Powered by Techcity

Phố Phủ, một thời để nhớ

Trong một thời gian khá dài, huyện lỵ của huyện Bình Lục được nhân dân quen gọi là “Phố Phủ”.

Chợ Phủ, thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục). Ảnh: Thế Tân

Ngày 13/2/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 26/QĐ-HĐBT thành lập thị trấn Bình Mỹ – lỵ sở huyện Bình Lục. Từ đó, trong tâm thức dân gian danh xưng Phố Phủ dần dà phai nhạt. Những cái tên ấy gợi nhớ một thời quá vãng, gắn bó với tình cảm của nhiều người.

Phố Phủ thời trước qui mô nhỏ hơn nhiều so với thị trấn Bình Mỹ hiện nay, chủ yếu là nơi đặt các cơ quan của huyện, không nhiều nhà cao cửa rộng, vài mươi hộ dân làm nghề sửa xe đạp, cắt tóc, sửa đồng hồ, bán hàng nước, hoa quả, mấy cửa hàng quốc doanh bán bách hóa, thực phẩm… thật thơ mộng, bình yên.

Cùng với Phố Phủ, có một chợ mang tên Chợ Phủ. Chợ họp ở phía đông bắc đầu làng Thượng Thọ (Mỹ Thọ) cách đường tàu hỏa không xa bán chủ yếu mặt hàng nông sản… người trong vùng kéo đến chợ tấp nập, đông vui.

Vậy tại sao huyện lỵ Bình Lục trước kia mang tên Phố Phủ, tên gọi này không có ở bất cứ nơi nào trên đất Hà Nam, ngoại trừ nơi đây. Phố Phủ có liên quan gì đến đơn vị hành chính Phủ? Phố Phủ phải chăng là lỵ sở của phủ và phủ nào?

Sử sách cho biết năm Quang Thuận 10 (1469) đời vua Lê Thánh Tông, Nhà nước phong kiến bỏ đơn vị hành chính “Lộ Châu”, lập đơn vị hành chính “Phủ”, đổi đơn vị hành chính “Đạo” thành “Thừa Tuyên”. Vùng đất Hà Nam nay là phủ Lỵ Nhân thuộc thừa tuyên Sơn Nam. Đến thời nhà Nguyễn, phủ Lỵ Nhân đổi gọi là phủ Lý Nhân (1831). Huyện Bình Lục, tên gọi từ thời Trần, lần lượt thuộc lộ Lợi Nhân, rồi châu Lỵ Nhân, phủ Lỵ Nhân đời vua Lê Thánh Tông và phủ Lý Nhân thời Nguyễn.

Ngày 21/3/1890, ba huyện Nam Xương, Bình Lục, Thanh Liêm tách khỏi phủ Lý Nhân để thành lập phủ Liêm Bình thuộc tỉnh Nam Định. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, ngày 20/10/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Hà Nam, trên cơ sở đất đai và dân số của phủ Lý Nhân trước đây, cắt 17 xã của huyện Vụ Bản, huyện Thượng Nguyên (Nam Định) nhập vào huyện Bình Lục, cắt hai tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp (Phú Xuyên, Hà Nội) nhập vào huyện Duy Tiên. Phủ Liêm Bình tách khỏi Nam Định, chuyển về tỉnh Hà Nam mới.

Ở trên là tóm tắt về sự thay đổi diên cách hành chính. Trở lại vấn đề danh xưng Phố Phủ.

Qua sử liệu có thể xác quyết: đã có thời lỵ sở của phủ Lý Nhân, phủ Liêm Bình đặt trên đất huyện Bình Lục, gần trùng khớp với phạm vi đất đai của huyện lỵ trước khi mở rộng, nâng cấp thành thị trấn.

Sách “Đại Nam thực lục”, tập 9, chính biên, Đệ nhị kỷ 5 (Minh Mệnh năm thứ 9 – 10 (1828 – 1829) (1) chép: “Đắp thành phủ Lý Nhân và thành hai huyện Duy Tiên, Thanh Liêm thuộc trấn Sơn Nam. Thành phủ Lý Nhân ở xã Cổ Thọ (sau đổi là Mỹ Thọ – MK), huyện Bình Lục là huyện kiêm lý. Thành huyện Duy Tiên ở xã Ninh Lão. Thành huyện Thanh Liêm ở hai xã Dương Xá, Hương Ngải.

Thành phủ Lý Nhân dài quanh 266 trượng (2) 2 thước 4 tấc, mé ngoài cao 7 thước 2 tấc, trong cao 4 thước, mặt dày 4 thước, chân thành 1 trượng 5 thước.

Về thời gian xây thành cũng sách này, tập 10 cho biết là vào năm Minh Mệnh thứ 5-6 (1824 – 1825)(3).

Sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, tập 13 do Nội các triều Nguyễn biên soạn đã miêu tả ngôi thành này ở thời kỳ sau, có khác biệt chút ít về kích thước so với “Đại Nam thực lục”, đồng thời bổ sung một số chi tiết. Sách chép: “Thành đất ở xã Cổ Thọ, huyện Bình Lục chu vi thành 261 trượng 2 thước 4 tấc, cao 7 thước 2 tấc, có 3 cửa, hào rộng 1 trượng 5 thước, vốn trước là thành phủ Lý Nhân đắp năm Minh Mệnh thứ 11″(4). Ở đây thời gian đắp thành lùi lại 5 năm (1830).

Các cuốn dư địa chí của triều Nguyễn như “Đại Nam nhất thống chí”, “Đồng Khánh dư địa chí” tiếp tục ghi nhận sự tồn tại của ngôi thành.

“Đại Nam nhất thống chí”, tập 3 một mặt miêu tả về ngôi thành, mặt khác nói đến vị trí và thời gian đặt lỵ sở phủ Lý Nhân: “Thành đất chu vi 271 trượng 6 thước, cao 7 thước 2 tấc. Hào rộng 4 trượng, mở 3 cửa, hai bên xây gạch, địa phận ở xã Cổ Thọ, trước ở xã Yên Dương. Năm Gia Long thứ 3 do phủ Lý Nhân kiêm lý mới đổi đến chỗ hiện nay. Năm Minh Mệnh thứ 6 đắp thêm. Năm Minh Mệnh thứ 13 thay đổi đến huyện Kim Bảng do phủ kiêm lý và dời phủ lỵ Lý Nhân đến trấn Nam Sơn, đem thành này làm thành huyện Bình Lục, nay vẫn theo như thế”.(5)

Sách “Đồng Khánh dư địa chí”, biên soạn trong thời Đồng Khánh (1886 – 1887), một lần nữa minh chứng về thành phủ Lý Nhân: “Huyện do phủ Lý Nhân thống hạt, huyện hạt ở xã Cổ Thọ, tổng Bồ Xá. Thành nguyên đắp bằng đất vây quanh bốn mặt, mỗi bề dài 65 trượng, tất cả dài là 260 trượng, thân thành cao 6 thước, bề mặt rộng 8 thước, chân thành rộng 2 trượng 2 thước. Cửa thành kiểu cung điện, các cửa trước, phải trái mỗi cửa đều xây bằng gạch thông thoáng. Còn kiểu cách thì trên tròn dưới vuông, lòng cửa cao 9 thước, rộng 7 thước 5 tấc. Trên trán cửa trước có 4 chữ bằng đá Lý Nhân phủ môn, ba cửa trước, trái, phải đều có cánh cửa. Thành cửa xây gạch cao 2 thước, 5 tấc, rộng 1 thước 3 tấc; 4 mặt hào rộng đều 3 trượng, sâu 3 thước”.(6)

Qua những miêu tả của mấy cuốn sách sử, chí triều Nguyễn có thể khẳng định: Lỵ sở phủ Lý Nhân đã có thời gian đặt trên đất xã Cổ Thọ (nay là Mỹ Thọ) huyện Bình Lục với sự tồn tại của ngôi thành đắp kiểu vô băng, đặc biệt trán cửa có 4 chữ “Lý Nhân phủ môn” (cửa phủ Lý Nhân) là nơi làm việc của các cơ quan hành chính, quân sự. Lỵ sở Lý Nhân đặt ở đây suốt từ thời vua Gia Long đến đầu đời vua Đồng Khánh, trên dưới 60 năm. Có lỵ sở là có đô thị. Danh xưng “Phố Phủ” đã cho thấy rõ, bởi chỉ ở đô thị/thành thị thì mới hình thành phố – nơi tập trung thị dân mở cửa hàng cửa hiệu, làm nghề thủ công, cùng với đó hẳn nhiên là có chợ phủ để dân quê mang lương thực thực phẩm đến cung cấp cho lỵ sở. Không chỉ là lỵ sở của phủ Lý Nhân, khi thành lập phủ Liêm Bình thì nơi đây tiếp tục đóng vai trò lỵ sở của phủ này.

Danh xưng “Phố Phủ” trong tiềm thức dân gian đã được xác thực hóa bằng tư liệu lịch sử rất nên trân trọng ghi nhớ lâu dài bằng tên phố hoặc tên công trình. Mong lắm thay!

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Các ghi chép từ thư tịch cổ và kết quả khai quật, khảo sát di sản cho thấy, Thành Nhà Hồ được quy hoạch xây dựng rất bài bản, quy mô. Trong đó, phía ngoài 4 cửa thành là các phố xá nhộn nhịp bán buôn, đô hội… Phố phường sầm uất một thời của kinh đô nay chỉ còn là quá vãng, thay vào đó là sự hiện diện của những ngôi làng truyền thống. Bên tòa thành...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà vững...

Cùng tác giả

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam. Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có...

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam. Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có...

Hà Nam vượt kế hoạch gieo cấy lúa múa

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 28.000 ha lúa Mùa theo lịch thời vụ, đạt 100,38% so với kế hoạch. Trong đó huyện Kim Bảng có tiến độ nhanh nhất, đến ngày 30/6 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa Mùa. 5 địa phương còn lại đều cơ bản hoàn thành vào đầu tháng 7. Như vậy so với mọi năm, sản xuất vụ...

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ nhất vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Các đồng chí chủ tọa, điều hành Kỳ họp. Sáu tháng đầu năm 2024, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam...

Chùa Tam Chúc, Hà Nam

Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh....

Văn hiến Hà Nam – Đôi nét phác thảo

Danh xưng Hà Nam lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Việt Nam cuối năm 1890, song còn trải qua mấy lần biến đổi. Để rồi ngày 6/11/1996, theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, tỉnh Hà Nam được tái lập. Hà Nam trong quá khứ thuộc các đơn vị hành chính cấp độ khác nhau. Lịch sử vùng đất này theo nghĩa rộng đã bắt đầu từ thời đại đồ đá mới, cách ngày nay...

Khí hậu, thủy văn tỉnh Hà Nam

Khí hậu Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20oC, nhưng không có tháng nào...

Tin nổi bật

Tin mới nhất