Powered by Techcity

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam.

Nằm bình yên giữa mảnh đất Hà Nam, cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo với không gian ấn tượng.

Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015.

Chùa có tên gọi khác là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có nghĩa là quay trở lại, cũng có nghĩa là không quay trở lại. Tên của ngôi chùa có nghĩa là nơi Địa Tạng Vương Bồ Tát hay lui đến, hoặc cũng có thể là nơi Ngài không đến. Mà nơi Ngài không đến thì ắt nơi đó là chốn Phật. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có nghĩa là quay trở lại, hoặc không. Tên của ngôi chùa có nghĩa là nơi Địa Tạng Vương Bồ Tát thường ghé đến, hoặc cũng có thể là nơi Ngài không bao giờ đến. Mà nơi Ngài không quay lại ắt sẽ hóa đất Phật.

Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu vị thế “tựa sơn hướng thủy” tuyệt đẹp. Phía sau chùa là rừng thông xanh mát, hai bên là dãy núi mang hình dạng Tả thanh long, Hữu bạch hổ.

Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu vị thế “tựa sơn hướng thủy” tuyệt đẹp. Phía sau chùa là rừng thông xanh mát, hai bên là dãy núi mang hình dạng Tả thanh long, Hữu bạch hổ.

Đường dẫn vào chùa được trải sỏi trắng thay vì gạch đỏ thông thường, tạo nên ấn tượng độc đáo ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Chùa đặt tấm biển đề “Khổ hải (Biển khổ)/Vì là biển nên xin hãy đi trên bờ” nhắc nhở lữ khách đi trên những phiến đá sẫm màu.

Sân chùa đậm chất thiền, với 12 vòng tròn bằng cát được vẽ trên nền sỏi, tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Các hành lang, lối đi, điện thờ trong chùa được các tăng ni, Phật tử, bạn trẻ theo khóa tu ở chùa lau sạch để mọi người thoải mái đi chân trần. “Dép xin để nhẹ dưới thềm/Cho thơm cửa Phật cho Thiền nở hoa” là câu nhắc nhở du khách được đặt ở trước thềm một số gian phòng trong chùa. Ảnh: Hải Nam

Đường nét kiến trúc của chùa có nhiều hoa văn đặc trưng như hoa sen, rồng, công phượng, tái hiện nét nghệ thuật thời Lý – Trần.

Các thờ Ngài Phổ Hiền Bổ Tát, nằm giữa ao cá thanh bình.

Gian thờ Phổ Hiền Bổ Tát.

Khuôn viên chùa có vườn cây ăn trái, thảo dược và rau rừng được chăm sóc cẩn thận. Dưới chân núi còn có một nhà trồng nấm, cung cấp nguyên liệu cho các món chay tại chùa.

Khuôn viên chùa có vườn cây ăn trái, thảo dược và rau rừng được chăm sóc cẩn thận. Dưới chân núi còn có một nhà trồng nấm, cung cấp nguyên liệu cho các món chay tại chùa.

Phật tử chăm sóc vườn cây trái trong chùa.

Phật tử chăm sóc vườn cây trái trong chùa. 

Chùa treo rất nhiều chuông gió. Khi có gió, chuông reo tạo nên những thanh âm réo rắt, vui tai, khiến người vãn cảnh như lạc vào chốn bồng lai.

Chùa treo rất nhiều chuông gió. Khi có gió, chuông reo tạo nên những thanh âm réo rắt, huyền diệu, khiến người vãn cảnh như lạc vào chốn bồng lai.

Chùa nằm dưới chân một ngọn đồi có tên là Thượng Sơn. Du khách có thể lên núi để chiêm bái chùa Trung. Trên con đường hành hương có những bức tượng miêu tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chùa nằm dưới chân một ngọn đồi có tên là Thượng Sơn. Du khách có thể lên núi để chiêm bái chùa Trung. Trên con đường hành hương có những bức tượng miêu tả cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hành lang La Hán trên đường lên núi Thượng Sơn.

Hành lang La Hán trên đường lên núi Thượng Sơn.

Chùa Trung trên núi Thượng Sơn. Đây là ngôi chùa cổ, có thờ Tam Bảo và Đức Ông, Đức Thánh Hiền.

Chùa Trung trên núi Thượng Sơn. Đây là ngôi chùa cổ, có thờ Tam Bảo và Đức Ông, Đức Thánh Hiền.

Những bức tượng trên núi Thượng Sơn diễn tả cuộc đời từ khi đản sanh, xuất gia, khổ hạnh và thành đạo của Đức Phật.

Những bức tượng trên núi Thượng Sơn diễn tả cuộc đời từ khi đản sanh, xuất gia, khổ hạnh và thành đạo của Đức Phật.

Một công trình trong chùa có kiến trúc hình hoa sen giống Chùa Một Cột, Hà Nội.

Một công trình trong chùa có kiến trúc hình hoa sen giống Chùa Một Cột ở Hà Nội.

Ngoài Chùa Hạ và Chùa Trung trên núi Thượng, chùa còn có khuôn viên Vườn La Hán cho du khách thư giãn, thưởng trà và vãn cảnh chùa.

Ngoài Chùa Hạ và Chùa Trung trên núi Thượng, chùa còn có khuôn viên Vườn La Hán cho du khách thư giãn, thưởng trà và vãn cảnh chùa với nhiều hòn non bộ, công trình quy mô.

Nguyễn Đạt

Nguồn: https://dulich.laodong.vn/media/chan-tran-buoc-di-trong-chua-co-1000-nam-tuoi-o-ha-nam-1367249.html

 

Cùng chủ đề

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h sáng. Bước vào quán, ai nấy đều cảm nhận sự bình yên tách biệt khói bụi, xô bồ của phố thị. Chị Nguyễn Thị Bích (30 tuổi, Nam Định) chia sẻ, bản thân rất thích cảm giác ngồi thư giãn, nhâm nhi cà phê trong không gian ngập cây xanh. “Tôi cảm giác như mình đang ở trên tổ chim khi ngồi...

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 nghìn tỷ vẫn bỏ hoang sau 10 năm thi công

Quá tải bệnh viện là vấn đề nan giải trong ngành y tế nhiều năm nay, số giường bệnh trên một vạn dân của nước ta vẫn ở mức thấp trong khu vực. Năm 2014, xác định giảm tải bệnh viện tuyến cuối là vấn đề cấp bách, Chính phủ đồng ý cho phép xây 2 bệnh viện Trung ương tại Hà Nam với tổng số tiền đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, sau 10 năm thi công đến nay...

Tỷ phú Mỹ giàu thứ 11 thế giới chọn quán phở bò vỉa hè khi tới Hà Nội

Tháng 12/2023, tỷ phú người Mỹ gốc Đài Loan (Trung Quốc) Jensen Huang, có chuyến công tác về hoạt động hợp tác nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Đây là vị tỷ phú giàu thứ 11 thế giới và là CEO công ty Nvidia (hãng chip có giá trị lên tới 1.000 tỷ USD). Bởi vậy, chuyến đi của vị tỷ phú nổi tiếng này nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông...

1.000 bánh tét Cần Thơ “bay” tới vùng lụt Hà Nam sau nửa ngày, lo thật lo

6 ngày ngập lụt, không điện, nước sạch Không cần phải đi lên tận miền núi, ngay Hà Nam, vẫn có rất nhiều hộ dân phải sống trong cảnh ngập lụt, có chỗ vẫn sâu cả mét sau bão số 3. Đó là lý do, đoàn Báo Giao thông chọn thôn Bồng Lạng (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là nơi nhận 1.000 bánh tét đặc biệt. Là quà tặng của bà con Cồn Sơn (Cần Thơ) gói...

Hà Nam cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 3

Trước diễn biến của cơn bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, mức rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp; thực hiện Công văn số 1767/UBND-NNTNMT ngày 5/9/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024, đồng thời thực hiện Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 7/8/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành khung Kế...

Cùng tác giả

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Hà Nam vượt kế hoạch gieo cấy lúa múa

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 28.000 ha lúa Mùa theo lịch thời vụ, đạt 100,38% so với kế hoạch. Trong đó huyện Kim Bảng có tiến độ nhanh nhất, đến ngày 30/6 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa Mùa. 5 địa phương còn lại đều cơ bản hoàn thành vào đầu tháng 7. Như vậy so với mọi năm, sản xuất vụ...

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ nhất vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Các đồng chí chủ tọa, điều hành Kỳ họp. Sáu tháng đầu năm 2024, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam...

Hà Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam

Ngay sau khi được hoạt động trở lại sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả ngoạn mục, lượng du khách đến với Hà Nam liên tục lập kỷ lục mới trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đây chính là thành quả từ những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương để định hình lại ngành du lịch, cũng như sự...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất