Powered by Techcity

Vì sao con nuôi đặc sản gà Móng chưa phát huy được giá trị?



Gà Móng, xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên) là con nuôi đặc sản bản địa quý hiếm. Giống gà này đã được bảo tồn gien, xây dựng chỉ dẫn địa lý và có nhiều chương trình xúc tiến thương mại tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nhất định nên đến nay, gà Móng Tiên Sơn vẫn chưa phát huy được giá trị.

Trang trại chăn nuôi gà Móng của anh Nguyễn Văn Thắm, cũng là nơi trước đây được lựa chọn bảo tồn gien giống đặc sản bản địa quý hiếm vẫn đang duy trì tổng đàn 8.000 con. Trong đó, đàn gà bố, mẹ khoảng 2.000 con, còn lại là gà thịt. Mỗi tháng anh Thắm xuất bán ra thị trường trung bình hơn 1.000 con gà Móng thương phẩm.

Tuy quy mô chăn nuôi gà Móng trong trang trại của anh Thắm khá lớn, tuy nhiên sản phẩm vẫn đang bấp bênh cả về khâu tiêu thụ và giá cả. Hiện tại, anh Thắm đang bán giá gà Móng thịt có thời gian nuôi 6 tháng ở mức 120 nghìn đồng/kg, gà từ 8 tháng – 1 năm giá 150 nghìn đồng/kg, trên 1 năm tuổi – 2 năm tuổi từ 180 – 200 nghìn đồng/kg. Với giá bán như vậy, mỗi kg gà Móng các loại chỉ cho lợi nhuận từ 10 – 20 nghìn đồng/kg. Được biết, trong suốt quá trình nuôi anh Thắm rất tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, kể cả đưa vào các chuỗi cửa hàng, nhà hàng, doanh nghiệp chuyên chế biến sản phẩm gà tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là thành phố Hà Nội. Cùng với đó, anh đầu tư cung cấp cho khách hàng có nhu cầu gà Móng đặc sản đã được giết mổ, đóng gói hút chân không, có đầy đủ tem nhãn… Anh Thắm tâm sự: Gà Móng phải nuôi thời gian dài mới cho chất lượng thịt ngon và trọng lượng tăng chậm. Người chăn nuôi rất dễ bị thua lỗ do giá cả thị trường rất bấp bênh…

Vì sao con nuôi đặc sản gà Móng chưa phát huy được giá trị
Anh Nguyễn Văn Thắm kiểm tra đàn gà Móng bố mẹ trong trang trại. Ảnh: Thành Nam

Cùng với anh Thắm, phần lớn hộ gia đình tại vùng Tiên Phong, xã Tiên Sơn vẫn duy trì chăn nuôi loại gà Móng đặc sản bản địa. Tuy nhiên, đa phần người dân đều chủ yếu nuôi với số lượng ít, mỗi hộ khoảng 30 – 100 con, một số hộ nuôi quy mô hơn 100 con, chủ yếu tận dụng không gian vườn nhà. Việc người dân nuôi gà Móng đặc sản chỉ chú trọng cung cấp chính cho nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán. Người nuôi đợi vào Xuân ấm áp sẽ vào con giống và nuôi đến Tết để đạt từ 8 – 10 tháng tuổi, đủ thời gian cho chất lượng gà ngon. Tổng đàn gà Móng tại địa phương thường xuyên duy trì khoảng 30 nghìn con.

Ông Lê Đức Thủy, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ gà Móng Tiên Phong cho biết: Gà Móng hiện vẫn là đối tượng con nuôi chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, số lượng đàn chỉ tập trung vào thời điểm nhất định và chưa thể hiện rõ được hướng sản xuất hàng hóa. Đa phần người dân vẫn chăn nuôi phục vụ nhu cầu gia đình dịp lễ, Tết là chính, lượng gà thừa một phần mới bán ra bên ngoài…

Thực tế, nuôi gà Móng đặc sản cần thời gian và chi phí khá lớn. Để nuôi gà móng thương phẩm thấp nhất từ 6 tháng trở lên, gà chất lượng ngon nuôi trên 8 tháng – 1 năm và lâu hơn nữa. Thời gian nuôi này gấp 1,5 đến hơn 2 lần so với các loại gà khác. Nhất là thời gian về sau (thường sau 6 tháng) gà tăng trọng rất chậm, giai đoạn này chủ yếu giúp nâng chất lượng, như: thịt chắc, ngọt, giòn… Gà khi đạt được trọng lượng, khẩu phần ăn hằng ngày cũng tăng lên, tập trung chính là thóc. Vào giai đoạn giá thóc lên cao như hiện nay, làm tăng chi phí nuôi gà Móng. Tuy vậy, giá bán gà Móng cũng không chênh nhiều so với gà bình thường, chỉ khoảng 10 – 20 nghìn đồng/kg (loại thương phẩm đại trà). Nếu gà Móng đưa ra bán ngoài chợ sẽ bị đánh đồng về giá với các loại gà khác, như: Lai chọi, lai Đông Tảo… Phần lớn người nuôi gà Móng tại vùng Tiên Phong đều vẫn tiêu thụ gà Móng tại thị trường tự do. Ngay với việc đưa sản phẩm gà Móng vào các nhà hàng cũng gặp rủi ro nhất định. Đã có trường hợp nhà hàng nhập và treo biển bán gà Móng đặc sản, nhưng chỉ được một thời gian sau đó trà trộn thêm loại gà khác để bán do có giá nhập rẻ hơn. Cũng theo anh Thắm, một số nhà hàng chỉ nhập đều sản phẩm gà Móng thời gian đầu để kéo khách, sau đó chuyển sang loại gà khác mà người dùng rất dễ bị nhầm lẫn.

Cần khẳng định, chất lượng thịt gà Móng không thua kém, có phần ngon hơn nhiều loại gà khác có tiếng trên thị trường. Do vậy, cùng với nỗ lực của người dân, các cấp, ngành tiếp tục có sự hỗ trợ cần thiết để sản phẩm gà Móng phát huy hiệu quả.

Mạnh Hùng

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất