Powered by Techcity

Văn hiến Hà Nam – Đôi nét phác thảo

Danh xưng Hà Nam lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Việt Nam cuối năm 1890, song còn trải qua mấy lần biến đổi. Để rồi ngày 6/11/1996, theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, tỉnh Hà Nam được tái lập.

Hà Nam trong quá khứ thuộc các đơn vị hành chính cấp độ khác nhau. Lịch sử vùng đất này theo nghĩa rộng đã bắt đầu từ thời đại đồ đá mới, cách ngày nay trên một vạn năm. Dấu tích của người nguyên thủy còn lại ở hang Chuông, hang Gióng Lở (xã Thanh Nghị, Thanh Liêm) là minh chứng rõ ràng về người Việt cổ đã biết đến nền nông nghiệp sơ khai.

Nối tiếp là thời đại đồ đồng, trên vùng đất Hà Nam đã phát hiện và khai quật hàng chục mộ thuyền ở xã Mộc Bắc, Đọi Sơn, Yên Bắc (Duy Tiên), Châu Sơn (thành phố Phủ Lý)… thu được các hiện vật tùy táng như mũi tên, mũi giáo, nhíp gặt lúa, thạp… bằng đồng, đồ gỗ, đồ sơn, đồ gốm. Đặc biệt, toàn tỉnh đã phát hiện 21 trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ I – bảo vật quốc gia mà một phiên bản được trưng bày tại trụ sở Liên Hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ).

Hà Nam hiện còn 1.784 di tích thuộc đủ loại hình: 551 ngôi đình, 490 ngôi chùa, 306 ngôi đền, còn lại là các miếu phủ, văn chỉ, từ đường, trong đó 85 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, trên 100 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ di tích tương đối dầy, được phân bố đều khắp ở hơn 1.200 thôn, xóm. Bên cạnh đó, Hà Nam còn có nhiều danh thắng được kết hợp bởi công trình kiến trúc cổ và cảnh quan thiên nhiên như: Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn, chùa Bà Đanh – núi Ngọc (Kim Bảng), Kẽm Trống, chùa Tiên – đồi Thông (Thanh Liêm), chùa Đọi – núi Đọi (Duy Tiên), hang Luồn – Ao Dong, chùa Ông (Kim Bảng). Ngoài hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa, vùng đất Hà Nam còn lưu giữ số lượng lớn các di vật, cổ vật phong phú, có những cổ vật hiếm, quý như tấm bia chùa Giàu (Đinh Xá, thành phố Phủ Lý), sách đồng (xã Bắc Lý, Lý Nhân), khánh đá chùa Điều (xã Vũ Bản, Bình Lục)… Tấm bia Bảo Tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý ở chùa Đọi (xã Đọi Sơn, Duy Tiên) đã được Nhà nước công nhận bảo vật quốc gia, hội tụ những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, văn chương và nghệ thuật.

van_hoa.jpg

Vật Liễu Đôi, xã Liêm Túc (Thanh Liêm). Ảnh: Điện Biên

Hà Nam cũng là vùng đất có di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng. Văn hóa truyền thống dân gian Liễu Đôi phân bố ở xã Liêm Túc và phụ cận giàu có tục ngữ, thành ngữ, ca dao, vè, truyện cổ, kiến trúc, mỹ thuật. Sự độc đáo, đặc sắc của kho tàng này là sự lưu truyền các bài binh thư, binh pháp, là lò vật lâu đời và các mô típ lạ của truyện cổ, là sự đậm đặc các loại hình văn hóa dân gian. Đặc biệt, truyện thơ “Hoàn Vương ca tích” với 8.878 câu thơ lục bát kể về cuộc đời, công trạng và các nhân vật, sự kiện có liên quan đến nhà vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn).

Hà Nam cũng là quê hương của các làn điệu dân ca độc đáo: múa hát Dậm Quyển Sơn (Thi Sơn, Kim Bảng), hát Lải Lèn (Bắc Lý, Lý Nhân), dân ca giao duyên ngã ba sông Móng (Duy Tiên – Bình Lục – Lý Nhân), hát Trống quân (Liêm Thuận, Thanh Liêm)… Nghệ thuật sân khấu dân gian, đậm nét là sân khấu chèo lưu truyền khắp trong toàn tỉnh, với nhiều chiếu chèo sân đình. Nghệ thuật múa rối nước, múa rối cạn một thời phồn thịnh, nay còn để lại dấu tích ở thôn Nội Rối, Chương Lương (xã Bắc Lý, Lý Nhân). Đặc biệt, nghi lễ Hầu đồng và múa hát Chầu văn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cùng với lò vật dân tộc cổ truyền Liễu Đôi (Thanh Liêm), vùng đất Hà Nam còn được xa gần biết đến với các lò vật võ: Phúc Châu (xã Hợp Lý, Lý Nhân; An Bài (Đồng Du), Vũ Bị (xã Vũ Bản, Bình Lục); Phương Lâm (xã Đồng Hóa, Kim Bảng)…

Vùng đất này phong phú lễ hội với gần 100 lễ hội làng xã, 6 lễ hội vùng: Lễ hội đền Trần Thương (Lý Nhân), lễ hội đền Lảnh Giang, chùa Đọi (Duy Tiên), lễ hội đền Trúc (Kim Bảng), lễ hội vật võ Liễu Đôi (Thanh Liêm), lễ hội đình công đồng An Thái (Bình Lục). Nổi bật là việc khôi phục thành công lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Duy Tiên), lễ phát lương Đức Thánh Trần ở đền Trần Thương (Lý Nhân), cả hai đã được công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia. Các lễ hội ở Hà Nam còn lưu giữ các nghi thức, trò chơi liên quan đến tín ngưỡng cổ xưa thờ mặt trời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, như trò vật cầu ở lễ hội đền An Mông (xã Tiên Phong, Duy Tiên), cướp cầu ở lễ hội đình Gừa (xã Liêm Thuận, Thanh Liêm), thả diều ở lễ hội làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, Lý Nhân), thi bơi thuyền ở lễ hội đền Trúc (xã Thi Sơn, Kim Bảng)…

Hà Nam – vùng đất có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, sản phẩm được ưa chuộng trong và ngoài tỉnh, như mây giang đan Ngọc Động, dệt Nha Xá, trống Đọi Tam (Duy Tiên), gốm Đanh Xá, thị trấn Quế (Kim Bảng), đồ sừng mỹ nghệ Đô Hai (Bình Lục), thêu ren Hòa Ngãi, An Hòa (Thanh Liêm)… Hà Nam cũng là địa phương có văn hóa ẩm thực được khách khen ngợi, như chuối Ngự Đại Hoàng (ngày xưa dùng để tiến vua), hồng, cá kho Nhân Hậu, quýt Văn Lý, bánh đa làng Chều (Lý Nhân), đậu Đầm, bánh cuốn chả (thành phố Phủ Lý), cá trối Ba Sao (Kim Bảng), rượu Vọc (Bình Lục), rượu Bèo (Duy Tiên), Phúc Châu (Lý Nhân).

Lam gom.jpg

Cơ sở sản xuất gốm Gia Long, làng gốm Quyết Thành, thị trấn Quế (Kim Bảng). Ảnh: Lương Thế

Hà Nam – vùng đất “Địa linh – Nhân kiệt”. Thôn Bảo Thái, xã Liêm Cần – quê nội của Hoàng đế Lê Đại Hành (Lê Hoàn); làng Chảy, xã Liêm Thuận quê hương của nhà khoa bảng – Sử gia Lê Tung đều ở huyện Thanh Liêm. Thôn Lũng Xuyên (Yên Bắc, Duy Tiên), quê hương bậc tiền bối cách mạng Nguyễn Hữu Tiến – người vẽ cờ Tổ quốc Việt Nam. Làng Vị Hạ (xã Trung Lương, Bình Lục) – quê hương nhà thơ Nguyễn Khuyến, đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, được đương thời tôn vinh là “Tam Nguyên Yên Đổ”. Làng Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) – quê hương nhà văn – Liệt sỹ Nam Cao đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý về văn học nghệ thuật, ngay từ đợt I (1996).

Từ khoa thi Tiến sỹ Nho học đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919), Hà Nam đã có 94 người đỗ Đại khoa ngạch văn ban, chưa kể đỗ đại khoa ngạch võ ban chưa được thống kê đầy đủ. Nhiều nhà khoa bảng Hà Nam có đóng góp lớn cho nền chính trị, giáo dục… nước nhà, trong đó phải kể đến 4 vị Tế tửu Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội) là Lê Tung, Trương Công Giai, Nguyễn Mạo, Nguyễn Kỳ và Vũ Văn Lý – Tế tửu Văn Miếu – Quốc Tử Giám Huế (Thừa Thiên – Huế). Các nhà khoa bảng này đứng đầu cơ quan đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước vào thời Lý, Trần, hậu Lê, Mạc và thời Nguyễn.

Vùng đất Hà Nam trong thế kỷ XX và hiện nay đã và đang phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, đóng góp cho đất nước nhiều nhà chính trị, quân sự, các nhà cách mạng và nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, văn nghệ sỹ mà tên tuổi góp phần tô thắm những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam. Nổi bật là những người con Hà Nam đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý về khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật: Nhà văn Nam Cao, Trần Hữu Thiên (con trai nhà văn Nam Cao), Giáo sư Đào Văn Tập, Giáo sư Trần Quốc Vượng, nhà văn Hữu Mai và nhiều người được tặng giải thưởng Nhà nước.

Nhìn tổng thể Hà Nam là vùng giao thoa Bắc – Nam, Đông – Tây; chuyển tiếp về địa hình, địa chất, thủy văn; trung lộ dòng di cư của người Việt, của dịch chuyển Kinh đô Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô và cả Kinh đô thứ hai thời Trần nữa là hành cung Thiên Trường… Đặc thù trên đã in dấu ấn sâu đằm lên vùng đất và con người Hà Nam từ ngàn xưa./.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Không tặng quà 20/10 cho cô giáo để môi trường giáo dục lành mạnh

Từ chối quà ngày 20/10 cho cô giáo Ngày 20/10 đang đến gần và hiện tại nhiều phụ huynh đang nháo nhác hỏi nhau nên tặng quà gì cho cô giáo phù hợp. Có người chia sẻ thẳng thắn tặng “phong bì”, có người nói tặng quà cho tế nhị và cũng có phụ huynh đặt câu hỏi: “Không tặng quà thì có sao không?”… Giữa các luồng ý kiến khác nhau thì mới đây trên mạng xã hội xuất hiện...

Futsal nữ Việt Nam rộng cửa đi tiếp tại vòng loại World Cup 2025

(ĐCSVN) – Đội tuyển futsal nữ Việt Nam nằm ở bảng đấu thuận lợi để tranh vé dự vòng chung kết Giải futsal nữ châu Á 2025 và xa hơn là suất đến Futsal World Cup nữ 2025. Chiều 17/10, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã tiến hành bốc thăm chia bảng vòng loại Giải futsal nữ châu Á 2025. Sau 6 năm, AFC tổ chức trở lại ngày hội lớn của futsal châu lục. Được phân vào...

Cùng tác giả

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam. Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có...

Hà Nam vượt kế hoạch gieo cấy lúa múa

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 28.000 ha lúa Mùa theo lịch thời vụ, đạt 100,38% so với kế hoạch. Trong đó huyện Kim Bảng có tiến độ nhanh nhất, đến ngày 30/6 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa Mùa. 5 địa phương còn lại đều cơ bản hoàn thành vào đầu tháng 7. Như vậy so với mọi năm, sản xuất vụ...

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ nhất vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Các đồng chí chủ tọa, điều hành Kỳ họp. Sáu tháng đầu năm 2024, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam...

Cùng chuyên mục

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam. Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có...

Hà Nam vượt kế hoạch gieo cấy lúa múa

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 28.000 ha lúa Mùa theo lịch thời vụ, đạt 100,38% so với kế hoạch. Trong đó huyện Kim Bảng có tiến độ nhanh nhất, đến ngày 30/6 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa Mùa. 5 địa phương còn lại đều cơ bản hoàn thành vào đầu tháng 7. Như vậy so với mọi năm, sản xuất vụ...

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ nhất vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Các đồng chí chủ tọa, điều hành Kỳ họp. Sáu tháng đầu năm 2024, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam...

Chùa Tam Chúc, Hà Nam

Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh....

Khí hậu, thủy văn tỉnh Hà Nam

Khí hậu Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20oC, nhưng không có tháng nào...

Hà Nam – Vùng đất hấp dẫn đầu tư

Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o - 110o kinh độ Đông, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ phía Nam của thủ đô), phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây...

Cá kho làng Vũ Đại, món ăn trứ danh tỉnh Hà Nam

Đặc sản Hà Nam thu hút du khách bởi những món ăn mang đậm hương vị đồng quê, khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Cách Hà Nội không xa, Hà Nam được nhiều du khách lựa chọn làm điểm nghỉ dưỡng phù hợp cho những ngày cuối tuần. Tuy không có những danh lam thắng cảnh hữu tình nhưng nơi đây lại nổi tiếng nhờ những đặc sản thơm ngon, hấp dẫn. Cá kho làng Vũ Đại  Nhắc đến đặc sản Hà...

Bữa sáng ở Phủ Lý với bánh đa cá rô và bánh cuốn

Bánh đa cá rô và bánh cuốn chả nướng thường được du khách thưởng thức trên hành trình di chuyển từ Hà Nội xuống phía Nam. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, nằm trên quốc lộ 1A là thành phố Phủ Lý. Nơi đây thường được coi là trạm dừng chân nghỉ ngơi, ăn sáng cho các du khách trên hành trình di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... Cứ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất