Powered by Techcity

“Giải trình rõ lý do không chọn xây đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 250km/h”

Nội dung này được đề cập trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Sau cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Trong đó, Phó Thủ tướng đề nghị báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ cao, hiện đại… và giải trình rõ hơn lý do tại sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.

Giải trình rõ lý do không chọn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 250km/h - 1

Ảnh đồ họa: AI.

Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ GTVT cần bổ sung rõ các luận cứ để chứng minh cần thiết phải xây dựng toàn bộ tuyến, không phân kỳ theo từng đoạn như Kết luận số 49 của Bộ Chính trị.

Cụ thể, lãnh đạo Chính phủ cho rằng cần nghiên cứu phân tích dựa trên hiệu quả đầu tư giữa phương án đầu tư toàn tuyến so với phương án phân kỳ; trường hợp đầu tư phân kỳ từng đoạn có bảo đảm tính kết nối, đồng bộ hay không?

“Quan điểm vận tải hành khách là chủ yếu, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết, thông qua phương án khai thác, điều độ tàu”, thông báo kết luận của Phó Thủ tướng nêu rõ.

Ông đồng thời nhấn mạnh cần phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; có cơ chế chính sách đặc thù để huy động vốn, tổ chức thực hiện dự án và kêu gọi các thành phần khác tham gia đầu tư một số hạng mục Dự án.

Về đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, cần xem xét hiệu quả tổng thể của nền kinh tế khi có đường sắt tốc độ cao và đánh giá hiệu quả vận hành khai thác dự án đường sắt tốc độ cao, theo Phó Thủ tướng.

“Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, độc lập tự chủ để hình thành một ngành công nghiệp đường sắt nói chung, gồm đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông lưu ý phát triển nguồn nhân lực cần tính toán đi trước một bước. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đường sắt Việt Nam nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án phát triển nguồn nhân lực (sử dụng ngân sách Nhà nước) để tiếp nhận công nghệ từ xây dựng phát triển hạ tầng, cơ khí, chế tạo, quản lý khai thác và điều hành đường sắt tốc độ cao.

Trong triển khai, lãnh đạo Chính phủ cho rằng có thể nghiên cứu cơ chế để doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tham gia tiếp nhận, nghiên cứu phát triển công nghệ cơ khí, chế tạo, tự động hóa.

Hướng tuyến của đường sắt tốc độ cao được yêu cầu “thẳng nhất có thể”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần hoàn thiện và báo cáo Chính phủ trước ngày 7/10, theo yêu cầu của Phó Thủ tướng.

Dự kiến tại phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ sẽ xem xét thông qua báo cáo này trước khi hoàn thiện tờ trình trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư Dự án.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự kiến có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Dự án có điểm đầu tại TP Hà Nội, là tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại TPHCM, là ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt TPHCM).

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TPHCM.

Để tối ưu chi phí vận tải, phát huy ưu thế của từng phương thức, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.535mm với tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/giai-trinh-ro-ly-do-khong-chon-xay-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-250kmh-20241001070646720.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Với 92,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 67,3 tỉ USD. (ảnh minh họa – VGP) Chiều 30-11, với tỷ lệ 92,48% đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có điểm đầu tại TPHà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TPHCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài tuyến hơn 1.540 km, được đầu tư bằng hình thức đầu tư công, Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

CHIẾU CHÈO XUÂN 2025

Tối ngày 8/2 tại không gian Phố đi bộ thành phố Phủ Lý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình “Chiếu chèo Xuân Ất Tỵ 2025” phục vụ nhân dân. ...

Khai mạc Giải vật “Mùa xuân thượng võ” tỉnh Hà Nam năm 2025

Ngày 8-2 (tức ngày 11 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại sới vật Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam phối hợp với UBND huyện Thanh Liêm tổ chức khai mạc Giải vật “Mùa xuân thượng võ” tỉnh Hà Nam lần thứ 28, năm 2025. Đây cũng là nội dung thi đấu đầu tiên trong chương trình Đại hội...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nam – Sắc xuân hội tụ” mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới Ất Tỵ

Đêm 28/1 (tức ngày 29 Tết), tại Quảng trường Trung tâm hành chính tỉnh Hà Nam (Sun Urban City) tại phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Hà Nam – Sắc xuân hội tụ” mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới Ất Tỵ 2025. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất