Powered by Techcity

Ấn tượng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024




Năm 2024 là năm thứ 6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc dành cho học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê, năm 2024 vòng sơ khảo đã thu hút 75.252 học sinh của 232 trường học trên địa bàn tỉnh tham gia; trong đó, có 38.042 học sinh của 115 trường tiểu học, 35.889 học sinh của 108 trường THCS và 1.321 học sinh của 9 trường THPT. Nộp bài đúng hạn và có nhiều bài chất lượng là phòng GD&ĐT các địa phương: thị xã Duy Tiên, thành phố Phủ Lý và huyện Lý Nhân. Nhiều trường có đông học sinh tham gia và có nhiều bài chất lượng, như: Trường THCS Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thành phố Phủ Lý); Trường Tiểu học Đồng Văn (thị xã Duy Tiên); Trường THCS Hòa Hậu (Lý Nhân) có từ 1.027 đến 1.647 học sinh tham gia… Sự hưởng ứng tích cực này đã minh chứng sách và văn hóa đọc có sức ảnh hưởng to lớn đến độc giả nhỏ tuổi – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Sau vòng sơ khảo cấp huyện, Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi cấp tỉnh đã nhận được 802 bài chất lượng tốt để chấm chọn giải cấp tỉnh. Sau khi nhận bài thi của các đơn vị gửi về, BTC cuộc thi đã kiểm tra số lượng bài, so sánh danh sách nộp bài, lập danh sách thí sinh, phân chia theo số lượng, cấp học để phục vụ Ban Giám khảo chấm thi theo các tiêu chí và thể lệ cuộc thi đã quy định. Qua quá trình tổng hợp và chấm giải, kết quả cho thấy phần lớn thí sinh tham gia cuộc thi đã nắm rõ thể lệ, bám sát nội dung câu hỏi, lựa chọn đề thi phù hợp với năng khiếu, sở trường. Các bài dự thi ở cả hai hình thức viết và video đã thể hiện sự xuất sắc trong ý tưởng, cách chọn cuốn sách chia sẻ, nội dung, kỹ thuật viết, kỹ thuật thuyết trình và khả năng sáng tạo của bản thân về văn hóa đọc, vai trò của sách trong học tập và cuộc sống. Nhiều thí sinh đã thể hiện niềm say mê thực thụ đối với sách, trải lòng trong từng trang viết và dành chọn tâm huyết của mình để thực hiện bài dự thi. Không ít bài dự thi được trình bày trên mô hình rất công phu, sáng tạo, đẹp mắt, mang đến bất ngờ cho Ban Giám khảo và BTC với những suy nghĩ trưởng thành trong cảm nhận của các em. Kết quả ở vòng sơ loại ở cấp tỉnh, BTC đã chọn được 150 bài thi trên cả 2 đề thi, trong đó có 5 đĩa CD, vào vòng sơ khảo tỉnh.


Em Nguyễn Yến Ly (đứng giữa) và Thạch Bảo Minh (thứ hai từ phải sang) – hai Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi, BTC đã trao 3 giải tập thể cho phòng GD&ĐT các địa phương: thành phố Phủ Lý, huyện Lý Nhân và thị xã Duy Tiên vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai cuộc thi tại cơ sở; trao 2 giải tập thể cho Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai do có nhiều thí sinh đạt giải nhất và Trường THCS Trần Quốc Toản có nhiều thí sinh tham gia cuộc thi nhất. Về giải cá nhân, BTC đã trao 3 giải Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu xuất sắc, 7 giải Nhất, 15 giải Nhì, 48 giải Ba, 48 giải Khuyến khích và 4 giải chuyên đề cho các học sinh có thành tích xuất sắc tại cuộc thi.

Đặc biệt, tỉnh Hà Nam vinh dự có 2 thí sinh đạt giải Khuyến khích vòng chung kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa toàn quốc là: em Thạch Bảo Minh, học sinh lớp 10A2 (hiện là lớp 11A2), Trường THPT B Duy Tiên và em Nguyễn Yến Ly, lớp 7A (hiện là lớp 8A), Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, phân hiệu Trường Đại học sư phạm Hà Nội tại tỉnh Hà Nam. Đơn vị Thư viện tỉnh Hà Nam vinh dự là một trong 15 tập thể nhận giải thưởng là đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo cuộc thi.

Tham gia cuộc thi, em Nguyễn Yến Ly đã chọn đề số 1 với câu hỏi: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước? Nguyễn Yến Ly đã chọn nhân vật An trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảm nhận về nhân vật An, Yến Ly đã triển khai cách viết nêu bật những nét tính cách tốt đẹp của một cậu bé: nghịch ngợm, hiếu động, thông minh và ham học hỏi; yêu thiên nhiên và ưa khám phá; hồn nhiên, mơ mộng và cũng đầy lạc quan, yêu đời; ngoan ngoãn, biết yêu thương con người; dũng cảm, kiên cường, đầy nghị lực; khao khát cuộc sống hòa bình… Bám sát diễn biến câu chuyện, Yến Ly đã chứng minh những luận điểm trên thông qua những hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc, cũng như mối quan hệ của An với các nhân vật khác trong tác phẩm. Nguyễn Yến Ly đã viết: “Mỗi lần đọc lại là một trải nghiệm khác nhau, khung cảnh Nam Bộ càng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết, một ý niệm mới lại nảy sinh trong tâm trí. Điều tuyệt vời luôn quanh ta, từ những dây leo trên tầng thượng hay đơn giản chỉ là cảnh bình minh mà đôi khi diệu kỳ đến lạ. Tình thương non sông ngày càng được bồi đắp, hòa lẫn vào huyết quản, thấm nhuần giá trị của dân tộc Việt Nam đích thực. Quả thật những câu chữ trong sách đều mang phong cách rất riêng của Đoàn Giỏi: trào phúng và phong lưu. Nơi đó thiên nhiên và con người cùng nhau song hành, ngợi ca phẩm chất yêu nước cao đẹp của người dân Nam Bộ nói riêng, và dân quân Việt Nam nói chung”.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 đã khép lại nhưng một lần nữa đã khẳng định được vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đọc trong việc góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Việc tổ chức cuộc thi thường niên còn là cách thức lan tỏa phong trào đọc sách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh. Thông qua việc tìm kiếm những bạn trẻ có niềm đam mê với sách, đã đọc nhiều về số lượng và sâu về chất lượng, cuộc thi mong muốn các em sẽ trở thành người cất nên những tiếng nói truyền cảm hứng đọc sách đối với cộng đồng.

Chu Bình





Nguồn: https://baohanam.com.vn/van-hoa/an-tuong-cuoc-thi-dai-su-van-hoa-docanam-2024-140499.html

Cùng chủ đề

Phân luồng giao thông tạm thời trên cao tốc Cầu Giẽ

Nhằm đảm bảo an toàn khai thác tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình trong thời gian thi công cầu vượt nút giao Liêm Sơn, tỉnh Hà Nam, căn cứ Quyết định của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông báo thời gian phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (đoạn Km239+800-Km242+900). Phân luồng...

Thay “chiếc áo” quá chật cho doanh nghiệp nhà nước

Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện tại như một chiếc áo đã quá chật, nên đã đến lúc, cần thay một chiếc áo mới và không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp nhà nước đang cần có cơ chế đủ thông thoáng để cạnh tranh kinh doanh một cách bình đẳng.  Ảnh: Đức Thanh Để doanh nghiệp tự quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh Trong tuần này, tuần làm...

Cùng tác giả

Phân luồng giao thông tạm thời trên cao tốc Cầu Giẽ

Nhằm đảm bảo an toàn khai thác tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình trong thời gian thi công cầu vượt nút giao Liêm Sơn, tỉnh Hà Nam, căn cứ Quyết định của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông báo thời gian phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (đoạn Km239+800-Km242+900). Phân luồng...

Thay “chiếc áo” quá chật cho doanh nghiệp nhà nước

Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện tại như một chiếc áo đã quá chật, nên đã đến lúc, cần thay một chiếc áo mới và không can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp nhà nước đang cần có cơ chế đủ thông thoáng để cạnh tranh kinh doanh một cách bình đẳng.  Ảnh: Đức Thanh Để doanh nghiệp tự quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh Trong tuần này, tuần làm...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất