Powered by Techcity

Cảnh sắc chùa Tam Chúc

Du khách có thể tham quan các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế hay chùa Ngọc và hòa mình trong cảnh non nước bình yên.

Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km.

Để di chuyển từ bãi xe vào chùa, du khách có thể chọn đi bằng thuyền hoặc xe điện. Thuyền có giá vé 200.000 đồng/ người, xe điện có giá 90.000 đồng/ người.

Nếu đi bằng thuyền, du khách có thể ngắm cảnh non nước hùng vĩ và tham quan thêm đình Tam Chúc. Hành trình đi thuyền khoảng 50 phút. Nếu tham quan vào khung giờ từ 16h30 – 18h30, bạn được thưởng thức tiệc trà và ngắm hoàng hôn.

Đình Tam Chúc thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, hoàng hậu nhà Đinh: Dương Thị Nguyệt và thần Bạch Mã. Theo tương truyền, trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Đây cũng là điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Sau khi thuyền cập bến, du khách sẽ đi qua lần lượt các công trình như cổng Tam Quan, vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Chùa Ngọc. Thông thường, khách mất khoảng 1 giờ 30 phút đến 2 giờ để tham quan toàn bộ khuôn viên.

Vườn cột kinh là những cột kinh phục dựng giống bảo vật quốc gia cột kinh của chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện có 32 cột kinh cao 13,5m, rộng khoảng 2m, nặng khoảng 200 tấn.

“Đây là lần đầu mình đến chùa Tam Chúc, công trình kiến trúc đồ sộ, rộng lớn khiến mình cảm thấy thật nhỏ bé. Mình chưa bao giờ được mặc áo dài trong khung cảnh đẹp như vậy, rất thích cảm giác mát mẻ và bình yên của nơi này”, Tuyết Lê, một du khách chia sẻ.

Ngôi điện đầu tiên du khách đến tham quan là Điện Quan Âm. Nơi đây có pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn.

Tường bên trong các điện tại Tam Chúc được xây dựng với các bức phù điêu đá miêu tả các sự tích của Phật.

Điện Tam Thế cao 39m, sàn rộng 5.400m2, đủ cho 5.000 phật tử hành lễ cùng một lúc. Trong điện đặt 3 bức tượng Phật bằng đồng tượng trưng cho “Quá khứ, hiện tại, tương lai”. Mỗi bức có trọng lượng hơn 200 tấn, phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng.

Vào ban đêm, khu du lịch lại khoác lên mình vẻ đẹp huyền ảo khi hệ thống đèn được bật sáng.

Ngân Dương

Ảnh: Ngân Dương, Vietravel

Nguồn

Cùng chủ đề

Ứng viên nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 tốt nghiệp ở Mỹ, quê Hà Nam

Theo danh sách Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố, Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 là 673 ứng viên (62 ứng viên giáo sư, 611 ứng viên phó giáo sư ở các ngành/liên ngành). Trong đó, Trần Ngọc Mai, sinh ngày 3/8/1991 (33 tuổi) là nữ ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm nay. Cô hiện công tác tại khoa...

Một mùa giải “bội thu” của du lịch Việt Nam

Vượt qua nhiều quốc gia, Việt Nam đã bước lên bục vinh quang của người chiến thắng cho hạng mục “Điểm đến hàng đầu châu Á” năm 2024 của World Travel Awards (WTA). Danh sách các nước được đề cử cho hạng mục này gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Indonesia và Sri Lanka. Việt Nam cũng là quốc gia giành chiến thắng cho hạng mục “Điểm đến di sản hàng đầu...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Bắt đầu từ 4 giờ sáng7/9, tại Hạ Long, Quảng Ninh đã xuất hiện mưa nhỏ kèm gió nhẹ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,...

Cùng tác giả

Lễ này, nhiều người rủ nhau về Hà Nam ‘sống chậm’

Không quá đông đúc, chỉ mất 1 giờ chạy xe từ Hà Nội, Hà Nam với vẻ đẹp yên bình là một lựa chọn hấp dẫn về cả cảnh quan, trải nghiệm văn hóa cho đến ẩm thực để các tín đồ du lịch 'đổi gió' trong kỳ nghỉ 2.9 năm nay. Vương cung thánh đường Sở Kiện là điểm đến không nên bỏ qua tại Hà Nam. LÊ MINH SƠN Di chuyển thế nào? Từ Hà Nội đi Hà Nam chỉ mất khoảng 1...

Hà Nam hứa hẹn lập cú đúp tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Đền Lảnh Giang của Hà Nam. Ảnh: Hoàng Hà Hà Nam sẽ tranh cử tại hai hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”. Hiện Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu...

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam. Cách Hà Nội hơn 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015. Chùa có tên Nôm là Chùa Đùng. Chữ “Phi Lai” trong “Địa Tạng Phi Lai Tự” có...

Hà Nam vượt kế hoạch gieo cấy lúa múa

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 28.000 ha lúa Mùa theo lịch thời vụ, đạt 100,38% so với kế hoạch. Trong đó huyện Kim Bảng có tiến độ nhanh nhất, đến ngày 30/6 toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa Mùa. 5 địa phương còn lại đều cơ bản hoàn thành vào đầu tháng 7. Như vậy so với mọi năm, sản xuất vụ...

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ nhất vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Các đồng chí chủ tọa, điều hành Kỳ họp. Sáu tháng đầu năm 2024, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất