Powered by Techcity

Muốn phát triển đột phá, phải đột phá từ thể chế




Khẳng định sự cần thiết phải tập trung hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn đất nước phát triển đột phá thì phải đột phá từ thể chế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Muốn phát triển đột phá phải đột phá từ thể chế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 12/11, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan công tác điều hành của Chính phủ.

Phân cấp, phân quyền chủ yếu vướng ở Trung ương

Trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) về việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là một vấn đề lớn và quan trọng, đã được Chính phủ thảo luận nhiều lần và triển khai trong thực tiễn.

Thủ tướng cho biết trong nhiệm kỳ này, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 14 luật, 9 nghị quyết liên quan phân cấp, phân quyền, đồng thời bổ sung, thay thế 27 nghị định nhằm hoàn thiện thể chế.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thừa nhận một số vướng mắc vẫn còn tồn tại, chủ yếu tập trung ở cấp Trung ương. Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng đề xuất cần tiếp tục rà soát lại các quy định pháp luật, nhất là các Luật Tổ chức Chính phủ, Quốc hội và Chính quyền địa phương, hoàn thiện các tiêu chuẩn và quy chuẩn, đồng thời tăng cường giám sát và kiểm tra việc thực thi các quy định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Muốn phát triển đột phá phải đột phá từ thể chế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phân cấp, phân quyền phải gắn liền với việc phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi của các cấp chính quyền để bảo đảm hiệu quả trong quản lý và điều hành.

Liên quan chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) về những điểm nhấn trong cải cách thể chế, Thủ tướng cho rằng, trong thời gian tới, cải cách thể chế phải tập trung vào phân cấp, phân quyền, đồng thời phải tạo điều kiện để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, từ nhà nước, xã hội đến các nguồn lực quốc tế.

Thủ tướng lưu ý rằng, nếu tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức 6-7% như hiện nay thì khó có thể đạt được các mục tiêu phát triển dài hạn. Do đó, việc tháo gỡ vướng mắc thể chế sẽ giúp huy động các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Muốn phát triển đột phá phải đột phá từ thể chế
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) chất vấn Thủ tướng Chính phủ. (Ảnh: DUY LINH)

Trả lời câu hỏi của đại biểu Yến về việc thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đây là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng.

Theo Thủ tướng, hiện nay cả nước còn hơn 300 nghìn hộ gia đình có nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có không ít hộ gia đình là người có công với cách mạng và các đối tượng thuộc diện hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 và để thực hiện mục tiêu này, cần thành lập Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời tháo gỡ vướng mắc về đất đai, thực hiện nguyên tắc “không có tranh chấp là có thể triển khai được”.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đa dạng hóa nguồn lực, huy động cả sự tham gia của lực lượng quân đội và công an trong việc triển khai chương trình, đồng thời khẳng định Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình lớn này.

Hoàn thiện thể chế liên quan phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

Thủ tướng Phạm Minh Chính Muốn phát triển đột phá phải đột phá từ thể chế
Quang cảnh phiên trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. (Ảnh: DUY LINH)

Trả lời câu hỏi của đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang) về giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đây là vấn đề có tính chất toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các quốc gia.

Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này và đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa lớn đến an sinh xã hội và phát triển kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cần hoàn thiện các thể chế, chính sách, cơ chế huy động nguồn lực, từ nguồn lực của nhà nước đến sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế.

Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai, nâng cao năng lực quản lý, giúp các địa phương chủ động trong ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng) về việc xử lý các dự án tồn đọng và các tổ chức tín dụng yếu kém, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã tập trung giải quyết các dự án này với quyết tâm cao.

Thực tế, có nhiều dự án tồn đọng đã được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và 12 dự án lớn đã được cơ bản xử lý, xin ý kiến Bộ Chính trị. Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và xử lý các dự án tương tự, đồng thời báo cáo Quốc hội về các trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Muốn phát triển đột phá phải đột phá từ thể chế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Đối với câu hỏi của đại biểu Bế Trung Anh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh) về lộ trình hoàn thành thể chế số tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, chuyển đổi số là một lĩnh vực quan trọng, là yêu cầu khách quan, ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, để thực hiện thành công chuyển đổi số, cần có cơ sở lý luận vững chắc.

Thủ tướng cho rằng, lý luận phải được xây dựng dựa trên thực tiễn, và việc tổng kết thực tiễn sẽ giúp đưa ra các giải pháp để hoàn thiện thể chế chuyển đổi số sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định, việc tổng kết cần được thực hiện cẩn trọng, cần có lộ trình để hoàn thiện thể chế một cách phù hợp và hiệu quả.

Thủ tướng cho biết, trong quá trình hoạt động, có những vấn đề mới phát sinh, hệ thống pháp luật chưa kịp cập nhật. Những vấn đề mới phát sinh đều khó, cần huy động nguồn lực lớn, do đó cần phải tập trung hoàn thiện thể chế, bởi thể chế là mục tiêu, là động lực, nguồn lực cho sự phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong sự phát triển chung của đất nước, muốn đột phá, cũng phải đột phá từ thể chế.

Theo Thủ tướng, trong quá trình triển khai cũng nảy sinh một số việc, do vậy cần rà soát lại nhiệm vụ xây dựng thể chế để quy định điều gì được làm và không được làm, nội dung nào là mở rộng không gian sáng tạo.

“Quan điểm của Đảng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mọi công dân, cho doanh nghiệp, tôn trọng quyền con người trong kinh doanh, trong phát triển kinh tế-xã hội. Vì thế, đi theo đó là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, cũng như quan hệ hành chính, nhưng cũng phải xây dựng thể chế, quy định rõ ràng. Tuy nhiên, đối với tình trạng buôn lậu, trốn thuế, thao túng, găm hàng đội giá, thao túng thị trường… thì dứt khoát phải xử lý”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Liên quan xây dựng thể chế cho quản lý các hoạt động trên không gian mạng, Thủ tướng khẳng định, quản lý không gian thực như thế nào, không gian ảo cũng phải được quản lý như thế.

“Với tinh thần như Tổng Bí Thư đã chỉ đạo là bỏ tư duy ‘không quản lý được thì cấm’, tức là tinh thần xây dựng thể chế phải vừa phục vụ cho việc quản lý, nhưng vừa mở ra không gian đổi mới sáng tạo, khuyến khích mọi người dân, mọi doanh nghiệp, mọi chủ thể đổi mới sáng tạo. Đổi mới để bay cao và sáng tạo để vươn xa, hội nhập để chúng ta tiến lên”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

NDO





Nguồn: https://baohanam.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-muon-phat-trien-dot-pha-phai-dot-pha-tu-the-che-140298.html

Cùng chủ đề

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Cùng tác giả

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Những điểm nhấn nổi bật

...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Cà phê Việt rất ngon, lại đang ‘một mình một chợ’ nên có thể tự tin vào giá

Việt Nam đang bước vào đầu vụ thu hoạch cà phê. Dù mất mùa nhưng nhiều nhà vườn phấn khởi vì bán được giá cao – Ảnh: N.TRÍ Thời điểm này, nhiều nông dân Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… bước vào vụ thu hoạch cà phê với sản lượng chưa nhiều nhưng giá đang ổn định ở mức cao. Cụ thể, giá cà phê tươi (hái bán tại vườn) ở mức 21.000-23.000 đồng/kg và cà phê nhân ở mức 105.000-110.000...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất