Powered by Techcity

Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nam đẩy mạnh chuyển đổi số




Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng chính sách, tiến tới cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho khách hàng là những mục tiêu Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Hà Nam đã và đang thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng trưởng nguồn vốn tín dụng chính sách.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, trong tháng 10/2024, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lý Nhân đã phối hợp với UBND thị trấn Vĩnh Trụ triển khai tập huấn sử dụng ứng dụng “Quản lý tín dụng chính sách” cho các đối tượng trên địa bàn. Việc triển khai ứng dụng sẽ giúp cán bộ ngân hàng, lãnh đạo địa phương, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) nắm bắt kịp thời số liệu, chất lượng tín dụng chính sách, từ đó phục vụ kịp thời công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng CSXH. Sau hơn một tháng tập huấn, cán bộ ở các tổ TK&VV tại thị trấn Vĩnh Trụ đã tích cực nghiên cứu tiện ích, khai thác số liệu trong ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp; phối hợp chặt chẽ với cán bộ ngân hàng CSXH để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ông Hà Văn Đại, Tổ trưởng Tổ dân phố Nguyễn Khuyến, thị trấn Vĩnh Trụ cho biết: Ứng dụng có giao diện đơn giản, dễ khai thác sử dụng. Việc cán bộ ở các tổ TK&VV sử dụng ứng dụng để cập nhật tiền lãi, tiền gốc, thu tiền tiết kiệm, chuyển khoản trả nợ trên ứng dụng rất dễ dàng. Hơn nữa, khi cán bộ ở cơ sở cập nhật ứng dụng quản lý tín dụng chính sách đã nắm bắt chính xác số liệu dư nợ, thu hồi nợ, tiền huy động tiết kiệm của ngân hàng CSXH trên địa bàn mình quản lý, không phụ thuộc vào cán bộ tổ TK&VV như trước đây. Cách quản lý thông qua ứng dụng đã giúp cán bộ ở cơ sở chủ động trong công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động của tổ TK&VV, góp phần nâng cao chất lượng quản lý vốn tín dụng chính sách tại địa phương.


Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Lý Nhân hướng dẫn các Tổ trưởng Tổ TK&VV ở thị trấn Vĩnh Trụ sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách.

Để triển khai kịp thời ứng dụng “Quản lý tín dụng chính sách” trên địa bàn, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lý Nhân đã bám sát chỉ đạo của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Nam, UBND huyện Lý Nhân, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn quan tâm bố trí nguồn lực và các điều kiện cần thiết; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ ở cơ sở và các tổ TK&VV cài đặt sử dụng. Đến nay, gần 100% cán bộ ở các tổ TK&VV đã thành thạo việc sử dụng ứng dụng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng chính sách. Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.360 tổ trưởng tổ TK&VV và 1.651 trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố cập nhập ứng dụng quản lý tín dụng chính sách, trong đó hơn 80% đã sử dụng thành thạo, áp dụng hiệu quả trong quá trình quản lý nghiệp vụ.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Nam cho biết: Quản lý tín dụng chính sách là phần mềm vận hành trên các thiết bị thông minh sử dụng hệ điều hành Android hoặc IOS nhằm cung cấp thông tin về văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, số liệu hoạt động tín dụng CSXH, kết quả thực hiện kiểm tra đối chiếu, giúp người dùng tương tác, theo dõi, nắm bắt tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn.

Ứng dụng quản lý tín dụng chính sách giúp ngân hàng và các tổ chức chính trị nhận ủy thác thực hiện tốt hơn công tác chỉ đạo điều hành, triển khai hoạt động tín dụng chính sách; cung cấp thông tin về các chương trình cho vay; cơ sở dữ liệu cho vay, cả lãi và gốc của khách hàng; kết quả kiểm tra đối chiếu cho vay; các văn bản hướng dẫn tín dụng; giới thiệu các mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, điển hình… Từ đó, giúp người dùng có thông tin số liệu nhanh chóng, chính xác. Thông qua việc sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách, hằng tháng cán bộ ở các tổ TK&VV khi thu nợ gốc và lãi hoặc huy động tiết kiệm sẽ cập nhật ngay trên phần mềm, giúp cán bộ ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương theo dõi được chất lượng tín dụng, tỷ lệ thu nợ gốc và lãi từng ngày để làm căn cứ chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 

Ngoài ứng dụng quản lý tín dụng chính sách, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nam còn vận động khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng, tăng cường sử dụng dịch vụ VBSP Smart Banking. Cách làm này đã giúp khách hàng thanh toán linh hoạt, bảo mật thông tin, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao dịch, bảo đảm an toàn hệ thống thanh toán tín dụng chính sách. Các phòng giao dịch ở các huyện, thành phố, thị xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, mở tài khoản VBSP Smart Banking và cài đặt sinh trắc học cho khách hàng, bảo đảm hoạt động thanh toán, giao dịch không bị gián đoạn, an toàn và bảo mật, đồng thời giúp các đối tượng chính sách tiếp cận với tiện ích của ngân hàng số.

Trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh các ứng dụng chuyển đổi số, tạo thuận lợi, tiện ích cho người nghèo và các đối tượng trong diện thụ hưởng; chủ động nắm bắt nhu cầu và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng CSXH trên địa bàn.

Trần Thoan





Nguồn: https://baohanam.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/chi-nhanh-ngan-hang-csxh-ha-nam-day-manh-chuyen-doi-so-142639.html

Cùng chủ đề

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Cùng tác giả

Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất. Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng...

48 giờ ở ngoại thành Huế

...

NSND Lệ Ngọc nhận mình khó tính, kể chuyện rể Tây mê văn hóa Việt

“Tôi trụ lại với sân khấu vì yêu văn hóa truyền thống” Nhiều nghệ sĩ sau khi nghỉ hưu thường tham gia phim truyền hình để nổi tiếng hơn, nhưng dường như NSND Lệ Ngọc là một ngoại lệ? – Tôi đau đáu với văn hóa Việt và muốn hoạt động ở sân khấu truyền thống nên không mặn mà với phim truyền hình. Đã có rất nhiều đạo diễn mời nhưng tôi không nhận lời. Không phải tôi không thích đóng...

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất