Powered by Techcity

Ngày càng nhiều người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt



Nhằm từng bước tạo dựng môi trường hình thành thế hệ công dân số và doanh nhân số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương triển khai chuyển đổi số, khuyến khích người dân thanh toán dịch vụ không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa ở các cấp, thanh toán học phí tại các trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế và bệnh viện. Thông qua việc giao dịch trực tuyến Internet Banking và Mobile Banking thay bằng hình thức dùng tiền mặt không chỉ bảo đảm an toàn mà còn giảm chi phí thời gian cho người dân và doanh nghiệp, tạo sự minh bạch trong công tác thu phí và lệ phí.

Theo đánh giá của các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh, xu hướng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking ngày càng phổ biến. Chỉ bằng điện thoại thông minh, khách hàng có thể chuyển tiền cho con đi học xa hằng tuần, mua sắm online, chuyển tiền cho các tài khoản khác. Việc sử dụng dịch vụ số trong thanh toán đã giảm sức ép khi giao dịch trực tiếp cho các ngân hàng và nâng cao hiệu suất khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tại Hà Nam, đến năm 2025 phấn đấu tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên. Để đạt được kết quả trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành áp dụng công nghệ số trong quá trình quản lý, kinh doanh và các NHTM khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ số trong thanh toán. Tại các xã, phường, thị trấn việc triển khai thu phí và lệ phí tại bộ phận một cửa đang được áp dụng và từng bước đi vào nề nếp.

Điển hình như tại xã Liêm Cần (Thanh Liêm) khi triển khai kế hoạch thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại Bộ phận một cửa, UBND xã đã tổ chức tuyên truyền tới toàn thể nhân dân ở các thôn xóm, để người dân biết và giao dịch. UBND xã Liêm Cần cũng đã phối hợp với nhà mạng, đơn vị cung cấp dịch vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ nhân dân tại bộ phận một cửa. Đồng thời, địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, đặc biệt là với người dân đến làm thủ tục tại xã thay đổi thói quen thanh toán truyền thống, từng bước gửi hồ sơ qua mạng, thanh toán lệ phí giao dịch không dùng tiền mặt.

Ngày càng nhiều người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại cửa hàng điện thoại Hoàng Hà (phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý). Ảnh: Trần Thoan 

Ông Hà Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Liêm Cần cho biết: Nhiều người dân đã sử dụng dịch vụ mobile banking để giao dịch mua sắm nên việc thanh toán phí tại Bộ phận một cửa của UBND xã không dùng tiền mặt sẽ rất thuận tiện. Người dân làm thủ tục xong chỉ cần quét mã QR hoặc chuyển khoản là xong. Đến nay, việc giao dịch tại bộ phận một cửa tại xã Liêm Cần không dùng tiền mặt đã được nhiều người dân áp dụng thực hiện. Thông qua việc giao dịch không dùng tiền mặt đã giúp giảm rất nhiều thời gian cho công dân, nhất là những lao động làm việc tại các khu công nghiệp, không bố trí được thời gian để chờ đợi, chỉ cần gửi hồ sơ trực tuyến, sau đó chuyển tiền, hẹn đến giờ ra lấy kết quả.

Ngoài triển khai tại bộ phận một cửa ở các xã, UBND tỉnh còn chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các bệnh viện và yêu cầu các ngành, địa phương tập trung hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các đơn vị; thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ người tiêu dùng trong chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt. Thông qua đó, các ngành và các đơn vị vận động, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp cung cấp nền tảng số giáo dục, nền tảng số y tế; các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán trên địa bàn tỉnh có các hình thức khuyến khích như miễn, giảm phí, khuyến mại, giảm giá… đối với trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế và khách hàng ở các cơ sở này khi sử dụng nền tảng số và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được các đơn vị thực hiện cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức sau: mã vuông QR (Chuyển khoản/Thanh toán), qua     website (Chuyển khoản/Thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục và các cơ sở y tế.

Ông Phạm Văn Tùng, Quyền Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tỉnh Hà Nam cho biết: Internet Banking (E-Banking, ngân hàng điện tử) là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp khách hàng quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng thông qua các thiết bị kết nối internet như điện thoại, laptop, máy tính bàn. Còn Mobile Banking là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến thông qua ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại, cho phép khách hàng giao dịch với ngân hàng ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một chiếc điện thoại di động thông minh, có kết nối internet là khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch. Dịch vụ Mobile Banking, khách hàng thực hiện các giao dịch 24/7 nhanh chóng, ở bất cứ nơi nào (có internet) không phải mất thời gian chờ đợi như giao dịch tại ngân hàng. Thông qua dịch vụ Mobile Banking khách hàng có thể truy vấn thông tin tài khoản, số dư có trong tài khoản, tra cứu lịch sử giao dịch ngân hàng, chuyển khoản nội bộ và liên ngân hàng và thanh toán các dịch vụ khi mua sắm, sinh hoạt.

Tại Hà Nam, các NHTM đang khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking để giao dịch nhằm giảm tỷ lệ giao dịch tiền mặt, bảo đảm an toàn cho khách hàng và ngân hàng. Trên cơ sở đó ngân hàng nhà nước chỉ đạo các NHTM phối hợp với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, triển khai các dịch vụ, phục vụ kịp thời các cơ quan hành chính, người dân và doanh nghiệp trong giao dịch.

Trần Hữu

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Cùng tác giả

Hàng vạn người dân thích thú khám phá, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng

Sáng 21/12, hàng vạn người dân sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang,… đã đổ về khu vực sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. 10h, tại khu vực gian hàng của Mỹ, Nga và Việt Nam trưng bày máy bay, tên lửa, xe tăng,… hàng vạn người dân xếp hàng chật kín...

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2Bộ Y tế sẽ đề xuất cơ chế đặc thù nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thiện và đưa vào hoạt động hai bệnh viện lớn Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, sau hàng chục năm thi công. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, nếu các vấn đề được giải...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất