Powered by Techcity

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống”

Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ?

– Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời.

Không phải tôi không thích đóng phim mà tôi nghĩ rằng, mình bận rộn làm truyền hình thì công việc ở sân khấu sẽ bị chia sẻ.

Tôi từng làm lãnh đạo ở Nhà hát Kịch Việt Nam nên khá bận rộn. Hơn nữa, sau khi nghỉ hưu, tôi có Sân khấu Lệ Ngọc nên muốn dồn toàn tâm, toàn sức cho sân khấu của mình.

Cả đời làm sân khấu, thời điểm nào bà thấy khó khăn nhất?

– Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống vì đam mê say nghề, từ đấy tìm cách sáng tạo, và tìm ra lối đi riêng!

Khi tôi làm việc ở Nhà hát Kịch Việt Nam, khoảng năm 2003-2005, sân khấu rơi vào “nốt lặng”, vở diễn không có nhiều, cát-xê thấp, nhiều nghệ sĩ đã bỏ nghề, làm trái ngành để đảm bảo cuộc sống. Cũng có lúc diễn viên Nhà hát đông, một vở diễn có đến 3-4 ê-kíp diễn viên, phải có cơ hội mới được lên sân khấu.

Tôi có bầu, vẫn đi diễn, khi con được 6 tháng, tôi phải đưa con đi làm cùng. Khi đó, vừa diễn vừa tranh thủ chạy vào cánh gà cho con bú sữa.

Hay có những lần, vừa đi mổ ở bệnh viện, về nhà 2-3 ngày, tôi giấu mọi người để tiếp tục diễn. Nhưng mỗi lần lên sân khấu, tôi thấy yêu nghệ thuật truyền thống hơn nên mọi vất vả không còn quan trọng nữa.

Năm 2016, tôi tách Sân khấu Lệ Ngọc làm riêng. Tôi có thể làm xã hội hóa sân khấu khi kéo các nhà tài trợ về cho các vở diễn. Có người đến làm việc với mình vì nghệ thuật, nhưng cũng có người đến với mình để tìm kiếm huy chương, muốn nhận cát-xê cao hơn nên đôi lúc nghĩ về nghề, tôi lại thấy chạnh lòng.

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt - 1
NSND Lệ Ngọc chia sẻ với phóng viên Dân trí về niềm đam mê cháy bỏng dành cho sân khấu và nỗi trăn trở muốn truyền lại tình yêu, sự nhiệt huyết cho các diễn viên trẻ.

Có thông tin cho rằng, trong thời gian làm tại Nhà hát Kịch Việt Nam, nhiều người… sợ bà lắm?

– Có lẽ đúng (cười), vì tôi ở trong Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát, lại rất khắt khe với các vở diễn. Tôi luôn đặt chất lượng nghệ thuật lên hàng đầu, phải phục vụ công chúng, không làm nghệ thuật kiểu “hoa lá cành”.

Tôi từng sang Anh xem biểu diễn và thấy Nhà hát Quốc gia của họ có những vở kịch rất hay. Tôi đã đưa các kịch bản về để Nhà hát dàn dựng.

Khi người nghệ sĩ say công việc, họ sẽ có những lý lẽ để bảo lưu ý kiến của mình, đưa những vở diễn có tầm lên sân khấu. Nếu không vì Nhà hát, vì nền sân khấu thì không làm được việc đó.

Có ý kiến cho rằng, NSND Lệ Ngọc đi diễn… cho vui, không phải để mưu sinh. Bà nghĩ sao?

– Người làm nghệ thuật không giàu được, trừ những ca sĩ nổi tiếng. Ông xã tôi là NSƯT Văn Hải từng bỏ sân khấu một thời gian để kinh doanh, lo kinh tế cho gia đình. Chính ông xã là chỗ dựa cho tôi về mọi mặt.

Chúng tôi từng học diễn viên cùng nhau, cùng công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Ngày đó, tôi trong Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát nên thi thoảng, anh vẫn là người góp ý kịch bản cho tôi. Khi ông xã tạm xa sân khấu, tôi vẫn bám trụ với nghề. 

Người ta nói rằng, nghệ sĩ có cái tôi rất lớn nên khó tìm được bạn thân trong nghề, bà có nghĩ vậy không?

– Tôi thường đứng lên bảo vệ mọi người, tính tình bộc trực nên có lẽ mọi người cũng ngại vì chưa hiểu hết con người của tôi. Người ta hay nói “thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt”, nhưng tính mình thế, ai đã hiểu thì lại rất quý.

Tôi là một người mê làm việc, muốn làm mọi thứ cho nghệ thuật.

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt - 2
NSND Lệ Ngọc (áo vàng) đứng cạnh Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ mới đây (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ truyền thống của: Tuồng, chèo, cải lương… “kêu cứu” vì làm nghề vất vả nhưng nhận lương, cát-xê thấp… Có những người lập nghiệp ở Hà Nội gần 20 năm cũng không đủ tiền mua nhà, phải đi ở nhà thuê, nhà công vụ… Bà nghĩ gì về thực trạng này?

– Nghĩ về hiện trạng này, tôi lại thấy thương họ, nếu diễn vai chính họ chỉ nhận 260.000 đồng/đêm diễn, vai phụ chỉ hơn 100.000 đồng.

Xã hội phát triển, công nghệ 4.0 đưa chúng ta tiếp cận với nhiều loại hình giải trí trên mạng xã hội nên tuồng, chèo, cải lương… khó bán vé, không có người xem, dẫn đến đời sống anh em nghệ sĩ vất vả.

Khi đi liên hoan sân khấu, gặp một số lãnh đạo các Nhà hát, tôi vẫn chia sẻ rằng, ngoài thời gian diễn trên sân khấu, các anh chị nên tạo điều kiện để các diễn viên trẻ có thể đi diễn thêm, tham gia vào nhiều dự án nghệ thuật bên ngoài để kiếm thêm thu nhập. Các em vẫn có thể làm nghề mà cát-xê cũng tăng lên.

Nhiều diễn viên trẻ nói với tôi: “Cháu phải đi làm thêm thì mới trả được tiền nhà, tiền ăn…”, nghe thương lắm!

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt - 3
NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt - 4

Trên sân khấu, NSND Lệ Ngọc được ghi nhận bởi khả năng diễn xuất tự nhiên, duyên dáng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Năm 2013, bà thành lập Câu lạc bộ Sân khấu Lệ Ngọc, đến năm 2016 bà đổi tên là Sân khấu Lệ Ngọc. Trong khi các Nhà hát thuộc Nhà nước phải co kéo lắm mới có các đêm diễn đỏ đèn thì bà vẫn “giữ lửa” cho sân khấu của mình được lâu như vậy?

– Tôi từng làm quản lý một Nhà hát thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch khá lâu, vì thế tôi có kinh nghiệm làm sân khấu. Điều quan trọng nhất là phải phục vụ được khán giả, nếu không coi khán giả là trung tâm, bạn sẽ thất bại.

Nghệ thuật cũng như một món ăn, nếu cứ đưa người xem một món, họ sẽ chán. Người làm sân khấu phải nắm được tâm lý, thị hiếu của khán giả thì sẽ có nhiều vở diễn hay, có kịch chất lượng.

Hơn nữa, bạn đừng ngồi đấy đợi khán giả mà phải chủ động tiến về phía họ. Để khi họ đã xem mình diễn, sẽ muốn xem nữa, xem mãi.

Tôi thường xuyên mang vở diễn đến các trường học. Nếu trường đó có sân khấu, chúng tôi sẵn sàng đưa ê-kíp đến tận trường diễn chứ không đợi họ đến rạp xem.

Có các trường xem thấy hay, hợp đồng với chúng tôi nhiều buổi với các vở diễn khác nhau. Có hiệu trưởng đã nghỉ hưu nhưng vẫn giới thiệu chúng tôi với các trường học để biểu diễn cho khán giả nhí.

Người làm sân khấu cũng phải tính toán thời điểm xem lúc nào vở diễn “ăn khách”, lúc nào không.

Các vở như: Làm vua, Vang bóng một thời, Nước mắt của mẹ, Dế mèn phiêu lưu ký, Thị Nở – Chí Phèo… của chúng tôi đều được khán giả yêu thích và muốn xem lại nhiều lần.

“Ở nhà, tôi là người đóng vai ác với các con”

Mạnh tay đầu tư các vở diễn, vậy doanh thu có bù được chi phí bà bỏ ra không?

– Tất cả doanh thu thường không bù được số tiền tôi bỏ ra, chưa bao giờ hòa, chứ đừng nói đến chuyện lãi.

Ví dụ như vở Dế mèn phiêu lưu ký, tôi đầu tư cho vở diễn 1 tỷ đồng, đưa đoàn vào TPHCM với tiền vé máy bay, tiền khách sạn, ăn ở… cho cả ê-kíp mất thêm 2 tỷ đồng nữa nên tôi cũng phải tính toán, cân đối sao cho anh em vẫn được làm nghề, vẫn có cát-xê biểu diễn.

Tôi hy sinh như vậy vì muốn cống hiến cho khán giả những vở kịch hay nhất.

Khi vào TPHCM, chúng tôi diễn một ngày 2-3 suất, khán giả đến xem kín Nhà hát thành phố. Tôi thấy các đạo diễn, những người làm sân khấu phía Nam giỏi lắm bởi họ là những người đam mê, say nghề, cộng với đánh trúng thị hiếu khán giả nên vé bán rất tốt.

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt - 5
Nữ nghệ sĩ thành lập Sân khấu Lệ Ngọc gặp nhiều khó khăn nhưng bà đã tự lực đưa sân khấu của mình phát triển. Những vở diễn do bà thực hiện luôn sáng tạo nhưng vẫn giữ gìn cốt truyền thống nên thu hút khán giả.

Khi thành lập Sân khấu Lệ Ngọc, bà đã gặp phải những khó khăn gì?

– Tôi có cách quản lý uyển chuyển nên nhiều nghệ sĩ rất quý nhưng tôi gặp khó khăn ở việc tập hợp diễn viên.

Nhân sự của Sân khấu Lệ Ngọc thường huy động từ các Nhà hát, các đơn vị nghệ thuật khác nên rất bị động. Nếu các Nhà hát khó khăn 1 thì Sân khấu Lệ Ngọc khó khăn gấp 100 lần.

Đầu tháng 3 tới, tôi có hợp đồng diễn ở TPHCM 20 buổi nhưng đành phải hủy vì nhân sự vở diễn tản mát. Người thì dạy trong trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội không nghỉ được, người thì không đi được dài ngày, một số diễn viên trẻ đi đóng phim truyền hình, đi học…

Chúng tôi cũng không có rạp của riêng mình, mỗi khi tập vở, chúng tôi lại ra Trung Tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Hoa Lư, Hà Nội) tập và khi đi diễn, chúng tôi phải thuê rạp tại các Nhà hát.

Hoặc, khi đưa các diễn viên đi liên hoan Sân khấu quốc tế, tôi là người đi làm hộ chiếu, mua vé máy bay cho ê-kíp… Các chi phí này đều do tôi bỏ ra để vở diễn được “mang chuông đi đánh xứ người”.

Nhiều lúc tôi đã nản, muốn bỏ nghề nhưng đam mê lại khiến tôi không thể rời xa sân khấu. Sau tấm màn nhung, tôi đã phải đổ mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu để vực dậy sân khấu của mình.

Mải mê làm sân khấu như vậy, ông xã của bà có nói gì không?

– Ông xã là người đam mê sân khấu hơn tôi, anh luôn động viên tôi làm nghề. Vì đam mê sân khấu nên anh ấy để tôi tự do theo đuổi ước mơ của mình. Tôi luôn thấy may mắn khi có một người chồng hiểu và tâm lý với vợ, con.

Trên sân khấu, khán giả thấy NSND Lệ Ngọc thường đóng các vai có số phận, có nỗi đau, trăn trở… Khán giả có thể hình dung ngoài đời bà là người thế nào?

– Khi diễn, tôi thường tìm hiểu “đáy chữ” của nhân vật xem dưới câu thoại là những gì. Tôi được diễn nhiều nên trưởng thành sớm.

Ngoài đời, tôi là một người khá khó tính nhưng khi nói chuyện mà được “mở nút” thì lại được mọi người yêu quý.

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt - 6
Nữ nghệ sĩ nhận mình là nghệ sĩ lăn xả trên sân khấu và ngoài đời cũng là người mẹ nghiêm khắc trong cách dạy dỗ con cái.

Bà có 2 con gái, khi dạy con, bà có nguyên tắc đặc biệt nào không?

– Tôi dạy con nghiêm khắc, luôn chỉ bảo các con từng chút. Ở nhà, tôi đóng vai ác, thiết quân luật, còn ông xã chiều các con hơn. Khi ngồi ăn, tôi hay nhắc các con cầm đũa ra sao, ăn nói, cử chỉ thế nào. 

Con gái đầu của tôi sinh năm 1988, đang làm việc ở Singapore. Con thứ hai sinh năm 1994, đang làm ngành kiểm toán ở Anh, đã lấy chồng. May mắn là các cháu học giỏi, tự lập sớm và rất quan tâm đến bố mẹ nên chúng tôi yên tâm nhiều.

Dù đi du học sớm nhưng các con vẫn giữ các giá trị truyền thống Việt Nam, thích Tết. Đặc biệt, con rể Tây của tôi cũng rất thích sang Việt Nam, mặc áo dài và thưởng thức ẩm thực.

Khi con rể sang Việt Nam, chính tôi là người giới thiệu văn hóa truyền thống cho con, dạy con cầm đũa… Con rể khen rằng “mẹ nói chuyện hay quá”.

Tết này, các con sẽ về Việt Nam, tôi sẽ giới thiệu cách gói bánh chưng, thú chơi hoa ngày Tết, tục xông nhà, lì-xì cho con rể.

Bận rộn với công việc sân khấu như vậy, bà dành thời gian lúc nào cho mình?

– Dù bận thế nào, tôi cũng dành cho mình khoảng thời gian để thư giãn. Những lúc rảnh, tôi nghe nhạc và chăm sóc hoa. Trên sân thượng nhà tôi có một vườn hoa hồng nhỏ. Có thời gian là tôi lên chăm hoa để thư giãn.

Tôi nấu ăn không ngon bằng ông xã nên anh ấy thường xuyên vào bếp thay tôi. Nhà có hai vợ chồng nên chúng tôi cũng đơn giản hơn nhiều, khi nào các con về thì mới nấu nướng, bày biện cầu kỳ.

Xin cảm ơn bà vì những chia sẻ!

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt - 7
NSND Lệ Ngọc hạnh phúc khi có ông xã, NSƯT Văn Hải là chỗ dựa vững chắc giúp bà thỏa sức thăng hoa và cống hiến trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu.

NSND Lệ Ngọc sinh năm 1960, tại Hà Nội, là diễn viên khóa 1 của Nhà hát Kịch Việt Nam. Bà là con gái nhà giáo, nhà văn, nhà viết kịch Việt Hoài. Bà được phong tặng NSND năm 2015.

Trong thời gian công tác ở Nhà hát Kịch Việt Nam, NSND Lệ Ngọc từng được nhận Giải thưởng đặc biệt tại Liên hoan Sân khấu thử nghiệm lần thứ nhất (2008), Huy chương bạc tại Liên hoan Sân khấu Kịch nói toàn quốc năm 2012 với vai diễn Thêm vở Chia tay hoàng hôn, Huy chương vàng vai bà An vở Lâu đài cát tại Liên hoan Sân khấu toàn quốc 2015…

Tại Sân khấu Lệ Ngọc, bà giành nhiều giải thưởng, huy chương quan trọng. Năm 2016, với Ngũ biến, bà đoạt giải thưởng Hoa dâm bụt dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan sân khấu ASEAN tại Nam Ninh, Trung Quốc.

Năm 2019, bà giành Huy chương vàng vai diễn Phạm Thị Ngà, vở Huyền thoại gò Rồng Ấp tại Liên hoan Sân khấu Quốc tế thử nghiệm lần IV Hà Nội, năm 2019.

Tại Liên hoan Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2021, bà nhận Huy chương vàng vai diễn Thị Nở trong vở Thị Nở – Chí Phèo. Tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ V, năm 2022, bà nhận Huy chương vàng vai diễn Hoàng hậu Thiên Cảm, vở Huyền tích chùa Một Cột.

Vào tháng 12/2024, bà được Cục Người có công (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chọn là 1 trong 200 đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc gặp mặt Tổng bí thư Tô Lâm.

Ảnh: Nguyễn Hà Nam

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/giai-tri/nsnd-le-ngoc-nhan-minh-kho-tinh-ke-chuyen-re-tay-me-van-hoa-viet-20250104002459911.htm

Cùng chủ đề

Hà Nội: Quán cà phê không dành cho người yếu tim, tỷ phú thế giới cũng đến

Với căn nhà màu xanh lá nổi bật trên con đường An Dương (quận Tây Hồ), quán cà phê có tên Nirvana Space là một trong những nơi nhiều người nổi tiếng và các bạn trẻ lui tới vì không gian thiết kế độc đáo, với nhiều chuỗi hoạt động giải trí, hội chợ, chiếu phim… Rất nhiều người nổi tiếng đã đến và check-in tại quán như: Diva Hồng Nhung, rapper Wxrdie, Suboi, Low G, Tlinh… Tháng 4 vừa qua,...

Thiếu nữ diện váy ngắn, khoe dáng gợi cảm đón Giáng sinh ở Hà Nội

Dịp lễ Giáng sinh, các quán cà phê tại Hà Nội nhộn nhịp các bạn trẻ xinh tươi đến chụp ảnh. Có người sẵn sàng “cố thủ” từ sáng sớm đến đêm muộn để chụp được những khoảnh khắc đẹp, đậm không khí Giáng sinh. Dù thời tiết Hà Nội lạnh giá, các thiếu nữ vẫn diện váy ngắn, khoe dáng vóc gợi cảm, hút ánh nhìn. Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Nguyễn Phương Anh (bên trái, SN 2008, phố...

Hà Nội: Khách bất ngờ quán cà phê có ly nước vị bún chả, thịt trâu gác bếp

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, đa phần khách tới quán đều là giới trẻ đến giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc. Quán mở cửa từ 16h, tấp nập nhất là sau khoảng từ 21h đến đêm muộn. Chị Dương Quách Tú Linh (27 tuổi), người sáng lập quán Mê chia sẻ, cô là một du học sinh, từng có cơ hội trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới. Vì thế, Linh muốn đem những món...

Hàng vạn người dân thích thú khám phá, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng

Sáng 21/12, hàng vạn người dân sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang,… đã đổ về khu vực sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. 10h, tại khu vực gian hàng của Mỹ, Nga và Việt Nam trưng bày máy bay, tên lửa, xe tăng,… hàng vạn người dân xếp hàng chật kín...

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h sáng. Bước vào quán, ai nấy đều cảm nhận sự bình yên tách biệt khói bụi, xô bồ của phố thị. Chị Nguyễn Thị Bích (30 tuổi, Nam Định) chia sẻ, bản thân rất thích cảm giác ngồi thư giãn, nhâm nhi cà phê trong không gian ngập cây xanh. “Tôi cảm giác như mình đang ở trên tổ chim khi ngồi...

Cùng tác giả

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngàyHAGL Agrico sạch nợ với HAGL; TNG ước lãi ròng 2024 cao nhất trong 20 năm; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày; Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024; Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu 2025 gần 17.700 tỷ đồng. Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 Theo thông...

Cùng chuyên mục

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngàyHAGL Agrico sạch nợ với HAGL; TNG ước lãi ròng 2024 cao nhất trong 20 năm; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày; Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024; Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu 2025 gần 17.700 tỷ đồng. Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 Theo thông...

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất