Powered by Techcity

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Chú thích ảnh

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu.

Tối ưu lợi thế

Nhận định từ các chuyên gia thương mại, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước xuất khẩu lớn thứ 20 trên thế giới trong số 240 nền kinh tếvàđứng top đầu thế giới trong nhiều mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều, dệt may, da giày. Tuy nhiên,xuất khẩuvẫn còn nhiều hạn chế;trong đó, lớn nhất là phát triển chưa bền vững, kim ngạch xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị gia tăng không cao vì xuất khẩu vẫn tập trung số lượng chứ chưa quan tâm nhiều đến chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường hiện nay tập trung quá lớn vào một số thị trường trong trọng điểm và sản phẩm chủ lực.

Ngoài ra, sản phẩm xuất khẩuchưa mang hàm lượng khoa học công nghệ cao do chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh, khoa học công nghệ, năng suất lao động màvẫn xuất khẩu dựa nhiều vào lao động, nguồn lợi thiên nhiên, có nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng môi trường.Những hạn chế này khiến kim ngạch xuất khẩu dù đạt được thành tích về kim ngạch rất lớnnhưng chưa thực sự bền vững.

Chínhvì vậy, Chiến lược xuất khẩu hàng hoá đến năm 2030 đã được ban hành, đặt mục tiêu xuất khẩu phát triển bền vững. Cụ thể, chiến lượcđưa ra mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học côngnghệ, năng suất lao động, bảo vệ môi trườnggắn với sản xuất xanh, sạch, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm. Đây là động lực quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh chế biến sâu, gia tăng giá trị xuất khẩu.

 

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, củ sắncó thể chế biến thành bánh đa hay sản phẩm được chế biến thành nước cốt, kombucha trái cây. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư công nghệ, nghiên cứu chế biến chuyên sâuđểnhiều mặt hàng không chỉ tiêu dùng nội địamà còn xuất khẩu số lượng lớn.

Với những mặt hàng như bưởi, dừa thường có tỷ lệ dưới chuẩn sau thu hoạch trên 30% vì không đúng size, hoặc hình dáng, màu sắc đã được một số doanh nghiệp đưa vào chế biến thành nước dừa đóng hộp, nước ép bưởi hay kombocha bưởi.

Ngoàira, có doanh nghiệpcòntận dụng lợi thế từ xưởng sản xuất bột mì để chế biến bánh đa siêu mỏng từ sắnvàđã chinh phục không chỉ thị trường nội địa mà còn xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và Mỹ.Cũngnhờ chế biến sâu, ngànhsắnViệt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,3 – 2,5 tỷ USD.

Ông Tô Thái Thành – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh cho biết, giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn còn thấp, chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến sâu. Điều này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn hạn chế tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn.

Gần đây, các sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam như nước trái cây, trái cây tươi, trái cây sấy và đồ hộp ngày càng được người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu đón nhận.Bởi vậy,doanh nghiệp không ngừng nâng cao công nghệ chế biến, cải thiện mẫu mã bao bì và áp dụng các chứng nhận quốc tế như HACCP, GlobalGAP và FDAgóp phần giúp nông sản chế biến Việt Nam tạo được sự tin cậy từ khách hàng quốc tế.

 

Tươngtự, ông Trịnh Ngọc Minh – Tổng Giám đốc Công tycổ phần Nông sản Phúc Tiến chiasẻ, công ty đã tăng cường đầu tư hệ thống cấp đông, tăng cường chế biến, đa dạng sản phẩm, nên đơn vị luôn ký được đơn hàng xuất khẩu đi châu Âu và châu Á. Chế biến sâu giúp doanh nghiệp tạo những sản phẩm đi đến các thị trường xa, rộng rãi, lưu trữ được, nên sản lượng được nhiều. Hơnnữa, chế biến sâu sẽ giúp các nhà máy có thể chủ động nguồn hàng nhờ bảo quản lâu hơn. Từ đó, xóa dần áp lực bán nhanh và phụ thuộc vào thị trường xuất khẩucũng nhưtiêu thụ hiệu quả nguyên liệu khi vào mùa thu hoạch.

Gia tăng lợi nhuận từ chế biến sâu

Chú thích ảnh

TheoHiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (Vasep), tại các Triển lãm thủy sản quốc tế tại Mỹ và EU, sản phẩm chế biến giá trị gia tăng được khách hàng đặc biệt quan tâmqua việcphối trộn với nhiều nguyên liệu được khách đánh giá cao sau khi nếm thử.Đặc biệt, sản phẩmchế biến sâu phù hợp với xu hướng hiện nay là người tiêu dùng bận rộn, có ít thời gian cho nấu nướng. Các sản phẩm này cũng mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận tốt hơn.

Ở cấp độ cao hơn,Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)dự kiến sẽ xuất khẩu những đơn hàng đầu tiên đối với sản phẩm vải và trang phục chống cháy sang Indonesia, Ấn Độ, Trung Đông, Mỹ.Đây là mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao, mang tính pháp lý, bản quyền, không phải mặt hàng thời trang thông thường, thông qua hợp tác giữa Vinatex với Tập đoàn Coast ( Anh) với mục tiêu doanh thu 2-2,5 triệu USD và trong 5 năm đầu tiên định hướng mỗi năm có thể tăng trưởng gấp đôi.

Giữa tháng 12 vừa qua, Tổng công ty Cà phê Việt Nam(Vinacafe)công bố xuất khẩu lô sản phẩm cà phêchế biến sâu đầu tiên mang thương hiệu Vietnam Coffee sang Trung Quốc. Việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu thương hiệu Vietnam Coffee không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn là thành quả từ nỗ lực đầu tư vào công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.

 

Trước đó, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nông trại EDE triển khai xuất khẩu 1 container 20 feet chứa 18.000 gói cà phê rang xay thành phẩm mang nhãn hiệu MISS EDE sang HoaKỳ.Đây là sản phẩm cà phê hoàn chỉnh, được đóng gói tại Việt Nam, không phải cà phê nguyên liệu hay gia công nhãn mác. Các sản phẩm này đều là cà phê được sơ chế theo quy trình lên men chất lượng cao, với dây chuyền sản xuất đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ, xuất phát từ vùng canh tác bền vững không xâm lấn rừng tự nhiên, đạt chứng nhận EUDR được quản lý bởi Simexco Đắk Lắk – đối tác chiến lược và đơn vị ủy thác xuất khẩu của MISS EDE.

Ông Đỗ Hà Nam -Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê -Ca cao Việt Nam chia sẻ thêm, chế biến sâu và gắn sản phẩm với thương hiệu doanh nghiệp, cà phê Việt Nam mới thực sự được nhận diện trên thị trường quốc tế. Trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nguyên liệu nên người tiêu dùng nước ngoài dù thưởng thức cà phê Việt nhưng không biết đến nguồn gốc sản phẩm.

Về phía doanh nghiệp, ông Hoàng Danh Hữu – nhà sáng lập thương hiệu, Giám đốc điều hành MISS EDE cho biết, đểthuyết phục được đối tác Hoa Kỳ nhập khẩu sản phẩm thành phẩm chế biến sâu, MISS EDE phải đáp ứng được tất cả tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.Mặt khác, doanh nghiệp cũng tiên phong trong việc tìm kiếm và nhập mua sản phẩm cà phê đến từ vùng canh tác đạt tất cả tiêu chuẩn phát triển bền vững. Đầu tư cho chế biến là giải pháp mà MISS EDE kiên định thực hiện để định vị thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu chorằng, tới đâydoanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EUcầnnâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Thay vì tập trung vào gia công thô, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ chế biến sâu và phát triển sản phẩm có tính khác biệt.

Ví dụ, trong ngành gỗ, thay vì xuất khẩu nguyên liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn thiện, doanh nghiệp nên tập trung vào sản xuất đồ nội thất cao cấp, thiết kế độc đáohay đồ nội thất thông minh gắn với công nghệ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với nông sản và thủy sản, chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng như thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, hoặc sản phẩm hữu cơ cũng sẽ giúp tăng giá trị xuất khẩu và giảm nguy cơ bị nghi ngờ bán phá giá.

 

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/nam-2025-chuyen-manh-sang-che-bien-sau-de-gia-tang-xuat-khau/20250103084744417

Cùng chủ đề

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngàyHAGL Agrico sạch nợ với HAGL; TNG ước lãi ròng 2024 cao nhất trong 20 năm; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày; Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024; Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu 2025 gần 17.700 tỷ đồng. Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 Theo thông...

Cùng tác giả

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngàyHAGL Agrico sạch nợ với HAGL; TNG ước lãi ròng 2024 cao nhất trong 20 năm; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày; Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024; Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu 2025 gần 17.700 tỷ đồng. Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 Theo thông...

Cùng chuyên mục

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngàyHAGL Agrico sạch nợ với HAGL; TNG ước lãi ròng 2024 cao nhất trong 20 năm; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày; Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024; Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu 2025 gần 17.700 tỷ đồng. Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 Theo thông...

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

FPT mở rộng đầu tư giáo dục năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn FPT dự kiến xây thêm trường phổ thông ở một số tỉnh thành phố, nâng tổng số trường phổ thông do FPT đầu tư lên tới gần 20 trường. Lễ ký kết hợp tác giáo dục giữa FPT và Eco Central Park tại Vinh, Nghệ An. Ảnh: VA Trong năm 2024, Tập đoàn FPT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với loạt dự án trường phổ thông liên cấp tại nhiều tỉnh thành trên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất