Powered by Techcity

Hà Nam không chỉ có chùa Tam Chúc

Đến Hà Nam du khách có thể thăm thành phố Phủ Lý, vương cung thánh đường Sở Kiện hay làng nghề kho cá Vũ Đại.

Nguyễn Gia Bảo, sinh năm 1999, yêu thích nhiếp ảnh phong cảnh. Hiện tại Bảo đang học tập ở Hà Nội và mỗi lần về quê Hà Nam, anh lại tranh thủ chụp khung cảnh, nhịp sống quê hương. “Chụp cảnh ở quê mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khác lạ”, Gia Bảo nói.

Nhịp sống trên sông Đáy lúc hoàng hôn, quanh cây cầu Đọ, phía xa là dãy núi Thanh Liêm. Cầu Đọ Xá có tên phổ biến là cầu Đọ, thuộc phường Thanh Châu, TP Phủ Lý.

Cầu Đọ được xem như cầu Long Biên của Hà Nam, gắn liền với bao kỷ niệm cuộc sống của người dân nơi đây. Cầu hoạt động từ đầu những năm 1970, trước khi có những cây cầu bê tông khác như cầu Châu Sơn, cầu Hồng Phú bắc ngang sông Đáy. “Cầu Đọ là một điểm chụp tôi rất yêu thích và dành hàng chục lần chụp ở đây trong hai năm qua”, Gia Bảo chia sẻ.

Bén duyên với nhiếp ảnh, Gia Bảo nhận ra quê hương thật đẹp, từ đó thêm yêu và trân trọng nhiều hơn cuộc sống. Trên ảnh là bình minh trên TP Phủ Lý, bên trái ảnh là cầu Hồng Phú bắc ngang sông Đáy.

Toàn cảnh hoàng hôn trên TP Phủ Lý, đô thị loại 2 trực thuộc Hà Nam, điểm nhấn là đoạn đường Lê Hoàn (Quốc lộ 1A) chạy song song sông Đáy. Góc phải là chùa Bầu, còn gọi là Thiên Bảo Tự, ngôi chùa lớn nhất Phủ Lý.

Cầu Châu Giang bắc qua sông Châu Giang, TP Phủ Lý lúc hoàng hôn. Cầu Châu Giang có thiết kế dạng vòm, dài 184,58m, rộng 20,4m, nối liền trung tâm văn hoá kinh tế của thành phố và khu đô thị Bắc Châu Giang, tạo điểm nhấn kiến trúc và cảnh quan đô thị.

Nắng chiều trên cầu Châu Sơn bắc qua sông Đáy, nối trung tâm TP Phủ Lý sang Khu công nghiệp Châu Sơn, mỏ đá Kiện Khê.

Sương sớm huyền ảo trên quần thể chùa Tam Chúc. Đây là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Việt Nam, tọa lạc trên nền ngôi chùa cổ cùng tên, hơn 1.000 năm tuổi. Chùa Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía nam.

Chùa sở hữu cảnh quan đa dạng, lưng tựa Núi Thất Tinh, mặt hướng Hồ Tam Chúc với 6 hòn đảo đá nổi lên trên mặt hồ, bao quanh chùa là những dãy núi đá vôi và rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí hùng vĩ, thanh bình tựa chốn bồng lai tiên cảnh.

Kiến trúc cổ kính của Vương cung Thánh đường Sở Kiện (còn gọi Nhà thờ Kẻ Sở) là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam này tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, cách Hà Nội khoảng 65 km.

Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

Trong khoảng 6.000 nhà thờ trên cả nước, Việt Nam có 4 tiểu Vương cung thánh đường. Các Vương cung thánh đường này được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.

Một thoáng yên bình bên sông Đáy, thấp thoáng bóng núi Thanh Liêm ở ngoại ô phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý.

“Tôi chơi ảnh được hai năm, quan niệm khi đứng chụp một khung cảnh là phải đẹp. Nhiều địa điểm tôi phải chụp đi chụp lại nhiều lần đến khi nào ưng ý mới thôi. Hiện tôi chưa thể chụp hết phong cảnh Hà Nam trong một sớm một chiều, cũng mong đó sẽ là động lực để cố gắng tìm kiếm thêm những góc máy thú vị để chia sẻ đến độc giả, bạn bè”, Gia Bảo chia sẻ.

Bài thơ vịnh cảnh của Hồ Xuân Hương mang tên “Núi Kẽm Trống” nhắc đến ngọn núi thuộc địa phận xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Kẽm Trống là một khoảng trống nằm chen giữa hai dãy núi đá vôi do dòng sông Đáy chảy qua. Đây là một di tích thắng cảnh quốc gia được công nhận năm 1962.

Bức ảnh đàn trâu trở về trong ráng hoàng hôn được chụp tại cánh đồng Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm. Vùng nông thôn Hà Nam chủ yếu trồng lúa, kết hợp hoa màu, chăn nuôi để phục vụ cuộc sống. Gia Bảo cho rằng những hình ảnh tự nhiên như thế đang dần dần ít đi nên anh rất yêu thích, trân trọng khoảnh khắc này.

Làng nghề kho cá Vũ Đại, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Một trong những bí quyết tạo nên thương hiệu làng nghề kho cá này là một nồi cá kho phải trải qua 14 tiếng đun liên tục, khi cạn thì tiếp nước và lửa đun không quá to, nếu không cá sẽ bị cháy.

Qua bộ ảnh, Gia Bảo mong muốn ngày càng nhiều người biết đến Hà Nam hơn, góp phần nhỏ cho du lịch Hà Nam thêm phát triển. “Thật sự Hà Nam còn rất nhiều góc ảnh đẹp đang đợi mọi người cùng khám phá”, Gia Bảo bộc bạch. Chàng trai trẻ hy vọng gặp thêm những người có cùng đam mê nhiếp ảnh để đưa hình ảnh quê hương lan tỏa.

Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Gia Bảo

Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng vạn người dân thích thú khám phá, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng

Sáng 21/12, hàng vạn người dân sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang,… đã đổ về khu vực sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. 10h, tại khu vực gian hàng của Mỹ, Nga và Việt Nam trưng bày máy bay, tên lửa, xe tăng,… hàng vạn người dân xếp hàng chật kín...

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2Bộ Y tế sẽ đề xuất cơ chế đặc thù nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thiện và đưa vào hoạt động hai bệnh viện lớn Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, sau hàng chục năm thi công. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, nếu các vấn đề được giải...

Cùng tác giả

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam. Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có...

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Chuyển đổi số trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Hà Nam, thành phố Phủ Lý luôn chú trọng công tác chuyển đổi số trên ba trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Ðể triển khai, thành phố Phủ Lý đã tập trung đầu tư cho hạ tầng số và con người vận hành các nội dung được số hóa. Trung tâm Ðiều hành thông minh thành phố Phủ Lý. Công tác quy...

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam. Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có...

Hà Nam vượt kế hoạch gieo cấy lúa múa

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 28.000 ha lúa Mùa theo lịch thời vụ, đạt 100,38% so với kế hoạch. Trong đó huyện Kim Bảng có tiến độ nhanh nhất, đến ngày 30/6 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa Mùa. 5 địa phương còn lại đều cơ bản hoàn thành vào đầu tháng 7. Như vậy so với mọi năm, sản xuất vụ...

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ nhất vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Các đồng chí chủ tọa, điều hành Kỳ họp. Sáu tháng đầu năm 2024, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam...

Chùa Tam Chúc, Hà Nam

Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh....

Văn hiến Hà Nam – Đôi nét phác thảo

Danh xưng Hà Nam lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Việt Nam cuối năm 1890, song còn trải qua mấy lần biến đổi. Để rồi ngày 6/11/1996, theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, tỉnh Hà Nam được tái lập. Hà Nam trong quá khứ thuộc các đơn vị hành chính cấp độ khác nhau. Lịch sử vùng đất này theo nghĩa rộng đã bắt đầu từ thời đại đồ đá mới, cách ngày nay...

Khí hậu, thủy văn tỉnh Hà Nam

Khí hậu Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20oC, nhưng không có tháng nào...

Tin nổi bật

Tin mới nhất