Powered by Techcity

Tháo gỡ mọi vướng mắc, coi trọng thể chế là động lực, nguồn lực cho phát triển




 Chiều 29/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo. 

Tháo gỡ mọi vướng mắc coi trọng thể chế là động lực nguồn lực cho phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật. Ảnh: TRẦN HẢI

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đất nước ta đang xác định thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, trong đó thể chế là “đột phá của đột phá”; thực tiễn thời gian qua cho thấy cần phải đẩy mạnh đột phá hơn nữa về thể chế vì thể chế vừa là nguồn lực, vừa là động lực, vướng mắc thể chế sẽ ảnh hưởng nhiều vấn đề, nhất là trong huy động nguồn lực. Tới đây, chúng ta phải tập trung cho tăng trưởng cao hơn so mục tiêu mà Trung ương và Quốc hội giao, ít nhất năm 2025 phải đạt ít nhất 8% trở lên và phấn đấu những năm tiếp theo đạt 2 con số. Do đó, cần tháo gỡ khó khăn về thể chế là một trong những động lực, nguồn lực để tập trung cho tăng trưởng.

Tháo gỡ mọi vướng mắc coi trọng thể chế là động lực nguồn lực cho phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Phiên họp của Ban Chỉ đạo. Ảnh: TRẦN HẢI

Thủ tướng mong các thành viên Ban Chỉ đạo tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”, trên cơ sở đó tích cực rà soát các văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chính phủ đã làm nhiều việc với tư duy đổi mới trong xây dựng pháp luật, không quá cầu toàn, không quá nóng vội. Đây cũng là kinh nghiệm quý để tiếp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

Tháo gỡ mọi vướng mắc coi trọng thể chế là động lực nguồn lực cho phát triển
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu ý kiến tại Phiên họp. Ảnh: TRẦN HẢI

Thủ tướng nhấn mạnh, yêu cầu của sự phát triển rất cao, phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, cần phải bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các luật với tinh thần tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực; tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính, giảm các khâu trung gian, không tạo môi trường xin-cho, ảnh hưởng xử lý công việc của các công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, dễ tạo ra các tiêu cực, tham nhũng vặt…; thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì công việc chung.

Tháo gỡ mọi vướng mắc coi trọng thể chế là động lực nguồn lực cho phát triển
Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu ý kiến tại Phiên họp. Ảnh: TRẦN HẢI

Thủ tướng chỉ đạo, hệ thống luật pháp cần rõ ràng, cái gì được làm, cái gì chưa được làm; tinh thần là cái gì luật không cấm thì người dân, doanh nghiệp được làm, cái gì cấm thì đưa vào luật; phải tạo không gian sáng tạo cho nhân dân vì nhân dân rất sáng tạo, thực tiễn thì rất phong phú, miễn là có cơ chế, chính sách; phải coi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực mới, động lực mới trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam; trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc văn minh, hiện đại, phồn vinh.

Tháo gỡ mọi vướng mắc coi trọng thể chế là động lực nguồn lực cho phát triển
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: TRẦN HẢI

Chúng ta cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để sắp xếp, tinh gọn, tháo gỡ những điểm nghẽn có những nguyên nhân từ các quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát kỹ, tạo phong cách làm việc kỹ lưỡng, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo…

NDO





Nguồn: https://baohanam.com.vn/chinh-tri/thao-go-moi-vuong-mac-coi-trong-the-che-la-dong-luc-nguon-luc-cho-phat-trien-142667.html

Cùng chủ đề

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

Cùng tác giả

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

Cùng chuyên mục

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

FPT mở rộng đầu tư giáo dục năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn FPT dự kiến xây thêm trường phổ thông ở một số tỉnh thành phố, nâng tổng số trường phổ thông do FPT đầu tư lên tới gần 20 trường. Lễ ký kết hợp tác giáo dục giữa FPT và Eco Central Park tại Vinh, Nghệ An. Ảnh: VA Trong năm 2024, Tập đoàn FPT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với loạt dự án trường phổ thông liên cấp tại nhiều tỉnh thành trên...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất