Powered by Techcity

Nở rộ dịch vụ kinh doanh đồ uống mang đi



Trong nhịp sống hiện đại, năng động ngày nay, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống không chỉ tăng lên nhanh chóng mà còn cần sự đa dạng, tiện lợi trong phương thức phục vụ. Yêu cầu này đã thúc đẩy dịch vụ kinh doanh đồ uống mang đi (take away) phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Qua khảo sát một số khu vực xung quanh các bệnh viện, trường học, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Phủ Lý dễ dàng nhận thấy, trào lưu kinh doanh đồ uống mang đi đang phát triển nở rộ, đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều người. Chỉ với một kệ hàng di động cùng hoa quả tươi, đá viên, máy xay cà phê, máy sinh tố và các loại si rô trái cây cần thiết là người bán đã có thể mở điểm bán hàng, đáp ứng đa dạng nhu cầu về các loại đồ uống của khách hàng, từ các loại chè cho đến cà phê, sinh tố, nước ép hoa quả… Do không mất chi phí để thuê mặt bằng, nhân công phục vụ, lại hướng tới đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân lao động có thu nhập thấp nên những loại đồ uống mang đi này thường có giá bán khá thấp, dao động trong khoảng từ 7.000 đồng đến trên 20.000 đồng mỗi cốc (tùy loại).

Quanh các tuyến đường ở khu công nghiệp Châu Sơn (thành phố Phủ Lý), số lượng các “cửa hàng” lưu động kinh doanh đồ ăn, đồ uống take away đang “mọc” lên ngày một nhiều, tập trung bán đông nhất là vào đầu giờ sáng khi công nhân bắt đầu đi làm và giờ tan tầm mỗi ngày. Chị Lại Thị Liên, chủ một “cửa hàng” kinh doanh đồ ăn, uống lưu động tại khu công nghiệp Châu Sơn cho biết: Với ưu thế là sử dụng ít vốn, độ rủi ro không cao, mang lại nguồn thu nhập khá nên tôi lựa chọn phương thức kinh doanh này để khởi nghiệp. Vì phục vụ đối tượng chính là công nhân lao động nên tôi bán chủ yếu là những mặt hàng đồ uống tự chế biến, vừa bảo đảm chất lượng, vừa có mức giá phải chăng như chè đỗ đen, nước chanh, nước mía… Cùng với đó, tôi còn bán kèm một số món ăn phục vụ công nhân mua ăn trưa, ăn ca như bún, xôi, bánh mỳ các loại. Mỗi cốc nước uống hay gói đồ ăn chỉ có từ 5-10.000 đồng. Nhiều công nhân muốn đổi bữa ăn hay tiết kiệm tiền từ chế độ suất ăn trưa của công ty nên thường xuyên mua đồ ăn, nước uống của tôi.

Nở rộ dịch vụ kinh doanh đồ uống mang đi
Điểm kinh doanh đồ uống mang đi của chị Đặng Thị Thắm, Đường Lý Thái Tổ, thành phố Phủ Lý đáp ứng đa dạng các loại đồ uống cho khách hàng. Ảnh: Hân Hân

Ngoài ra, trên các tuyến phố lớn, hay tại những khu vực thường xuyên có đông người qua lại, các “cửa hàng” kinh doanh đồ uống mang đi cũng xuất hiện phổ biến, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là trong những tháng nắng nóng của mùa hè. Đặc điểm chung của phần lớn các quán, điểm bán đồ uống mang đi này là người bán sẽ chuẩn bị sẵn menu đồ uống kèm theo mức giá cụ thể dán ở phía trước quầy pha chế của xe đẩy lưu động để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy và lựa chọn đồ uống thích hợp, sau đó thanh toán rồi mang đi luôn thay vì ngồi uống tại chỗ như ở các cửa hàng kinh doanh đồ uống cố định. Cách kinh doanh này nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số những người bận rộn, không có nhiều thời gian để ngồi lại như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…

Chẳng hạn như tại “quán” kinh doanh đồ uống mang đi của chị Đặng Thị Thắm trên Đường Lý Thái Tổ (thành phố Phủ Lý), khách hàng có thể thoải mái lựa chọn cho mình những thức uống phù hợp “túi tiền” và sở thích với mức giá phổ biến là 10-20.000 đồng/cốc như chè, cà phê, trà sữa, sữa chua vị hoa quả, trà chanh, sinh tố, nước ép hoa quả các loại… Không chỉ bán tại chỗ, chị Thắm còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook và nhận giao hàng tận nơi khi khách hàng có nhu cầu. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, chị Thắm bán được hàng trăm cốc đồ uống.

Chia sẻ về công việc của mình, chị Thắm cho hay: Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, nhiều người không có nhiều thời gian rảnh để ngồi quán thưởng thức cà phê, nước uống. Nhận thấy nhu cầu cao của thị trường đối với mặt hàng đồ uống mang đi, ngay từ đầu năm, tôi đã quyết định đi học một khóa về pha chế đồ uống rồi đầu tư mua xe, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu để mở điểm bán hàng từ dịp hè năm nay. Qua tìm hiểu, tôi lựa chọn địa điểm bán là nơi dễ tìm, gần khu vực chợ cóc, quán cơm văn phòng có nhiều người qua lại, đường sá thuận lợi cho việc đứng chờ lấy đồ và di chuyển của khách hàng. Dù chỉ mới mở “quán” chưa lâu nhưng vì giá bán đồ uống phải chăng, chỉ bằng 50% giá bán tại các cửa hàng cố định nên hằng ngày quán thu hút lượng lớn khách đến mua  hàng cũng như gọi điện đặt đồ uống giao tận nhà, trong đó phần nhiều khách hàng là dân văn phòng.

Có thể thấy, thị trường kinh doanh đồ uống nói chung và các mô hình take away đang vô cùng đa dạng và phát triển sôi động. Mô hình quán đồ uống take away này được xem là phương thức kinh doanh độc đáo với ưu điểm nổi trội là vốn ít, có thể di chuyển địa điểm linh động và dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Với nhiều ưu thế nên loại hình kinh doanh này đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp.

Nguyễn Oanh

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Cùng tác giả

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

48 giờ ở ngoại thành Huế

...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất