Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 với kết quả biểu quyết 460/460 đại biểu có mặt tán thành.

Một trong những nội dung đáng chú ý là Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

LeMinhHung
Các đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15. Ảnh: QH

Tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/tháng

Cụ thể, Quốc hội đồng ý thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27 gồm: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Quốc hội cũng đồng ý thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương.

Quốc hội giao Chính phủ triển khai thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện. Trong đó có việc hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng; quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

W-Screen Shot 2024 06 29 at 08.39.51.png
Lương Công chức tăng cao nhất lên đến 23,4 triệu đồng/tháng

Đáng chú ý, Quốc hội giao Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương, Quốc hội giao Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp trước ngày 31/12/2024.

Đồng thời Quốc hội đồng ý với việc thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6/2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 1/7/2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. 

Trong thời gian chưa sửa đổi, bãi bỏ, từ ngày 1/7/2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng trong tháng 6/2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). 

Nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1/7/2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH 

Ngoài ra, Quốc hội cũng đồng ý cho từ ngày 1/7, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH hiện hưởng. Hiện, cả nước có khoảng 3,3 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng.

Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

W-Screen Shot 2024 06 29 at 08.38.40.png
Bảng lương viên chức loại A3.

Chính phủ cũng điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

Đồng thời điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%). Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thực hiện các nội dung nêu trên tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15.

Quốc hội giao ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quy định tiền lương, chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội và các đối tượng khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, những chính sách này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong khu vực công mà còn liên quan đến hơn 50 triệu người đang hưởng các chính sách gắn với mức lương cơ sở.

Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí 913.300 tỷ để tăng lương

Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí 913.300 tỷ để tăng lương

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, Chính phủ đảm bảo được tổng nhu cầu kinh phí tăng lên 913.300 tỷ đồng khi tăng lương cơ sở thêm 30% và các chính sách liên quan.
Bộ trưởng Nội vụ: Cấp có thẩm quyền thống nhất tăng lương cơ sở lên 30%

Bộ trưởng Nội vụ: Cấp có thẩm quyền thống nhất tăng lương cơ sở lên 30%

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép vẫn giữ lương cơ sở và hệ số lương nhưng điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng – tăng 30%, cao nhất từ trước đến nay.
'Có những lúc chúng tôi cân nhắc vô cùng nặng nề để chọn tăng lương cơ sở 30%'

‘Có những lúc chúng tôi cân nhắc vô cùng nặng nề để chọn tăng lương cơ sở 30%’

Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, chúng tôi có những giờ phút suy nghĩ cân nhắc vô cùng nặng nề để lựa chọn phương án. Cuối cùng chọn phương án tăng lương cơ sở là tối ưu nhất”, Bộ trưởng Nội vụ chia sẻ.