Powered by Techcity

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” – 1 trong 33 bảo vật quốc gia vừa được công nhận, đã được Đoàn công tác liên ngành do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023, hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh. (Nguồn: Báo Văn hoá)

Như vậy, từ năm 2012 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã 13 lần quyết định công nhận 327 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia.

Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận lần này:

1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500 – 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.

2- Chõ gốm, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, TP HCM.

3- Trống đồng Vũ Bản, niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III – II TCN; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.

4- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Kính Hoa), niên đại: Thế kỷ III – II TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.

5- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại: Thế kỷ III – II TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

6- Thạp đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại: Thế kỷ III -I TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

7- Bộ sưu tập trang sức vàng Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN – giữa thế kỷ I; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.

8- Hạt mã não hình thú Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN – giữa thế kỷ I; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.

9- Tượng đồng tê tê Long Giao, niên đại: Khoảng thế kỷ I – II; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.

10- Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại: Thế kỷ I – III; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.

11- Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại: Thế kỷ IV – V; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.

12- Tượng Avalokitesvara Bắc Bình, niên đại: Thế kỷ VIII – IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.

13- Phù điêu Shiva múa Phong Lệ, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

14- Phù điêu Uma Chánh Lộ, niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

15- Sưu tập Đầu phượng thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XI – XII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội.

16- Sáu (06) Tượng Kim Cương chùa Đọi Sơn, niên đại: Thời Lý (1118 – 1121); hiện được lưu giữ tại chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

17- Bia chùa Linh Xứng, niên đại: Ngày 3 tháng 3 năm Bính Ngọ, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (đời vua Lý Nhân Tông, 1126); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

18- Mộc bài Đa Bối, niên đại: Ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiệu Long thứ 12 (1269); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

19- Tượng rồng Tháp Mẫm, niên đại: Thế kỷ XII – XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

20- Phù điêu Kala Núi Bà, niên đại: Thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên.

21- Bình Ngự dụng thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

22- Đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại đình Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

23- Sưu tập gốm sứ cung Trường Lạc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV – XVI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

24- Khánh đá chùa Điều, niên đại: Ngày tốt tháng 8 năm Nhâm Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ 13 (đời vua Lê Hy Tông, 1692); hiện lưu giữ tại chùa Điều, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

25- Đôi tượng nghê đồng, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.

26- Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, niên đại: Ngày mồng 6 tháng 4, năm Minh Mạng thứ 3 (1822); hiện lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

27- Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, niên đại: Tháng 3, năm Minh Mạng thứ 4 (1823); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh.

28- Phù điêu thời Minh Mạng, niên đại: Năm 1829; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

29- Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại: Năm 1842; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

30- Bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm, niên đại: Thế kỷ XIX; hiện thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

31- Ngai Hoàng đế Duy Tân, niên đại: Đầu thế kỷ XX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

32- Bộ kim phẩm đền Nghè, niên đại: Đầu thế kỷ XX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng.

33- Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, niên đại: Từ năm 1954 đến 1969; hiện lưu giữ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Nguồn: https://baoquocte.vn/chinh-phu-cong-nhan-them-33-bao-vat-quoc-gia-299567.html

Cùng chủ đề

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Cùng tác giả

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Cùng chuyên mục

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi, chiều dài khoảng 90 km. Ảnh minh hoạ: Việt Hùng/Vietnam+) Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày

Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngàyHAGL Agrico sạch nợ với HAGL; TNG ước lãi ròng 2024 cao nhất trong 20 năm; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày; Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024; Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu 2025 gần 17.700 tỷ đồng. Viettel tăng trưởng 2 con số trong năm 2024 Theo thông...

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất