Powered by Techcity

Chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh, cồng kềnh về TTHC, thực hiện việc phối hợp hiệu quả hơn.



Sáng 30/9, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2023, trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dự họp tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, các Phó Thủ Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn
Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam.

Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có  đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các, sở, ngành…

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, phát biểu chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Hội nghị  tập trung thảo luận một số nội dung chính: Tình hình phát triển kinh tế xã hội tháng 9 năm 2023, tình hình triển khai Nghị quyết số 01 của Chính phủ; Tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; Tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công; Tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá giữa nhiệm kỳ tình hình thực hiện chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -2026, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025; Kết quả thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác định điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” tháng 9 và nhiệm vụ tháng 10/2023; Công tác cải cách hành chính quý III; công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng quý III/2023; tình hình thực hiện xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh quý III/2023…

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn
Toàn cảnh điểm cầu Hà Nam.

Đa số  thành viên Chính phủ phát biểu thảo luận thống nhất nhận định: Trong điều kiện có rất nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của toàn dân và sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Nhờ đó, tình hình phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023, đặc biệt trong quý III tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực đạt kết quả tốt, tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tạo điều kiện để đạt kết quả cao hơn trong những tháng cuối năm.

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của cả nước.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.  GDP quý II ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, trung bình GDP 9 tháng tăng 4,24%; Trong 9 tháng, CPI bình quân tăng 3,16%; lạm phát bình quân tăng 4,49% so với cùng kỳ năm 2022. Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt trên 1,22 triệu tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán trong điều kiện thực hiện giãn, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí. Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt. Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn
Lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam.

Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, là điểm sáng và là bệ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn. Giá trị tăng thêm ngành Nông nghiệp là 3,42%; Tuy nhiên, khu vực công nghiệp và xây dựng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp là 1,65% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023.

 Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn giải ngân kế hoạch đầu tư công trung bình 9 tháng năm 2023 đạt 40 nghìn tỷ đồng/ tháng. Có 8 bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, đạt trên 55% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn, 9 tháng có trên 116.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2022. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là trên 135.000 doanh nghiệp, tăng 19,9% so với cùng kỳ.

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu thảo luận tại hội nghị.

Các lĩnh vực văn hoá – xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; các loại dịch bệnh được kiểm soát; đời sống người dân được cải thiện; Tình hình chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm. Tai nạn giao thông, thiệt hại do thiên tai, cháy nổ giảm; Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tăng cường. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố và tăng lên…

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, chỉ còn 3 tháng nữa sẽ kết thúc năm, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội còn rất nặng nề. Tuy nhiên, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các bộ, ngành, các địa phương trên tinh thần, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình hãy chủ động, tích cực, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả bám sát tình hình, đưa ra nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ được giao; chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh, cồng kềnh về thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn.

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính kết luận, chỉ đạo hội nghị.

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý các bộ, cơ quan Trung ương tập trung hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo chất lượng, thời hạn theo quy định; Tiếp tục triển khai nhanh, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5; Tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân, nhất là vướng mắc pháp lý thuộc thẩm quyền; Chỉ đạo, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm an toàn trong mùa thiên tai, mùa lũ…

Phiên họp thường kỳ tháng 92023 của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chấm dứt tình trạng đùn đẩy né tránh cồng kềnh về thủ tục hành chính thực hiện các công việc phối hợp hiệu quả hơn

Đối với các địa phương yêu cầu thành lập, tổ chức hoạt động hiệu quả Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của người đứng đầu. Thực hiện luân chuyển các cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm vì công việc chung…

Giang Nam

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Hà Nam quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trên cơ sở nhận diện rõ những tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, tỉnh Hà Nam đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch các khu, điểm du lịch. Tập trung đầu tư, nâng cấp chất lượng hạ tầng các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch. Đồng thời quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo và...

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Cùng chuyên mục

Hà Nam quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trên cơ sở nhận diện rõ những tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, tỉnh Hà Nam đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch các khu, điểm du lịch. Tập trung đầu tư, nâng cấp chất lượng hạ tầng các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch. Đồng thời quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo và...

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Hà Nam kết nối tiêu thụ sản phẩm các hợp tác xã

Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm các Hợp tác xã giữa Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong cả nước được triển khai tích cực góp phần tăng cường giao thương sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa trên thị trường. Nhiều sản phẩm có thế mạnh, đặc sản của Hà Nam và các địa phương, vùng miền (OCOP) đã được quảng bá rộng rãi,...

Đột phá phát triển hạ tầng chiến lược

Bài 1: Tạo nền móng cho chuyển đổi số Theo Khung phát triển hạ tầng số được ban hành, hạ tầng số Việt Nam có 4 lớp, gồm: Hạ tầng viễn thông và internet; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng vật lý số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Khung phát triển này là bước đi quan trọng, phân định rõ thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số, phản ánh sự tiến hóa, mở rộng...

Công bố Biểu trưng (Logo)du lịch Hà Nam

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam chính thức công bố biểu trưng (logo) du lịch Hà Nam. Page Content​Logo du lịch Hà Nam là sự tổng hòa các...

Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá...

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) – nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”. (Ảnh: Linh An) Nhu cầu nhà ở vừa túi tiền bị “bỏ rơi” Thị trường BĐS Việt Nam đã dần “tăng nhiệt” nhờ động lực dẫn dắt từ nguồn cung mới và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, sự gia tăng...

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất