Powered by Techcity

Thực hiện số hóa công tác bảo tàng




Để quản lý và khai thác tài liệu, hiện vật một cách hiệu quả, phát huy tối đa giá trị di sản, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã đẩy mạnh số hoá và ứng dụng công nghệ 3D vào công tác bảo tồn, bảo tàng.

Hiện tại, ứng dụng công nghệ 3D, Bảo tàng tỉnh đã thực hiện số hóa những bảo vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia và các hiện vật đang được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, bao gồm: Bia chùa Giầu, Bia Sùng Thiện Diên Linh, Trống đồng Vũ Bản, Trống đồng Tiên Nội I,  Khánh đá chùa Điều, 6 pho tượng Kim Cương chùa Đọi Sơn. Mỗi hiện vật có một đời sống lịch sử riêng, hội tụ những tinh hoa về văn hóa, tín ngưỡng hết sức phong phú và độc đáo. Sử dụng công nghệ quét mã QR, khách tham quan sẽ được tiếp cận hình ảnh rõ nét, nghe thuyết minh về giá trị từng hiện vật một cách sâu sắc và phong phú. Công tác số hóa này vừa đáp nhu cầu tham quan, tìm hiểu vừa tăng khả năng tiếp cận tra cứu thông tin, khai thác tư liệu phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của người xem.

Bên cạnh xây dựng nền tảng tham quan 3D, Bảo tàng tỉnh Hà Nam còn xây dựng các clip giới thiệu về những nhân vật tiêu biểu của Hà Nam như: Thiếu tướng Trần Tử Bình – một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Chuông; Liệt sĩ Trần Văn Bảy hy sinh trong trận chiến Gạc Ma; 32 cụ già và thanh thiếu niên Đức Bản hy sinh trong trận càn của giặc Pháp năm 1952…

Thực hiện số hóa ở Bảo tàng tỉnh Hà Nam
Quét mã QR khách tham quan sẽ được giới thiệu và nghe thuyết minh về bảo vật.

Ngoài hiện vật, hiện Bảo tàng tỉnh Hà Nam còn lưu giữ một số lượng lớn tư liệu giấy. Đó là những văn bản lịch sử, chính trị, dấu tích của những nhân vật kiệt xuất, những tờ báo, bằng khen, những bức thư thời chiến, những tờ tem phiếu và những giấy tờ cá nhân khác của các thời kỳ đã qua… Để tăng cường công tác bảo quản và lưu giữ, Bảo tàng tỉnh đã số hóa gần 1.600 tài liệu giấy. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ số hóa 300 hiện vật gồm những hiện vật thời sơ sử, tiền sử, lịch sử và cách mạng kháng chiến trên địa bàn tỉnh Hà Nam, gồm các công cụ đá, đồng, đồ gốm của các triều đại, hiện vật chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ… Số hóa gần 3.000 phim âm bản là những hình ảnh về mọi mặt đời sống xã hội của Hà Nam qua các thời kỳ… Đây là một trong những bước đi tiến tới xây dựng Bảo tàng ảo của Bảo tàng Hà Nam.

Trong lĩnh vực quản lý di tích, tư liệu sắc phong là nguồn di sản văn hóa vô cùng giá trị, không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh, tinh thần, mà còn chứa đựng nhiều giá trị về khoa học, lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu sự thay đổi địa danh, đơn vị hành chính, lịch sử lập làng xã, cộng đồng dân cư, dòng họ và tín ngưỡng thờ thần của người Việt. Chính vì những giá trị đó, hiện tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam đã và đang thực hiện kiểm kê, nghiên cứu, tư liệu hóa sắc phong đang lưu giữ tại các di tích, trước tiên là trên địa bàn huyện Bình Lục, thị xã Duy Tiên. Việc kiểm kê, nghiên cứu nhằm biết được số lượng, tình trạng bảo quản, giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật để làm cơ sở cho việc phân loại, xây dựng kế hoạch gìn giữ, bảo quản, nghiên cứu sắc phong, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ khoa học về sắc phong, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cấp ủy, chính quyền, ban quản lý di tích và nhân dân địa phương về giá trị, ý nghĩa của sắc phong; ý thức của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ, ngăn chặn nạn trộm cắp sắc phong và phát huy giá trị tư liệu sắc phong trong đời sống xã hội. Đối tượng của đợt kiểm kê này là tất cả các di tích, bao gồm các di tích đã được xếp hạng và di tích chưa được xếp hạng (đình, chùa, đền, miếu, văn từ, văn chỉ, nhà thờ họ…) hiện đang lưu giữ sắc phong trên địa bàn huyện Bình Lục và thị xã Duy Tiên. Ngoài nội dung kiểm kê, sưu tầm, sao chụp, tư liệu hóa các tư liệu, hiện vật để lưu trữ trên nền tảng số phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu, quảng bá về giá trị sắc phong trên địa bàn tỉnh, việc kiểm kê sắc phong còn giúp các địa phương, Ban quản lý di tích lập phiếu kiểm kê sắc phong; hướng dẫn công tác bảo quản sắc phong; hướng dẫn bồi dán, phục chế sắc phong tại di tích. Cùng với công tác kiểm kê sắc phong, Bảo tàng tỉnh cũng đã thực hiện tư liệu hóa các thành phần hồ sơ di tích xếp hạng trước năm 1997. Đến nay, đã hoàn thiện 17/36 lý lịch, trọng tâm là phiên âm dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm được khắc trên bia, khánh, chuông đã dập tại các di tích xếp hạng trước năm 1997.

Trên thực tế, tham quan trực tiếp tại bảo tàng vẫn là hình thức được coi là tốt nhất, bởi nó giúp du khách có thể cảm nhận đầy đủ nhất về tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày. Nhưng hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc chuyển đổi số công tác bảo tồn bảo tàng, quản lý di tích là một xu hướng tất yếu. Bảo tàng tỉnh Hà Nam đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác chuyên môn với mong muốn mang đến cho công chúng những trải nghiệm tham quan đa dạng và hấp dẫn. Đồng thời tạo cơ hội cho những người không có điều kiện đến bảo tàng có thể tìm hiểu và khám phá các hiện vật tiêu biểu trên hệ thống trưng bày của Bảo tàng tỉnh.

Chu Bình





Nguồn: https://baohanam.com.vn/van-hoa/di-san/thuc-hien-so-hoa-cong-tac-bao-tang-140473.html

Cùng chủ đề

Tin tức sáng 20-11: Hôm nay Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao

Hôm nay Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 – Ảnh: Quochoi.vn Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam Sáng nay (20-11), Quốc hội tiến hành họp đợt 2 của kỳ họp thứ 8, kéo dài đến hết ngày 30-11. Trong sáng đầu tiên của đợt 2 kỳ họp, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự Luật Nhà giáo. Cuối phiên thảo luận, Bộ...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Theo đó, dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI được chấp thuận đầu tư đồng thời chấp thuận Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Hà Nam là nhà đầu tư của dự án. Dự án sẽ được triển khai tại xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 250ha, tổng nguồn vốn đầu tư là 2.975,581 tỷ...

Cùng tác giả

Tin tức sáng 20-11: Hôm nay Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao

Hôm nay Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 – Ảnh: Quochoi.vn Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam Sáng nay (20-11), Quốc hội tiến hành họp đợt 2 của kỳ họp thứ 8, kéo dài đến hết ngày 30-11. Trong sáng đầu tiên của đợt 2 kỳ họp, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự Luật Nhà giáo. Cuối phiên thảo luận, Bộ...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Theo đó, dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI được chấp thuận đầu tư đồng thời chấp thuận Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Hà Nam là nhà đầu tư của dự án. Dự án sẽ được triển khai tại xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 250ha, tổng nguồn vốn đầu tư là 2.975,581 tỷ...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất