Powered by Techcity

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức.

Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh thành khác đang theo học tại TP.HCM chưa có điều kiện tham dự chương trình tại quê nhà.

Bà ngoại xin đại lý nghỉ nửa ngày bán vé số đi coi cháu nhận học bổng

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Mỹ Hằng, tân sinh viên trường Giao thông Vận tải TP.HCM, cùng bà ngoại đến nhận học bổng của chương trình. Bà Nở cho biết phải nghỉ một buổi bán vé số để đưa cháu đi – Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) đến lễ trao học bổng từ sớm, hai bà cháu bạn Nguyễn Thị Mỹ Hằng tươi tắn hơn sau bao ngày hồi hộp chờ đợi cơ hội nhận học bổng. Gần 10 năm nay từ khi cha mất, mẹ bệnh mất sức lao động, Hằng lớn lên nhờ những tờ vé số dãi nắng dầm mưa của bà ngoại.

Bà Nguyễn Thị Nở (67 tuổi, bà ngoại của Hằng) mỗi ngày đạp xe cố bán hết 150 tờ vé số để kiếm 150.000 đồng nuôi con gái và cháu ngoại. Chừng đó tiền, cả nhà ba miệng ăn chắt chiu, chưa kể tiền cho cháu đi học.

Nghe tin cháu ngoại trở thành tân sinh viên ngành Luật và chính sách hàng hải, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, bà Nở nửa mừng nửa lo. Mừng cháu học tốt, song bà lo tiền đâu mà cho cháu học tiếp.

Chia sẻ với chúng tôi khi biết Hằng được nhân học bổng của báo Tuổi Trẻ, bà Nở xúc động vì cháu của bà bước đầu đã có cơ hội chạm tay đến giảng đường.

“Tui mừng dữ lắm. Cám ơn học bổng của quý báo rất nhiều vì đã giúp cháu tôi có tiền đóng học phí, chứ sức tui không thể nào lo nổi”, bà Nở nói. Bà kể, trong chiều 17-11 đã xin đại lý vé số cho nghỉ bán nửa ngày để đưa cháu xuống TP.HCM nhận học bổng.

Mỹ Hằng cũng hạnh phúc và biết ơn các nhà hảo tâm đã trao tặng học bổng: “Mai này ra trường, mình sẽ đi làm kiếm tiền đền đáp công lao của bà ngoại và những người giúp mình”, cô nói tâm sự.

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2024/11/17/17-11ba-nguyen-thi-no-ba-cua-tan-sinh-vien-nhan-hoc-bong-tinh-binh-duong-17318361634991944433095_thumb1.jpg” data-contentid=”” data-namespace=”tuoitre” data-originalid=”” videoid=”782540430692024320″ ims-video-id=”171064″>

Tân sinh viên cùng người thân tới dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ngày 17-11 – Thực hiện: HẢI TRIỀU – CHÍ KIÊN – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

Tân sinh viên được ứng trước học bổng vì quá khó khăn: “Nếu Tuổi Trẻ không giúp, tôi phải nghỉ học rồi”

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 2.

Chạy xe một mình vượt quãng đường dài từ huyện Bình Chánh (TP.HCM) đến nhận học bổng, Phạm Quách Bảo Lộc, tân sinh viên Trường Lao động – xã hội, cho biết không mệt, thậm chí rất vui – Ảnh: TỰ TRUNG

Phạm Quách Bảo Lộc, tân sinh viên Trường Lao động – xã hội (cơ sở TP.HCM) mất hơn 1 giờ chạy xe từ nhà ở huyện Bình Chánh đến nơi trao học bổng. Dù vượt quãng đường dài, Lộc nói không mệt, thậm chí rất vui.

Lộc mồ côi cha, mẹ là bà Quách Ngọc Thu nay đã 62 tuổi. Hai mẹ con nương tựa lẫn nhau trong căn nhà ẩm thấp, lọt thõm trong một con hẻm của xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Điểm sáng của căn nhà chắp nối với những tấm gỗ cũ kỹ ấy là loạt bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận mang tên Phạm Quách Bảo Lộc khi đạt thành tích ở các cuộc thi học thuật.

Cuối tháng 8, báo Tuổi Trẻ quyết định ứng trước học bổng (15 triệu đồng) để kịp cho Lộc làm thủ tục nhập học.

“Vì được nhận trước học bổng, tôi càng phải đến dự buổi lễ hôm nay. Tôi muốn được gặp, nói lời cám ơn đến các cô chú, các nhà hảo tâm và sự giúp đỡ kịp thời của ban tổ chức. Dù đã chạy vạy khắp nơi, bản thân đã làm thêm nhiều nhất có thể, nhưng nếu không được ứng nhận trước học bổng, chắc có lẽ tôi đã phải nghỉ học rồi”, Lộc xúc động nói.

Được tiếp sức bước đầu khiến Lộc tràn đầy tự tin. Lộc kể, hiện đã ngưng làm thêm các công việc nặng nhọc, làm khuya (bốc vác gạo, bán hàng, làm bánh…) như trước. Thay vào đó thì Lộc xin đi làm gia sư, dạy kèm bởi dù gì thì đó cũng là thuận tiện hơn.

Mới vào đại học đã làm thêm quá trời, nghe được học bổng ‘tự hỏi có ai lừa mình không’

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 3.

Nguyễn Dương Quất Tuấn, tân sinh viên Trường đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM vui mừng gọi điện về cho mẹ trước khi vào nhận học bổng. Mẹ của Tuấn đang làm công nhân ở Quảng Ngãi. Mẹ Tuấn phải gồng gánh nuôi hai anh em ăn học – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nguyễn Dương Quất Tuấn – tân sinh viên Trường đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM – bắt chuyến xe buýt từ buổi trưa, từ TP Thủ Đức sang quận Bình Thạnh, nơi diễn ra lễ đến lễ trao học bổng từ rất sớm. Tuấn bên cánh gà hội trường, mồ hôi nhễ nhãi khi phải đi bộ một quãng.

Ngay cả khi nhìn thấy tên mình trong danh sách nhận học bổng đợt này, Tuấn nói vẫn rất bất ngờ, không dám tin. “Qua điện thoại, tôi được báo đã đậu và sẽ nhận học bổng vào ngày 17-11 thì bất ngờ lắm. Tôi tưởng mình bị lừa. Với tôi và mẹ, suất học bổng này quý vô cùng, làm được rất nhiều việc”, Tuấn nói.

Tuấn nói không có bố, mẹ đang làm công nhân may ở Quảng Ngãi. Đồng lương công nhân ít ỏi là nguồn sống cho ba mẹ con (sau Tuấn còn có một em gái học lớp 8). Lớn lên trong gian khó nên Tuấn trưởng thành từ rất sớm.

Lần đầu Tuấn đến TP.HCM là để nhập học, chỉ đi một mình. Tuấn biết sẽ phải đi làm thêm nhiều nên chủ động ra ở trọ. Ở cùng bốn bạn học khác trong một phòng trọ, tự nấu ăn hoặc ăn cơm miễn phí ở trường (bữa trưa) giúp Tuấn tiết kiệm tối đa chi phí.

“Nay tôi vừa nhận việc làm thêm, chỉnh sửa các video cho một đơn vị và được trả lương khoảng 2 triệu/tháng. Số tiền đó tôi để dành trả trọ và ăn uống, cũng khó để dư, nhưng nếu có thể thì sẽ tiết kiệm riêng để nộp học phí”, Tuấn nói.

TS. BS Tăng Hà Nam Anh (Phòng khám Xương khớp Việt) – nhà tài trợ: Học phí đang ngày càng quá cao khiến tôi chạnh lòng, vì sinh viên nghèo có thể bỏ học 

 - Ảnh 2.

TS.BS Tăng Hà Nam Anh – Phòng khám Xương khớp Việt – Ảnh: DUYÊN PHAN

Bác sĩ Nam Anh cho biết vì bận công việc bận nên trước đây ông ít có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, nhất là giúp đỡ tân sinh viên nghèo. Nhưng chính việc các trường đại học liên tục tăng học phí làm ông trăn trở, bởi với mức học phí nhiều trường tới gần 100 triệu/năm, sợ rằng sẽ có nhiều bạn trẻ dù học giỏi đến nhường nào cũng phải khó có điều kiện theo được. 

“Tôi vô tình đọc được bài viết về một bạn tân sinh viên học rất giỏi, điểm cao, đỗ trường chất lượng nhưng vì nghèo mà nghĩ chuyện nghỉ học. Từ đó, tôi quan tâm nhiều hơn về chương trình, dần rồi đồng hành cùng, góp chút ít giúp các bạn bước đầu”, bác sĩ Nam Anh cho hay.

TS. BS Tăng Hà Nam Anh nói ông trăn trở nhiều hơn, bởi dù gì thì mọi giúp đỡ, giá trị của suất học bổng cũng chỉ có giới hạn. Từ đó, ông mong các bạn tân sinh viên cần xác định rõ cho mình lộ trình học tập, phấn đấu, làm thêm một cách kỹ càng.

Tân sinh viên từ Củ Chi tới Văn Thánh nhận học bổng nhưng sợ lạc đường, chú hàng xóm tốt bụng hộ tống miễn phí mẹ, con, dì, cháu…

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 4.

Ngô Thị Kiều Vy (đứng giữa), tân sinh viên trường Đại học Sài Gòn, cùng gia đình đến nhận học bổng – Ảnh: DUYÊN PHAN

Một trong những sinh viên đến nhận học bổng sớm nhất là tân sinh viên Ngô Thị Kiều Vy ở huyện Củ Chi, TP.HCM, tân sinh viên trường Đại học Sài Gòn.

Vy mồ côi cha trong những ngày chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 12. Gánh nặng mưu sinh mong chờ vào người mẹ tảo tần, làm công nhân cho một hãng giày.

“Lương công nhân của mẹ gánh cho cả gia đình, mình thấy thương mẹ quá. Khi có học bổng, mình sẽ để dành đóng học phí, giúp mẹ vơi bớt chút lo toan”, Vy bộc bạch.

Mẹ đưa Vy đi nhận học bổng, còn có người dì cùng hai đứa em họ đi cùng. Chú tài xế gần nhà nhận chở miễn phí. “Mình thấy hoàn cảnh mấy mẹ con khó khăn, bé Vy cố gắng vào đại học nên giúp chở mấy mẹ con đi nhận học bổng và động viên con bé dù có khó khăn thế nào cũng sẽ có mọi người cạnh bên”, anh Trông nói.

Tiếng là dân TP.HCM, cô bạn Ngô Thị Kiều Vy (từng học lớp 12 trường THPT An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) hiếm khi được đi Trung tâm TP. Nay cô đã rành rẽ mấy tuyến xe buýt để từ chỗ trọ ở huyện Bình Chánh đến trường học và cuối tuần trở về huyện Củ Chi thăm gia đình.

Cô Tống Thị Thanh Tuyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Ngô Thị Kiều Vy qua điện thoại cho biết, kết quả học tập của Vy trong năm học lớp 12 đạt 9.0 đạt học sinh giỏi và hạnh kiểm tốt. Dù hoàn cảnh gia đình gặp phải biến cố, ba mất ngay trong những ngày cuối năm học lớp 12, cô đã cố gắng vượt qua để tiếp tục học tập đạt kết quả tốt vào trường Đại học Sài Gòn.

TS Nguyễn Xuân Hồng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – đơn vị tài trợ: Vinh hạnh đi cùng chương trình ươm mầm tài năng của Tuổi Trẻ 

 - Ảnh 5.

TS Nguyễn Xuân Hồng – phó hiệu trưởng trường ĐH Công Nghiệp – Ảnh: DUYÊN PHAN

Chia sẻ tại lễ trao học bổng, TS Nguyễn Xuân Hồng cho biết ngoài đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng cũng là công tác mà nhà trường ĐH Công nghiệp TP.HCM rất chú trọng. 

“Khẩu hiệu của trường là không để các sinh viên vì thiếu kinh phí mà phải bỏ học. Do đó, chúng tôi vinh hạnh cùng báo Tuổi Trẻ đóng góp sức mình trong hành trình ươm mầm tương lai đất nước. 

Tôi cũng từng là sinh viên, nên tôi hiểu sự quý giá khi trong hoàn cảnh thiếu điều kiện để đi học mà được giúp đỡ. Và tôi thấy các em sinh viên cũng rất trân trọng điều đó”, TS Hồng cho biết.

Chị gái làm ‘cha mẹ’ cho em gái thiếu tình thương, mừng vui khi em được tiếp sức

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 5.

Chị Thanh Nhơn làm công nhân ở tỉnh Đồng Nai. Hôm nay chị vui mừng bế con, dẫn em Lại Thị Thanh Ngân đi nhận học bổng. Chị Nhơn chia sẻ: “Thanh Ngân sống với mình từ mới lọt lòng, nên khi có tin vui được nhận học bổng nên chị em và cháu cùng tham dự Chương trình TSĐT 2024 của báo Tuổi Trẻ” – Ảnh: TỰ TRUNG

Cùng chị gái từ quê nhà ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đến tham dự lễ trao học bổng, Lại Thị Thanh Ngân (tân sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện, Trường CĐ Phát thanh Truyền hình II) cho biết học bổng này vô cùng ý nghĩa với bạn, có thể giúp trang trải và trả nợ số tiền mà chị của Ngân đã vay trước đó để đóng học phí đầu năm cho em.

Ngân tâm sự, cha mất đi khi con gái chưa kịp chào đời, người mẹ sau đó cũng có gia đình mới. Từ nhỏ, hai chị em Ngân nương tựa lẫn nhau để lớn lên.

Chị Lại Thị Thanh Nhơn (chị gái ruột của Ngân) vui mừng khi em mình đã đậu vào cao đẳng theo nghề mà bạn yêu thích. Vợ chồng chị Nhơn làm công nhân, lại đang nuôi con nhỏ. Do hoàn cảnh khó khăn, chị nhiều lần có ý định cho em gái nghỉ học vì sợ lo không xuể. Nhưng thấy em gái cứ khóc, nài chị cho đi học, nên chị cũng cố chắt bóp đồng lương để em có cơ hội thực hiện ước mơ.

Gần đây, khi em gái cần tiền đóng học phí đầu năm, ngoài việc trích tiền lương, vợ chồng chị Nhơn phải vay mượn thêm khắp nơi, rồi cầm cố một chiếc điện thoại được 2 triệu đồng mới tạm đủ.

“Giờ cứ nhận lương, tôi trích cho Ngân một phần để có tiền ăn uống, sinh hoạt. Bé nó cũng đang vừa học vừa làm thêm mấy ngày lễ để có thêm tiền ăn học, kiếm được đồng nào hay đồng đó. Học bổng của báo Tuổi Trẻ hôm nay thật sự đã tiếp sức cho em tôi rất nhiều”, chị Nhơn bày tỏ.

Lại Thị Thanh Ngân cùng chị và cháu tới dự lễ trao học bổng- Thực hiện: HẢI TRIỀU – CHÍ KIÊN – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

Ông Phạm Nam Hương, điều phối viên Hội Tương trợ và hợp tác Đức – Việt, nhà tài trợ: Chúng tôi tin cậy báo Tuổi Trẻ, vì một chương trình quá nhân văn

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 6.

Ông Phạm Nam Hương, điều phối viên Hội Tương trợ và hợp tác Đức – Việt – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Nam Hương cho biết, Hội đã đồng hành cùng các chương trình, hoạt động xã hội của báo Tuổi Trẻ từ những năm đầu của chương trình “Vì ngày mai phát triển”. Mọi đóng góp của Hội cho các chương trình xã hội dựa trên sự tin cậy với báo Tuổi Trẻ.

Ngay khi biết về chương trình học bổng Tiếp sức đến trường, thành viên Hội nghĩ phải tham gia ngay. “Đơn giản vì mục tiêu của chương trình rất nhân văn. Chọn sinh viên để hỗ trợ, nâng bước để các bạn theo đuổi giấc mơ chinh phục tri thức là một hướng đi bền vững, tri thức là sức mạnh của xã hội. Đây cũng là điều mà chúng tôi đang hướng tới”, ông Phạm Nam Hương chia sẻ.

Từ Đồng Nai lên TP.HCM sớm 4 tiếng, mẹ nghỉ làm thuê 1 ngày để đi nhận học bổng với con

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 7.

Trần Hồng Ngọc, tân sinh viên trường ĐH Sài Gòn, đi cùng mẹ là chị Huỳnh Thị Hồng Nga từ Đồng Nai lên nhận học bổng. Gia đình gồm 7 anh chị em, Ngọc là con thứ 3 trong gia đình. Hai mẹ con chở nhau đi từ Đồng Nai từ lúc 13h vì sợ đến trễ – Ảnh: DUYÊN PHAN

Bạn Trần Hồng Ngọc, tân sinh viên trường ĐH Sài Gòn, đi cùng mẹ là chị Huỳnh Thị Hồng Nga từ Đồng Nai lên nhận học bổng. Gia đình gồm 7 anh chị em, Ngọc là con thứ 3 trong gia đình. Hai mẹ con chở nhau đi từ Đồng Nai từ lúc 13h vì sợ đến trễ.

“12 năm Ngọc đều là học sinh giỏi nên tôi rất tự hào. Khi nghe tin con gái đậu đại học, cả gia đình vừa mừng vừa lo, vì gia đình quá nghèo. Gia đình không có đất đai, hai vợ chồng đi làm thuê trong khu trồng thanh long cho người ta. Dù nghèo, vợ chồng tôi cũng cố gắng cho con học vì nó giỏi.

Nghe tin con gái nhận được học bổng, cả gia đình tôi mừng lắm, mừng tới mức không ngủ được.

Hôm nay, tôi xin nghỉ làm một ngày để đưa con gái đi. Với khoản tiền này, vợ chồng tôi cũng đỡ được gánh nặng đầu năm học cho con. Chặng đường phía trước còn dài, nhưng chúng tôi sẽ không để con phải bỏ học giữa chừng”.

ThS Nguyễn Văn Đương – phó trưởng Ban thường trực, ban Chăm sóc người học, ĐH Kinh tế TP.HCM – đơn vị tài trợ: Ngưỡng mộ nghị lực của các em, ĐH Kinh tế luôn sẵn lòng 

 - Ảnh 2.

ThS Nguyễn Văn Đương – phó trưởng Ban thường trực Ban Chăm sóc người học, Đại học Kinh tế TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ths Nguyễn Văn Đương cho biết bản thân ông rất ngưỡng mộ chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ, bởi mục đích cao cả là giúp cho các em học tốt nhưng khó có điều kiện để hoàn thành việc học. Vì lẽ đó, năm nay ĐH Kinh tế TP.HCM tiếp tục tham gia góp sức để các em khó khăn có thể yên tâm học tập để có thể phục vụ bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

“Trường mong mỏi với sự tiếp sức đó sẽ tiếp thêm sức mạnh để học tốt hơn”, ThS Đương nói.

Qua những lần phát học bổng ở các năm trước, ông nhận thấy các tân sinh viên rất quý trọng học bổng mà mình nhận được. 

“Các em cũng hứa sẽ cố gắng học cũng như phát triển bản thân, thể chất để phục vụ đất nước cũng như hỗ trợ lại cho những bạn có hoàn cảnh như mình, điều đó thật tốt”, ông cho biết.

Bao tình thân lần lượt ra đi, nữ sinh sống dựa vào ông ngoại, học giỏi tuyệt vời

 - Ảnh 2.

Phạm Thị Kiều Trinh (tân sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM) cùng các tân sinh viên khó khăn đến nhận học bổng Tiếp sức đến trường của Báo Tuổi Trẻ – Ảnh: TỰ TRUNG

Phạm Thị Kiều Trinh, thôn Sơn Lộc, Xã Cư Huê, Huyện Ea Kar, Đắk Lắk – tân sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, mồ côi cha khi còn nhỏ, mẹ đi bước nữa nên hiện sống với ông bà ngoại. Ông bà nuôi gà, trồng ít rau chắt chiu nuôi cháu gái ăn học.

Bà ngoại như mẹ luôn chăm sóc Trinh, nhưng rồi bà cũng bệnh mà rời bỏ từ những ngày Trinh đang học lớp 12. Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất đi người bà thân yêu thì tin ông Ngoại mắc ung thư phải đi TP.HCM chữa trị.

Dù hoàn cảnh khó khăn, cô lúc nào cũng lạc quan. Trinh nói: “Tôi không thể thay đổi số phận và mọi việc đã diễn ra. Chỉ có niềm lạc quan bước đến sẽ giúp tôi có tương lai. Ra trường, tôi mong mình có việc làm còn lo cho ông ngoại và những người thân yêu của mình”.

Ở huyện xa xôi nhưng thành tích học tập của Trinh thật đáng nề. Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 12 năm học. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0. Là đại biểu chính thức của Việt Nam tham gia hội nghị Access Summit 2022 ở Quảng Bình và Access Summit 2023 ở Lào Cai – nơi giao lưu cùng học sinh ưu tú đến từ Lào, Campuchia, Hoa Kỳ, Trinh còn đạt giải ba trong cuộc thi Viết thư tiếng Anh khu vực Đông Dương do Văn phòng tiếng Anh khu vực Đông Dương, Đại sứ quan Hoa Kỳ tổ chức.

Đặc biệt, Trinh còn vinh dự là một trong những học sinh ưu tú được kết nạp vào Đảng vào tháng 6 vừa rồi tại ngôi trường THPT Ngô Gia Tự.

Trước khi bà mất, hai ông bà sống dựa vào tiền phụ cấp xã hội của bà, chứ không có nương rẫy. Bây giờ ông và Trinh phải dựa vào số tiền từ mấy con gà, con lợn ông nuôi. Trinh nói rất mong có thể nhận được học bổng này để có thể tiếp tục ước mơ đại học. Cô nói: “Từ khi được ban tổ chức báo tin mình nhận học bổng Tiếp sức đến trường, mình vui vô cùng, cũng bớt lo lắng về số tiền học phí cho học kỳ kế tiếp rồi. Mình cảm ơn những tấm lòng đã đến kịp thời, ngay trong lúc mình còn nhiều khó khăn”.

Ông Trương Ngọc Dũng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt – đơn vị tài trợ: Chúng tôi ấn tượng với đam mê học hành của các em 

 - Ảnh 3.

Anh Trương Ngọc Dũng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt – Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Trương Ngọc Dũng cho hay, ông rất xúc động trước những câu chuyện đầy nghị lực, vượt khó vươn lên của các bạn tân sinh viên mà báo Tuổi Trẻ đã đăng tải. Sau bao gian khó của các tân sinh viên, ông nhìn thấy và vô cùng ấn tượng trước niềm đam mê con chữ, niềm quyết tâm theo đuổi và chinh phục tri thức đến cùng của các bạn tân sinh viên. Đó cũng là cơ sở để ông Dũng tin về một Việt Nam tươi sáng, năng động và phát triển ở tương lai, niềm tin đặt ở một thế hệ trẻ đầy tri thức và nghị lực.

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 13.

Ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vinacam – tới dự lễ trao học bổng ngày 17-11 – Ảnh: DUYÊN PHAN

231 suất học bổng cho tân sinh viên khó khăn

Tổng 128 suất học bổng của 7 tỉnh thành khu vực Đông Nam bộ trị giá hơn 2 tỉ đồng (trongđó có 124 suất trị giá 15 triệu đồng/suất cho tân sinh viên và 4 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng trong suốt 4 năm học cho tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn).

Kinh phí tài trợ cho tân sinh viên 7 tỉnh thành Đông Nam Bộ do Hội Tương trợ và Hợp tác Đức – Việt, Giáo sư Phan Lương Cầm – phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Dương Thái Sơn vànhững người bạn, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam, Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Công ty cổ phần Hoàng Kim, Đại học Kinh tế TP.HCM,Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, Trường Đại học Công thương TP.HCM, Trường Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), Trường Đại học tài chính – Marketing, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học sư phạm TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) và bạn đọc báo Tuổi Trẻ tài trợ.

Ngoài ra, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng balo cho tân sinh viên, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ 13 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập. Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ hỗ trợ 20 suất luyện thi IELTS miễnphí cho tân sinh viên đang học tại TP.HCM.

Đây là điểm trao thứ 12 và cũng là đợt trao học bổng cuối cùng trong chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 601 của báo Tuổi Trẻ. Trong năm 2024, chương trình đã trao cho 1.334 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên 63 tỉnh thành của cả nước với tổng kinh phí hơn 21 tỉ đồng (15 triệu đồng/ 1 học bổng và 20suất đặc biệt 50 triệu đồng/4 năm học).

Ngoài 128 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 7 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ, chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: miền Trung, Tây Nguyên, 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh, thành phía Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 12.

Sinh viên hào hứng tham dự buổi lễ – Ảnh: DUYÊN PHAN

* Tuổi Trẻ Online đang cập nhật

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, Phú Yên; Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ

Ngoài ra, Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 balo trị giá khoảng 250 triệu đồng. Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng - Ảnh 13.

Nguồn: https://tuoitre.vn/ba-ngoai-ban-150-to-ve-so-ngay-nuoi-chau-mo-coi-nay-xin-nghi-di-tp-hcm-coi-chau-nhan-hoc-bong-20241117150549536.htm

Cùng chủ đề

Mất cả cha mẹ, đi làm công nhân 3 năm kiếm sống, vẫn đậu ĐH Kinh tế TP.HCM, được tiếp sức đến trường

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Đến dự và phát biểu tại chương trình, đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” của Báo Tuổi trẻ đã đồng hành, hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hà Nam Hà Nam nói riêng và sinh viên cả nước nói chung được tiếp...

Cùng tác giả

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

48 giờ ở ngoại thành Huế

...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Cùng chuyên mục

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

FPT mở rộng đầu tư giáo dục năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn FPT dự kiến xây thêm trường phổ thông ở một số tỉnh thành phố, nâng tổng số trường phổ thông do FPT đầu tư lên tới gần 20 trường. Lễ ký kết hợp tác giáo dục giữa FPT và Eco Central Park tại Vinh, Nghệ An. Ảnh: VA Trong năm 2024, Tập đoàn FPT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với loạt dự án trường phổ thông liên cấp tại nhiều tỉnh thành trên...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất