Powered by Techcity

Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có hơn 54 nghìn ha rừng luồng, nứa, vầu, phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, diện tích rừng nứa, vầu thuần loài là hơn 27 nghìn ha và hơn 13 nghìn ha rừng nứa, vầu hỗn giao. Các xã có nhiều diện tích rừng nứa, vầu là Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy, Na Mèo…

Luồng, vầu từng là cây trồng chủ lực, là cây kinh tế mũi nhọn của hàng nghìn hộ dân ở vùng núi xứ Thanh
Luồng, vầu từng là cây trồng chủ lực, là cây kinh tế mũi nhọn của hàng nghìn hộ dân ở vùng núi xứ Thanh

Nhờ có chất lượng tốt, nên cây nứa, vầu ở Quan Sơn được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chọn làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hoặc làm tăm mành, chân hương. Cũng vì thế mà từ trước năm 2020, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây nứa, vầu, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp với mức thu nhập ổn định.

Anh Lò Văn Nơi (SN 1993), ở bản Ngàm, xã Tam Thanh cho biết, do trên địa bàn xã có nhiều cơ sở thu mua, chế biến, nên thời điểm trước năm 2020, mỗi một tạ nan nứa, vầu bán với giá từ 250 nghìn – 280 nghìn đồng. Cao điểm có ngày mỗi lao động có thể thu hoạch được 4 – 6 tạ nan nứa, vầu, cho thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng.

“Ngày ấy, cây nứa, vầu thu hoạch về thì thương lái, hoặc chủ cơ sở chế biến trong và ngoài xã đến tranh giành nhau thu mua. Bán xong lấy tiền luôn, người dân trong bản ai cũng hào hứng trồng và chăm sóc nứa, vầu”, anh Nơi cho hay.

Do có thu nhập, nên những hộ gia đình có diện tích nứa, vầu lớn đã phải thuê lao động từ các huyện lân cận đến làm. Tiền công được thanh toán theo khối lượng sản phẩm làm ra với 100 nghìn đồng/tạ nan nứa, vầu. Trong khi đó, thời gian thu hoạch những loại cây này kéo dài tới 10 tháng trong năm, nên nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, giá nứa, vầu nguyên liệu trên địa bàn liên tục giảm sút và đến thời điểm hiện tại vẫn không thể phục hồi. Hiện nay, giá chỉ còn dao động khoảng từ 130 nghìn – 180 nghìn đồng/tạ. Thậm chí, nhiều diện tích nứa, vầu đã thu hoạch, buộc thành bó gọn gàng, nhưng không có người đến thu mua.

Nếu như trước đây, đi dọc các trục đường lớn trên địa bàn huyện Quan Sơn thường dễ dàng bắt gặp cảnh xe tải vào/ra chuyên chở nan nứa, vầu, thì nay quang cảnh trở nên đìu hiu. Phía bên đường, nan nứa, vầu được chất thành đống, mốc xanh, nhưng vẫn chưa có người đến thu mua, chuyên chở.

Các chủ cơ sở cho biết, sản phẩm sơ chế từ cây vầu năm nay tiêu thụ nội địa rất chậm
Các chủ cơ sở cho biết, sản phẩm sơ chế từ cây vầu năm nay tiêu thụ nội địa rất chậm

Là cây trồng chủ lực, là cây kinh tế mũi nhọn của hàng nghìn hộ dân, nhưng sản phẩm không tiêu thụ được, hoặc chậm, nên trong hai năm trở lại đây, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện đã phải rời quê đi làm ăn xa.

Tại cơ sở sản xuất tăm mành của hộ gia đình anh Lê Sỹ Ích (SN 1978) ở khu phố Păng, thị trấn Sơn Lư, tuy vào mùa cao điểm nhưng cũng chỉ có 2 lao động đang làm việc. Anh Ích cho biết, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cơ sở của gia đình anh có 10 lao động làm việc đều đặn, với mức thu nhập bình quân từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/người. Hoạt động trở lại từ cuối năm 2022 đến nay, cơ sở của gia đình anh chỉ duy trì được 2 lao động.

“Tuy có 2 lao động, nhưng tháng nào cao điểm, cơ sở chỉ sản xuất được 10 ngày. Số ngày còn lại phải cho lao động nghỉ, do không bán được sản phẩm. Tôi cũng đã liên hệ, tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhưng không thành công. Cũng có doanh nghiệp ở Hà Nội nhận thu mua sản phẩm sau sơ chế, nhưng họ nợ tiền. Vốn mình ngắn, nên không theo được”, anh Ích chia sẻ.

Tại thị trấn Sơn Lư, huyện biên giới Quan Sơn, nếu như cùng kỳ năm 2022, các cơ sở chế biến, sản xuất tăm thô từ vầu mỗi tháng sản xuất được 50 tấn, thì giờ chỉ còn hơn 10 tấn. Các chủ cơ sở cho biết, sản phẩm sơ chế từ cây vầu năm nay tiêu thụ nội địa rất chậm, đơn hàng xuất khẩu ít mà giá các mặt hàng giảm sâu. Doanh nghiệp đang phải duy trì cầm chừng với vài lao động.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn, trên địa bàn hiện có 60 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây tre, luồng, nứa, vầu. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở này hoạt động cầm chừng, số ít thì chưa hoạt động trở lại do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ rất chậm. Cũng vì thế mà nan nứa, vầu khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người nông dân.

Giá bán luồng, vầu và các sản phẩm tăm tre xuống thấp làm người dân gặp khó
Giá bán luồng, vầu và các sản phẩm tăm tre xuống thấp làm người dân gặp khó

Theo tìm hiểu, các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản từ cây nứa, vầu trên địa bàn huyện thường thu mua nguyên liệu của bà con về sơ chế, rồi bán sản phẩm thô cho doanh nghiệp ở TP. Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định…

 Sản phẩm đến doanh nghiệp tiếp tục được chế biến tinh, rồi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay, dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát trong thời gian dài, nhưng chuỗi cung ứng sản phẩm này vẫn chưa được phục hồi ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua cây nguyên liệu nứa, vầu trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn mong muốn, do điều kiện kinh tế người dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh cần có cơ chế, chính sách để nâng mức hỗ trợ thâm canh, phục tráng rừng luồng, nứa, vầu theo Nghị quyết 185/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, cần quan tâm, hỗ trợ huyện trong thu hút đầu tư, nhất là kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm tinh từ cây luồng, nứa, vầu.

Thanh Hóa: Cây vầu rớt giá, người dân gặp khó khăn

Nguồn: https://baodantoc.vn/cay-trong-chu-luc-o-huyen-vung-cao-thanh-hoa-gia-thap-cung-khong-co-nguoi-mua-1719819131599.htm

Cùng chủ đề

Top tỉnh thành tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam có bất ngờ

Bắc Giang tăng trưởng 13,89% Kinh tế của tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì tăng trưởng cao trong 9 tháng năm nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh (GRDP) cao nhất cả nước, đạt mức 13,89%. Mặc dù nông, lâm nghiệp và thủy sản ghi nhận sụt giảm 2,19% nhưng bù lại, công nghiệp – xây dựng tăng 18,03% (cùng kỳ năm ngoái tăng 15,49%); dịch vụ tăng 6,19% (cùng kỳ tăng 6,06%) và thuế sản...

Cùng tác giả

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Cùng chuyên mục

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Tương lai sóng gió rồi!

Cưới xin là sự kiện trọng đại của đời người. Tất nhiên, cả hai bên sẽ phải dành nhiều thời gian cân nhắc, suy nghĩ để đi đến quyết định cuối cùng một cách thoải mái, vui vẻ nhất. Bởi lẽ không ai muốn một đám cưới nhiều khúc mắc, nhất là chuyện liên quan tiền bạc, sính lễ.  Trong bất kỳ đám cưới nào, sính lễ mà nhà trai mang đến nhà gái để hỏi xin dâu là điều...

Những hình ảnh đẹp tại Hội thao truyền thống ngành TT&TT năm 2024

Sau 2 ngày tranh tài, Hội thao truyền thống ngành TT&TT năm 2024 đã khép lại. Dù chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, những màn tranh tài nảy lửa cùng sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên đã minh chứng cho thành công của Hội thao. Ở bộ môn cầu lông, giải nhất cầu lông đôi nam thuộc về Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, giải nhì thuộc về Ngân hàng Quân đội (MBBank), trong khi...

Khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (16/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Lào Cai và Ninh Bình có giá thấp nhất khu vực, đang giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg. TP. Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình;...

Tin nổi bật

Tin mới nhất