Powered by Techcity

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc




Chiều 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu. (Ảnh: Trần Hải)

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, 60 nhà giáo (40 nhà giáo ngành và 20 nhà giáo nghề) vinh dự được tiếp kiến Thủ tướng tại đây là những người thuộc 251 thầy, cô giáo tiêu biểu được vinh danh năm 2024.

Đây là các cô giáo, thầy giáo đại diện cho hơn 1,6 triệu nhà giáo thuộc các cấp học khác nhau, đến từ nhiều vùng, miền của đất nước. Trong đó, có thầy, cô dạy học ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Rất nhiều cô giáo, thầy giáo là giáo viên cốt cán của tỉnh, thành phố, giáo viên giỏi với nhiều thành tích quan trọng trong công tác giảng dạy đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; là những nhà khoa học với nhiều công bố quốc tế và giải thưởng uy tín trong và ngoài nước.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu. (Ảnh: Trần Hải)

Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực phối hợp Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ báo cáo Ban chấp hành Trung ương và ngành Giáo dục bổ sung 65.980 biên chế giai đoạn 2022-2026. Mặc dù trong 2 năm học 2022-2023 và 2023-2024, cả nước đã tuyển dụng được gần 40.000 giáo viên, tuy nhiên số học sinh 2 năm qua không ngừng tăng dẫn đến số lớp tăng.

Riêng năm học 2023-2024 số lớp của cấp THCS tăng 7.198 lớp, số lớp cấp THPT tăng 1.213 lớp so với năm học 2022-2023. Dẫn đến số giáo viên còn thiếu vẫn còn nhiều và ở hầu hết các địa phương. Tính đến tháng 5/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông trong biên chế so với định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay đại diện các nhà giáo tiêu biểu. (Ảnh: Trần Hải)

Tại buổi gặp gỡ, đại diện một số thầy cô giáo, giảng viên phát biểu ý kiến bày tỏ sự biết ơn Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên; tự hào về nghề giáo – nghề cao quý; trình bày những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan một số cơ chế, chính sách để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo; cải thiện đời sống đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hôm nay, trong không khí trang trọng, ấm áp, thân tình kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) – ngày “Tết” của các thầy cô, niềm vui của các cháu học sinh, là ngày thể hiện sự trân trọng, tình cảm yêu quý thầy cô, là truyền thống lịch sử, văn hoá, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Thủ tướng rất vui mừng chào đón các thầy cô giáo tiêu biểu, những người đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Với tình cảm chân thành, sự tri ân sâu sắc, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo có mặt tại buổi gặp mặt này và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng nêu rõ, truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ, đạo đức, văn hoá và con người Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”; “Ơn thầy soi lối mở đường. Cho con vững bước dặm trường tương lai”. “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao” được truyền dạy từ đời này sang đời khác.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu – người Thầy vĩ đại của dân tộc luôn đánh giá cao vai trò của thầy cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục. Người nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” ;“Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”; “Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh…”.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, giáo dục luôn đồng hành, vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ. Đặc biệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…

Thủ tướng chia sẻ, qua những chia sẻ chân thành, xúc động của các thầy, cô về chuyện đời, chuyện nghề, có thể thấy rằng các thầy, các cô là những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh; thực sự là những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tận tâm, tận hiến cho sự nghiệp trồng người. Các thầy cô luôn tạo động lực, truyền cảm hứng, niềm vui cho các học sinh.

Điểm lại một số tấm gương nhà giáo tiêu biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả đó của các thầy, các cô trong suốt những năm qua, nhất là trong đại dịch Covid-19.

Nhân cuộc gặp này, một lần nữa, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi và sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo nói riêng và toàn hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại diện các nhà giáo tiêu biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh :Trần Hải)

Thủ tướng khẳng định, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, phải được xây dựng thực sự chất lượng và sáng tạo, thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại diện một số nhà giáo tiêu biểu phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Trần Hải)

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang nêu trên, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo với phương châm “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể – Thầy cô giáo là động lực – Nhà trường làm bệ đỡ – Gia đình là điểm tựa – Xã hội là nền tảng”. Trong đó, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục quan tâm, chăm lo, hỗ trợ để ngành Giáo dục thực hiện có chất lượng ngày càng tốt tất cả các nhiệm vụ chiến lược đã được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn và được đưa ra trong Kết luận số 91-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan của Quốc hội; cầu thị, lắng nghe ý kiến của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Nhà giáo, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật giáo dục ra đời phải khiến cho giáo viên thật sự phấn khởi, được tôn vinh và tạo điều kiện để cống hiến, đồng thời, chủ động dự thảo sớm các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo, để ban hành và triển khai ngay sau khi Quốc hội thông qua.

Thứ hai, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nhất là bếp ăn, bảo đảm vệ sinh y tế học đường, vệ sinh trường học; đẩy mạnh phòng, chống bạo lực học đường; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa học đường.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các nhà giáo giảng dạy ngành nghề nặng nhọc, độc hại…

Đặc biệt, cần sớm khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, thực hiện đúng tinh thần: “Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên”. Phải hoàn thiện thể chế ngành Giáo dục phù hợp tình hình đất nước, khả thi, góp phần thúc đẩy ngành ngang tầm văn hoá dân tộc, sự phát triển đất nước; phải có cơ chế huy động nguồn lực của Nhà nước, xã hội, các nguồn lực hợp pháp khác để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục tương xứng, để đội ngũ giáo viên ngày càng có chất lượng, toàn diện, yêu nghề hơn, bảo đảm phù hợp, thích ứng tình hình hội nhập quốc tế. Bên cạnh sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương, vai trò của các thầy giáo, cô giáo là đặc biệt quan trọng.

Nhân dịp này, Thủ tướng muốn chia sẻ thêm với đối với đội ngũ nhà giáo một số suy nghĩ:

Đất nước ta đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ngành giáo dục nói chung, các thầy giáo, cô giáo nói riêng phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, không ngừng dấn thân, sáng tạo, đổi mới, bồi dưỡng phẩm chất, lý tưởng, niềm tin cách mạng; phải phấn đấu hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để cùng chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hùng cường, thịnh vượng; nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc.

Muốn có học sinh giỏi, phải có người thầy tốt. Học sinh được tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất nếu có sự dìu dắt và chỉ bảo của giáo viên có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và phương pháp truyền dạy đúng. Đồng thời, phải tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo; có tư duy phản biện, đam mê tìm tòi, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.

Mỗi nhà giáo cần là khởi nguồn bất tận thổi bùng trong thế hệ trẻ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, ươm mầm khát vọng, chắp cánh ước mơ, khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo; bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân-thiện-mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Vì thế, mỗi thầy giáo, mỗi cô giáo hãy là tấm gương sáng về rèn đức-luyện tài, yêu nghề-yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, ứng dụng khoa học-công nghệ, có cách tiếp cận mới trong dạy và học; để mỗi tiết học thực sự bổ ích và lý thú, để mỗi ngày học thực sự là ngày vui.

Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh… hãy cùng chung tay sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện.

* Nhân buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng quà động viên một số thầy cô giáo tiêu biểu.

NDO





Nguồn: https://baohanam.com.vn/chinh-tri/giao-duc-tiep-tuc-la-quoc-sach-hang-dau-trong-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-140394.html

Cùng chủ đề

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Cùng tác giả

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Cùng chuyên mục

Bà ngoại bán 150 tờ vé số/ngày nuôi cháu mồ côi, nay xin nghỉ đi TP.HCM coi cháu nhận học bổng

Chiều 17-11, tại khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh (TP.HCM), 231 tân sinh viên Đông Nam Bộ và nhiều tỉnh thành khác đã tụ hội trong chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức. Trong đó có 128 tân sinh viên của 7 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và 103 suất học bổng cho tân sinh viên được xét nhận học bổng tại các tỉnh...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

Tương lai sóng gió rồi!

Cưới xin là sự kiện trọng đại của đời người. Tất nhiên, cả hai bên sẽ phải dành nhiều thời gian cân nhắc, suy nghĩ để đi đến quyết định cuối cùng một cách thoải mái, vui vẻ nhất. Bởi lẽ không ai muốn một đám cưới nhiều khúc mắc, nhất là chuyện liên quan tiền bạc, sính lễ.  Trong bất kỳ đám cưới nào, sính lễ mà nhà trai mang đến nhà gái để hỏi xin dâu là điều...

Những hình ảnh đẹp tại Hội thao truyền thống ngành TT&TT năm 2024

Sau 2 ngày tranh tài, Hội thao truyền thống ngành TT&TT năm 2024 đã khép lại. Dù chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, những màn tranh tài nảy lửa cùng sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên đã minh chứng cho thành công của Hội thao. Ở bộ môn cầu lông, giải nhất cầu lông đôi nam thuộc về Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, giải nhì thuộc về Ngân hàng Quân đội (MBBank), trong khi...

Khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (16/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Lào Cai và Ninh Bình có giá thấp nhất khu vực, đang giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg. TP. Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình;...

Tin nổi bật

Tin mới nhất