Powered by Techcity

Năm 2025, thời cơ vàng cho tăng tốc, bứt phá




Ngay từ đầu năm, những thông điệp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho quyết tâm đổi mới, nỗ lực hành động quyết liệt, tạo điểm tựa thể chế để có thể đẩy mạnh thế và lực của cả đất nước.

Năm 2025 thời cơ vàng cho tăng tốc bứt phá
Bốc dỡ hàng xuất nhập khẩu trên cảng quốc tế Gemalink. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021- 2025, và là năm khởi đầu cho kế hoạch giai đoạn mới. Như Tổng bí thư Tô Lâm đã chỉ ra, “Đây đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”.

Ngay từ đầu năm, những thông điệp năm mới của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho quyết tâm đổi mới, nỗ lực hành động quyết liệt, tạo điểm tựa thể chế để có thể đẩy mạnh thế và lực của cả đất nước.

Có thể thấy, với sự tiên phong nói đi đôi với làm của một”Chính phủ hành động”; từ các cuộc họp “không kể ngày đêm”, những quyết sách rõ ràng và quyết đoán đã và đang mang lại niềm tin, tinh thần đoàn kết của cả hệ thống chính trị để thực hiện cuộc cách mạng thể chế.

Chính phủ đã thống nhất chủ đề điều hành “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá” cho năm 2025. Trên tinh thần này, Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vào sáng 8/1 tạo hào khí, khí thế ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm nỗ lực hoàn thành cao nhất kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Đây cũng là thời điểm cả nước đang tập trung ưu tiên cao nhất mọi nguồn lực để triển khai đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ, định hướng kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, các tổ chức bên trong của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo hướng “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.

Tính đến nay, trung bình các cơ quan của Chính phủ giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức. Việc thu gọn bộ máy giúp giảm biên chế, giảm chi thường xuyên hiện đang chiếm khoảng 68% tổng chi ngân sách và tránh chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan bộ ngành.

Có thể khẳng định, những nỗ lực sắp xếp tổ chức bộ máy cùng với những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô sẽ góp phần tạo ra một nền tảng vững chắc, gia tăng sức mạnh, nguồn lực cho đất nước.

Một trong những nền tảng tạo đà quan trọng cho năm  2025 chính là những kết quả mà năm 2024 đã đạt được. Đó là: tình hình kinh tế xã hội năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rất tích cực, đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 12/15 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra. Kết quả tăng trưởng GDP đã giúp nâng quy mô và xếp hạng GDP của Việt Nam, tăng thu nhập bình quân đầu người và tăng năng suất lao động…

Một điểm nổi bật khác là chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ (theo Liên Hợp Quốc đánh giá). Những kết quả này là minh chứng cho nỗ lực vượt bậc của chúng ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin, hy vọng để đạt được kết quả cao hơn, tăng cường tính tự chủ trong năm 2025 và giai đoạn tới.

Từ nền tảng vững chắc của năm 2024, Tổng Bí thư yêu cầu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, ổn định quán triệt phương châm “phát triển để ổn định – ổn định để phát triển”. Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, Tổng Bí thư yêu cầu, cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế “xin – cho” và tư duy bao cấp.

Trên tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, “Năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, chúng ta phải rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả 5 năm để phát huy, làm tốt hơn với những chỉ tiêu đã đạt và vượt; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch 5 năm 2021-2025”.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung quán triệt phương châm “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”, thực hiện đúng quan điểm “Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi, làm việc nào ra việc đấy, làm việc nào dứt việc đó”.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Đó là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn, Chính phủ sẽ rà soát, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng cho các bộ, ngành, địa phương.

Xây dựng các kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); đồng thời tạo đột phá thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới, tiên tiến; Xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân (phấn đấu khu vực này đóng góp khoảng 65-70% GDP).

Cùng với đó, triển khai hiệu quả tổng kết Nghị quyết số 18; đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, “đột phá của đột phá”, “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh” để giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Niềm tin ngày càng được thắp lửa toả sáng, đường đi đã rõ, sự chung sức đồng lòng của Chính phủ, bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân… sẽ  đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

Theo Báo Tin Tức





Nguồn: https://baohanam.com.vn/chinh-tri/ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc/nam-2025-thoi-co-vang-cho-tang-toc-but-pha-143002.html

Cùng chủ đề

Giải U.19 nữ quốc gia sắp khởi tranh, sẵn sàng tìm ‘hạt giống’ mới cho đội tuyển

Giải U.19 nữ quốc gia – Cúp Acecook 2025 có 6 đội tham gia thi đấu vòng tròn 2 lượt (lượt đi và lượt về). Các đội sẽ thi đấu tập trung để tính điểm xếp hạng chung cuộc, với quy tắc: thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, và thua 0 điểm. Đội có tổng điểm cao nhất sau tất cả các trận đấu sẽ được xếp hạng nhất và trở thành nhà vô địch. Giải đấu sẽ...

Cùng tác giả

Giải U.19 nữ quốc gia sắp khởi tranh, sẵn sàng tìm ‘hạt giống’ mới cho đội tuyển

Giải U.19 nữ quốc gia – Cúp Acecook 2025 có 6 đội tham gia thi đấu vòng tròn 2 lượt (lượt đi và lượt về). Các đội sẽ thi đấu tập trung để tính điểm xếp hạng chung cuộc, với quy tắc: thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, và thua 0 điểm. Đội có tổng điểm cao nhất sau tất cả các trận đấu sẽ được xếp hạng nhất và trở thành nhà vô địch. Giải đấu sẽ...

Cùng chuyên mục

Giải U.19 nữ quốc gia sắp khởi tranh, sẵn sàng tìm ‘hạt giống’ mới cho đội tuyển

Giải U.19 nữ quốc gia – Cúp Acecook 2025 có 6 đội tham gia thi đấu vòng tròn 2 lượt (lượt đi và lượt về). Các đội sẽ thi đấu tập trung để tính điểm xếp hạng chung cuộc, với quy tắc: thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, và thua 0 điểm. Đội có tổng điểm cao nhất sau tất cả các trận đấu sẽ được xếp hạng nhất và trở thành nhà vô địch. Giải đấu sẽ...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất hiện. Cụ thể, thời tiết biến đổi bất thường làm mất mùa vải thiều; sản xuất nông nghiệp bị tác động trực tiếp bão số 3, hoạt động xây dựng suy giảm nghiêm trọng khi giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhu cầu xây dựng nhà...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Bắt đầu thanh tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai theo chỉ đạo của Tổng Bí thư

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: GIANG LONG Ngày 8-1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam. Thời kỳ thanh tra từ năm 2014 đến 2024 Theo quyết định được công bố, thời kỳ thanh tra hai dự án...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Tin nổi bật

Tin mới nhất