sỹ theo lời mời của nhà Văn hóa Thế giới Pháp. Đến năm 2004, theo lời mời của UNESCO, đoàn nghệ sĩ Nhã nhạc bắt đầu chuyến lưu diễn kéo dài 2 tuần tại các thành phố Montreuil, Arras, Lyon, Marseille (Pháp), Munich, Aachen (Đức) và Brussels (Bỉ).

Đoàn cũng có buổi biểu diễn tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris, cũng chính dịp này, UNESCO đã trao cho đại diện Việt Nam giấy chứng nhận Nhã nhạc là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Bên cạnh đó, Nhã nhạc còn là cầu nối ngoại giao văn hóa quan trọng, được lồng ghép trong khuôn khổ trao đổi đoàn cấp cao giữa các nước. Đặc biệt, Nhã nhạc có vinh dự được hai lần biểu diễn cho Nhà Vua Nhật Bản.

Lần đầu tiên diễn ra vào năm 2007, tháp tùng theo đoàn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Nhật Bản, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế được mời vào Hoàng cung Nhật để biểu diễn cho Nhật hoàng Akihito thưởng thức. Sau buổi biểu diễn, Nhật hoàng đã đích thân bắt tay từng nhạc công và nói lời cảm ơn.

Đến năm 2017, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, Nhà vua Nhật Bản đã đến thăm Cố đô Huế và có lần thứ hai thưởng thức Nhã nhạc.

Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế
Nhân chuyến công du Việt Nam năm 2017, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tới thăm Cố đô Huế và lần thứ hai thưởng thức Nhã nhạc. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

Dấu mốc đáng nhớ

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Do đó, Thừa Thiên Huế đã tổ chức Festival Huế diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 16-18/6). Cũng trong dịp này, tỉnh nhà ra mắt Quỹ bảo tồn di sản Huế nhằm bảo tồn và phát huy di sản, văn hoá Huế theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước.

Theo NSND. Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, trong suốt thời gian qua, nhà hát rất coi trọng công tác nghiên cứu, lưu giữ lại hệ thống dữ liệu về Nhã nhạc và các bộ môn nghệ thuật cung đình để thế hệ sau này không phải cất công đi tìm.

Những tiết mục kinh điển, vốn là biểu tượng của Nhã nhạc luôn được nhà hát nỗ lực bảo tồn nguyên bản, chẳng hạn như Tam luân cửu chuyển, 10 bản ngự, Phú lục địch, Nam ai Nam bằng. Nhã nhạc cũng là linh hồn để thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa xứ Huế.

Bàn về định hướng bảo tồn và phát huy nét đẹp Nhã nhạc trong thời gian tới, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, chúng ta không chỉ quan tâm đầu tư cho môi trường diễn xướng, mà còn cần để ý đến công tác đào tạo, nhằm tạo ra đội ngũ kế thừa và nâng cao trình độ của các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhã nhạc để họ đạt đến trình độ mà ông cha ta từng có.

Các bộ, ngành cần có những cơ chế, chính sách bồi dưỡng tài năng, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế để đưa Nhã nhạc vươn tầm thế giới, có cơ hội diễn xướng tại nhiều quốc gia.

Có thể nói, hành trình 20 năm di sản thế giới của Nhã nhạc thực sự là niềm tự hào to lớn của nhân dân Thừa Thiên Huế, nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, là minh chứng sinh động khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững đất nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trải nghiệm Về miền di sản tinh hoa và bản sắc tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Chương trình tháng 11 với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1-30/11 tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động đặc sắc. ...

TP.HCM tham gia mạng lưới học tập toàn cầu của UNESCO: Thêm cơ hội học tập cho người dân

TP.HCM đang xây dựng mạng lưới thành phố học tập toàn cầu theo bộ tiêu chí của UNESCO. Người dân sẽ có nhiều cơ hội tham gia học tập suốt đời và thêm nhiều kỹ năng của thời đại công nghệ số. Trao đổi...

Những địa điểm nổi tiếng không nên bỏ qua khi du lịch tại Bắc Ireland

Hành trình khám phá các địa điểm đặc sắc này sẽ giúp du khách hiểu thêm về vùng...

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thành phố học tập

Lần đầu tiên Hội nghị các thành phố học tập tại khu vực Đông Nam Á đã được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Từ ngày 29 đến 30-10, Văn phòng khu vực UNESCO tại Bangkok (UNESCO Bangkok) phối hợp đơn vị quản lý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Việt Nam giảm 5 bậc trong bảng xếp hạng hộ chiếu thế giới 2024

Trong bảng xếp hạng "Những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới 2024", Việt Nam đứng thứ 87, tụt 5 bậc so với lần gần nhất. Theo bảng xếp hạng Những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất 2024 - Henley Passport Index do công ty tư vấn cư trú và quốc tịch toàn cầu Henley & Partners công bố ngày 10/1, Việt Nam đứng vị trí thứ 87 trên tổng 104 bậc, giảm 5 bậc so với lần...

Dừng khai thác khoáng sản sau khi phát hiện hang động tại núi Đụn

Ngày 30/10, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã có văn bản yêu cầu dừng hoạt động khai thác khoáng sản tại núi Đụn. ...

Prudential Việt Nam thắng giải HR Excellence Award 2024 | Doanh nhân | Tài Chính

Prudential được xướng tên tại giải thưởng HR Excellence Awards 2024 Singapore nhờ vào chiến lược phát triển nhân sự toàn diện. Tháng 10 vừa qua, Prudential Việt Nam đã xuất sắc giành Giải thưởng HR Excellence Award 2024 tại Singapore.Tại đêm trao giải năm nay, Prudential đã...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, bất chấp lịch sử đầy biến động thăng trầm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Lễ hội và cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế độc đáo tại Ocean City

Cuộc thi thiết kế đèn lồng quy mô quốc tế đầu tiên quy tụ các nghệ nhân xuất sắc nhất đến từ các vùng văn hóa đèn lồng lớn nhất thế giới sẽ được tổ chức thường niên tại siêu quần thể đô thị Ocean City (Hà Nội). Với thông điệp xuyên suốt "Thắp sáng vì sự sống - Shine for Life”, cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế - Ocean International Lantern Contest không chỉ quy tụ những...

Cùng chuyên mục

Gamuda Land khởi động dự án Elysian, kích hoạt đà phục hồi của thị trường BĐS phía Nam | Dự án | Tài Chính

Gamuda Land khởi công dự án Elysian tại Thủ Đức, TP HCM, hứa hẹn mang lại không gian sống đẳng cấp cùng các tiện ích xanh cho cư dân. Sau thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản phía Nam đang dần phục hồi với loạt...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, bất chấp lịch sử đầy biến động thăng trầm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Học viện AI Gamuda: Nơi công nghệ gặp gỡ tương lai xây dựng hiện đại | Số hóa | Tài Chính

AI giúp đổi mới ngành xây dựng, tăng cường hiệu quả, an toàn và khả năng cạnh tranh toàn cầu cho các tập đoàn áp dụng công nghệ mới như Gamuda (Malaysia). Thời đại của những chiếc máy khổng lồ được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI)...

Lễ hội và cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế độc đáo tại Ocean City

Cuộc thi thiết kế đèn lồng quy mô quốc tế đầu tiên quy tụ các nghệ nhân xuất sắc nhất đến từ các vùng văn hóa đèn lồng lớn nhất thế giới sẽ được tổ chức thường niên tại siêu quần thể đô thị Ocean City (Hà Nội). Với thông điệp xuyên suốt "Thắp sáng vì sự sống - Shine for Life”, cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế - Ocean International Lantern Contest không chỉ quy tụ những...

Du khách mòn mỏi đợi tuyết đầu mùa trên đỉnh núi nổi tiếng

NHẬT BẢN - Dù tháng 11 đã cận kề nhưng những trận tuyết đầu mùa vẫn vắng bóng trên đỉnh Phú Sĩ, khiến nhiều du khách chờ đợi không khỏi bồn chồn. Những trận tuyết đầu mùa ở Phú Sĩ thường xuất hiện ngay sau đợt leo núi mùa hè. Năm ngoái, cơ quan thời tiết Nhật Bản thông báo tuyết bắt đầu được ghi nhận từ 2/10 và trận tuyết rơi đầu tiên diễn ra vào 5/10. Tuy nhiên, mới...

Mới nhất

Bình Dương cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

(ĐCSVN) - Đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đã đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển của Bình Dương, Bình Dương cam kết sẽ tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động được thuận lợi và không ngừng...

Gamuda: Ứng dụng AI là bước đi chiến lược để cạnh tranh

Gamuda (Malaysia) tiên phong áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho các công trình xây dựng. Bởi AI góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và an toàn hiệu quả cho dự án. ...

Bộ Công Thương cảnh báo người tiêu dùng về rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên …

 1. Nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm và về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngCác nền tảng TMĐT xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay...

Thuốc Gabapentin – Thuốc kiểm soát động kinh nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Thuốc Gabapentin là loại thuốc có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giúp kiểm soát bệnh lý động kinh cục bộ. Tuy vậy, việc sử dụng Gabapentin cần thực hiện một cách...

Bổ nhiệm ba lãnh đạo cấp vụ trưởng tại Ủy ban Chứng khoán

Ông Đỗ Anh Vũ vừa được bổ nhiệm giữ chức chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán và Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cũng có vụ trưởng mới. ...

Mới nhất