Powered by Techcity

Câu trả lời làm Bộ trưởng đắng lòng khi nông dân đốn điều trồng sầu riêng

Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/8, câu chuyện hạt điều, quả sầu riêng được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) nêu thông tin, nông sản hạt điều với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD vào 2023, còn giá sầu riêng tăng liên tục lập đỉnh với diện tích tăng từ 32.000 lên 150.000 chỉ trong 5 năm.

Điểu Huỳnh Sang .jpg
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước). Ảnh: QH

Từ đó đại biểu chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan về giải pháp bảo đảm giá trị thương hiệu điều, sầu riêng, ổn định vùng nguyên liệu và đời sống người dân.

Bà con đang đốn điều để trồng sầu riêng

Trả lời, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan kể, ông từng về huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), đứng trên một vườn trồng điều và nhìn phía bên kia vườn, thấy bà con đang đốn điều để trồng sầu riêng.

“Tôi hỏi bà con điều là cây gắn bó bao đời với vùng Bình Phước, tại sao bà con nỡ chặt bỏ cây để trồng sầu riêng? Bà con nói với tôi, giờ trồng sầu riêng thu nhập 1 tỷ đồng/ha, còn trồng điều 35-40 triệu, ông nghĩ chúng tôi nên như thế nào?”, Bộ trưởng chia sẻ.

Theo Bộ trưởng, đó là câu trả lời rất đắng lòng và có những vấn đề từ thực tiễn khiến bản thân ông suy nghĩ rất nhiều.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, giải pháp để khắc phục tình trạng này là cần ứng biến theo quy luật thị trường, không thể ngăn bằng công cụ kinh tế khác.

Nêu thực tế ở Bình Phước đã tổ chức mô hình khuyến nông trồng nấm linh chi đỏ dưới tán điều để tạo đa tầng giá trị, Bộ trưởng cho rằng, nấm linh chi đỏ đem lại thu nhập rất cao nên bà con giữ được tán điều vì có thêm sinh kế.

Bộ trưởng ghi nhận Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Bình Phước chế biến điều rất đa dạng nhưng cần đẩy nhanh các sản phẩm OCOP từ cây điều; xây dựng chuỗi chia sẻ liên kết giữa người trồng điều với doanh nghiệp chế biến điều; khắc phục bất ổn khi dân trồng điều mà Việt Nam vẫn phải nhập điều thô từ nước ngoài.

LeMinhHoan.jpg
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: QH

Giải pháp bảo vệ giá trị nhãn hiệu, thương hiệu nông sản như sầu riêng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan là phải có hiệp hội ngành hàng, có sự liên kết giữa bà con và các hiệp hội, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam vừa ký nghị định thư thứ hai để mở thêm cánh cửa xuất khẩu các sản phẩm từ sầu riêng sang Trung Quốc. Đây là niềm vui nhưng cũng kích hoạt nhiều vấn đề, là muốn đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia, phải có thiết chế quốc gia để điều chỉnh, có chính sách chung về khoa học công nghệ, đầu tư hạ tầng nếu muốn đi xa.

Tranh luận lại với Bộ trưởng, đại biểu Điểu Huỳnh Sang nêu ý kiến cử tri và nhân dân Bình Phước rất cảm ơn Bộ trưởng đã quan tâm và có những hoạt động khảo sát thực địa cũng như trả lời về việc phát triển các nông sản chủ lực tại Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung.

Tuy nhiên, bà cho rằng nội dung bà chất vấn được đoàn đại biểu kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết triệt để và chưa có chính sách cụ thể đến với người dân.

“Qua đây, đoàn Bình Phước đề nghị Bộ trưởng và Bộ có chính sách cụ thể để đoàn có thông tin trả lời, cung cấp cho cử tri đầy đủ hơn. Tình trạng này ảnh hưởng đến thương hiệu của Bình Phước nói riêng và thương hiệu điều Việt Nam nói chúng”, nữ đại biểu nhấn mạnh.

Bà bày tỏ lo lắng, tình trạng này làm giảm giá thu mua hạt điều sản xuất tại địa phương và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân cũng như đến việc đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng và các bộ ngành liên quan quan tâm có chính sách cụ thể hơn đối với nông sản chủ lực là hạt điều, sầu riêng của Bình Phước và cả nước.

Chuẩn hóa tất cả tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn

Cùng mối quan tâm, đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) cũng đặt câu hỏi về giải pháp mở cửa tiêu thụ nông sản.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, chủ trương mở cửa thị trường đã được nhất quán để tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên việc chuẩn hóa đối với hàng hóa nông sản là vấn đề lớn đối với nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát như ở nước ta hiện nay.

Trong thời gian vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương liên tục có những nghị định thư với các nước để tiêu thụ nông sản, ngoài việc tiêu thụ trong nước. Trong đó, vấn đề chuẩn hóa tất cả tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn.

Phạm Hùng Thắng   Hà Nam.jpg
Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam). Ảnh: QH

“Chúng ta không thể nói vấn đề tiêu thụ nếu hàng hóa của chúng ta không theo được các tiêu chuẩn của thị trường. Do đó, cần quan tâm đến chuyện cấp mã số, vùng trồng, vùng nuôi”, Bộ trưởng lưu ý.

Ông cũng nhấn mạnh, việc xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành hợp tác xã đủ mạnh là nhiệm vụ quan trọng để khắc phục tính manh mún của nền nông nghiệp. Chính sách để liên kết được những mảnh ruộng nhỏ trở thành những mảnh ruộng lớn, khu rừng nhỏ trở thành khu rừng lớn cần các địa phương quan tâm hơn nữa. 

Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng là một kênh để tiêu thụ những sản phẩm chế biến, tăng giá trị cho nông sản địa phương theo từng cấp độ.

Bộ trưởng thông tin, đến nay đã có hơn 13.000 sản phẩm OCOP, nếu thực hiện tốt việc này sẽ giải tỏa được áp lực thị trường, đồng thời tạo ra sinh kế, việc làm cho bà con nông dân.

Đối với vấn đề nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, ông Lê Minh Hoan cho hay, Bộ đang nghiên cứu sâu và nếu có thương hiệu sẽ tạo được giá trị gia tăng rất lớn nhưng vẫn còn những khó khăn nhất định bởi chưa có nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ để ban hành nghị quyết về thương hiệu.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Bộ không làm sản phẩm du lịch đêm thay địa phương

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Bộ không làm sản phẩm du lịch đêm thay địa phương

Trước câu hỏi của đại biểu Quốc hội về sản phẩm du lịch đêm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đề án, có khung, gợi ý cách làm, chứ không làm thay cho địa phương.
Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Thường vụ Quốc hội chất vấn để 'giám sát lại'

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Thường vụ Quốc hội chất vấn để ‘giám sát lại’

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động “giám sát lại” qua phiên chất vấn việc thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành đối với 6 nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/cau-tra-loi-lam-bo-truong-dang-long-khi-nong-dan-don-dieu-trong-sau-rieng-2314084.html

Cùng chủ đề

Tư lệnh ngành Giao thông báo cáo Quốc hội tiến độ triển khai trạm dừng nghỉ cao tốc

Tư lệnh ngành Giao thông báo cáo Quốc hội tiến độ triển khai trạm dừng nghỉ cao tốcTheo kế hoạch, 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ hoàn thành các công trình dịch vụ công thiết yếu (khu vệ sinh, bãi đỗ xe) trước ngày 31/12/2024 và hoàn thành toàn bộ các trạm dừng nghỉ trong năm 2025. Một trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (Ảnh: Đèo Cả). Đây...

Cùng tác giả

Giải thưởng “Dự án đáng sống” – hạng mục Nhà ở công nhân – vinh danh Khu dịch vụ, nhà ở công nhân Khu...

Tại Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 27/11, Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Đồng Văn 4 (tỉnh Hà Nam) do Viglacera làm chủ đầu tư vinh dự được trao tặng tại hạng mục “Dự án đáng sống”.  Ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Công ty Đầu tư Hạ tầng và...

Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông cùng những cải cách thủ tục hành chính nhanh chóng, Hà Nam dần trở thành điểm sáng thu hút FDI tại phía Bắc. Thị trường bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp tại Hà Nam nói riêng ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp tiềm lực tham gia. Phối cảnh 3D Cụm công nghiệp Yên Lệnh – Thị xã Duy Tiên – Hà Nam Theo Ban...

Cùng chuyên mục

Giải thưởng “Dự án đáng sống” – hạng mục Nhà ở công nhân – vinh danh Khu dịch vụ, nhà ở công nhân Khu...

Tại Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 27/11, Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Đồng Văn 4 (tỉnh Hà Nam) do Viglacera làm chủ đầu tư vinh dự được trao tặng tại hạng mục “Dự án đáng sống”.  Ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Công ty Đầu tư Hạ tầng và...

Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông cùng những cải cách thủ tục hành chính nhanh chóng, Hà Nam dần trở thành điểm sáng thu hút FDI tại phía Bắc. Thị trường bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp tại Hà Nam nói riêng ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp tiềm lực tham gia. Phối cảnh 3D Cụm công nghiệp Yên Lệnh – Thị xã Duy Tiên – Hà Nam Theo Ban...

Hà Nam quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trên cơ sở nhận diện rõ những tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, tỉnh Hà Nam đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch các khu, điểm du lịch. Tập trung đầu tư, nâng cấp chất lượng hạ tầng các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch. Đồng thời quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo và...

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Hà Nam kết nối tiêu thụ sản phẩm các hợp tác xã

Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm các Hợp tác xã giữa Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong cả nước được triển khai tích cực góp phần tăng cường giao thương sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa trên thị trường. Nhiều sản phẩm có thế mạnh, đặc sản của Hà Nam và các địa phương, vùng miền (OCOP) đã được quảng bá rộng rãi,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất