Trang chủNewsNhân quyềnHành động chống rác thải nhựa đại dương

Hành động chống rác thải nhựa đại dương


Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng… Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Các quốc gia Đông Nam Á đã được xác định là những nước đóng góp đáng kể vào việc rò rỉ chất thải nhựa trên đất liền ra biển, do đó, việc thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và khu vực Biển Đông trở nên cấp thiết, các nước cần có những nỗ lực chung trong việc chống ô nhiễm nhựa và xây dựng, thống nhất lộ trình hướng tới một tương lai bền vững. Các quốc gia có biển trong khu vực cần nỗ lực hơn nữa để giải quyết các vấn đề cấp bách, bao gồm ô nhiễm môi trường biển, rác thải nhựa đại dương nhằm hướng tới môi trường sống an toàn hơn cũng như góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học biển.

z4949813729437_25127c80031154cb685a26821e031f8a.jpg
Rác thải nhựa đe dọa nghiêm trọng đại dương

Để thực hiện mục tiêu này, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 tại Bangkok, Thái Lan, Chính phủ của 10 Quốc gia Thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố Bangkok về Phòng chống rác biển ở khu vực châu Á, trong đó, 10 nước thành viên ASEAN cam kết “tăng cường các hành động ở cấp quốc gia cũng như các hành động mức hợp tác để ngăn chặn và giảm thiểu đáng kể rác thải đại dương”. Tuyên bố này của ASEAN sẽ vạch ra những ý tưởng có phạm vi rộng lớn nhưng sẽ tùy thuộc vào mức độ thực thi của mỗi quốc gia. Theo đó, ASEAN sẽ “tăng cường thêm các bộ luật và quy định cấp quốc gia cũng như đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế bao gồm đối thoại các chính sách liên quan và chia sẻ thông tin”.

Nhằm cung cấp chiến lược chung tập trung vào giải pháp cho vấn đề rác nhựa biển, năm 2021, ASEAN ban hành Kế hoạch Hành động chống rác thải đại dương giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch với 14 hành động khu vực dựa trên 4 trụ cột gồm hỗ trợ chính sách và lập kế hoạch; nghiên cứu, đổi mới và nâng cao năng lực; nhận thức, giáo dục và tiếp cận cộng đồng và huy động sự tham gia của khu vực tư nhân. Kế hoạch Hành động thể hiện một cột mốc quan trọng đối với ASEAN, thể hiện một cam kết tập thể mới, mạnh mẽ hơn thông qua các hành động khu vực, phù hợp với các chương trình nghị sự quốc gia nhằm giải quyết thách thức môi trường nghiêm trọng.

Tại Hội nghị ASEAN về chống ô nhiễm nhựa (ACCPP): Tăng cường sự phối hợp và hành động hợp tác để chống ô nhiễm nhựa, một trong những thách thức trong việc giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực ASEAN được đưa ra thảo luận là sự thiếu hụt dữ liệu. Theo đó, các quốc gia cần xem xét tình trạng ô nhiễm nhựa không chỉ qua lăng kính môi trường mà còn qua các quan điểm pháp lý và kinh tế, giải quyết vấn đề trong suốt vòng đời tuần hoàn của nhựa, thay vì chỉ coi đó là vấn đề quản lý chất thải.

Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa bằng việc ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm hỗ trợ áp dụng các công nghệ sạch và áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng; Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế…

Các cam kết quốc tế của Việt Nam đã được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo và hệ thống chính sách và pháp luật thời gian qua, điển hình như: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia “tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đã đặt ra yêu cầu “Thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương”… Ở cấp quốc gia, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm điều phối quản lý chất thải rắn nói chung và quản lý chất thải nhựa nói riêng. Ở cấp địa phương, trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình, UBND tỉnh/thành phố đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý chất thải và thực thi các quy định liên quan đến chất thải.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin làm cố vấn về ASEAN

(CLO) Ngày 16/12, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra làm "cố vấn cá nhân" không chính thức để hỗ trợ Malaysia trong vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2025. ...

ASEAN đang trở thành chủ thể kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng

Với vị thế của ASEAN, Australia đang tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế, không chỉ nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ đối tác để bảo vệ chủ nghĩa đa phương và trật tự thương mại dựa trên luật lệ.

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

150 đại học, tổ chức kiểm định ASEAN bàn về đảm bảo chất lượng giáo dục

150 trường đại học, các tổ chức giáo dục và kiểm định chất lượng của Việt Nam và các nước ASEAN họp hội nghị bàn về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Sáng 11-12, Hội nghị quốc tế của Mạng lưới bảo...

Malaysia-Australia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông

Ngày 10/12, tại Melbourne, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Mohamed Khaled Nordin và Phó Thủ tướng Australia kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles đã tiến hành cuộc họp Ủy ban cấp cao Malaysia-Australia về hợp tác quốc phòng lần thứ 4.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực chất, hiệu quả để sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Quản lý các lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trên cả nước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và một số bộ, ngành liên quan về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, sáng 17/12. Sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ,...

Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc tạm hoãn tổ chức Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024

(TN&MT) - Ngày 13/12, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đã có Thông báo số 33/TB-QTMB về việc tạm hoãn tổ chức Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm. Trước đó, ngày 28/11/2024, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đã ban...

Quảng Trị đề xuất tăng thêm công suất điện gió trên bờ, ngoài khơi

Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết: Địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét bổ sung tăng thêm cho địa phương khoảng 1.500 – 2.000 MW điện gió trên bờ và từ 2.600 - 4.000 MW điện gió ngoài khơi. ...

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều 16/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" tại các cơ quan...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về...

Ấn tượng Việt Nam trong Ngày Quốc tế Người di cư 2024 tại Singapore

Bộ trưởng Nhân lực Singapore cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với lễ hội Ngày Quốc tế Người di cư cũng như đối với đời sống kinh tế, văn hóa đa sắc tộc của Đảo quốc Sư tử.     Bộ trưởng Nhân lực Tan See Leng tới thăm gian hàng của Ban Liên lạc Cộng...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? ...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. ...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính