Powered by Techcity

Bệnh ho gà tăng tại nhiều địa phương

Cùng với nhiều địa phương khác, dịch ho gà đang tăng số ca mắc tại Hà Nam, đòi hỏi người dân cần quan tâm đến công tác tiêm chủng.

Có 4 ca mắc tại địa chỉ tại các xã: Thanh Nguyên (huyện Thanh Liêm); Nhân Khang (huyện Lý Nhân), Kim Bình (thành phố Phủ Lý).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm; đồng thời, phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm, huyện Lý Nhân, thành phố Phủ Lý điều tra ca bệnh; đồng thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại bệnh viện và cộng đồng.

Bệnh nhi ho gà đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Hiện tại, 4 trường hợp trên đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam (2 trường hợp), Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên (1 trường hợp) và Bệnh viện Nhi Trung ương (1 trường hợp).

Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh ho gà. Trong đó, 9 trường hợp đều dương tính với vi khuẩn ho gà và có địa chỉ lần lượt tại huyện Thanh Liêm (4), huyện Kim Bảng (1), thành phố Phủ Lý (3), huyện Lý Nhân (1).

Còn tại Hà Nội, dịch ho gà cũng phức tạp. Cụ thể, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn Hà Nội gần 200 trường hợp mắc ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.

Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận gần 400 trẻ mắc ho gà.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc-xin phòng bệnh. Hiện, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới còn gần 40 trẻ mắc ho gà đang điều trị, trong đó có 1 bệnh nhi nặng phải thở máy.

Theo bác sỹ Nguyễn Thành Lê, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi vẫn ghi nhận rải rác các bệnh nhân ho gà.

Bệnh ho gà thường khởi phát âm thầm với các triệu chứng viêm mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng nhẹ, ho khan nhẹ và sốt nhẹ hoặc không sốt, kéo dài khoảng 1-2 tuần.

Giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ khác, đặc biệt ở trẻ nhỏ, do ho rất ít nên dễ bị hiểu lầm là viêm tiểu phế quản. Cháu bé trên cũng là một trong những trường hợp như vậy.

Sau giai đoạn khởi phát, cơn ho bắt đầu trở nên kịch phát, kéo dài từ 10 đến 20 tiếng hoặc từ 30 giây đến 1 phút ho liên tục mà không có hơi thở, khiến trẻ không hít được oxy vào gây suy hô hấp.

Cơn ho kịch phát kết thúc với tiếng “rít” khi hít vào và có thể kèm theo nôn. Mặc dù trẻ thường kiệt sức sau cơn ho kịch phát, nhưng giữa các cơn ho, trẻ lại biểu hiện tương đối khỏe mạnh.

Bác sỹ Lê nhấn mạnh, các cơn ho kịch phát thường tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi bệnh tiến triển và kéo dài từ 2-6 tuần.

Các cơn ho này thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Bệnh có thể nhẹ hơn và không có tiếng ho đặc trưng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đã được tiêm vắc-xin trước đó.

Thông thường, từ giai đoạn đầu đến khi khỏi hoàn toàn, bệnh ho gà kéo dài khoảng 3 tháng. Bệnh có thể tự khỏi và thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Để bảo vệ bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, người dân cần tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và khi có triệu chứng nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bệnh ho gà nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn.

Nhưng nếu bệnh phát hiện chậm trễ, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gồm: Viêm phổi – viêm phế quản; Suy hô hấp;

Bệnh não do thiếu oxy trong quá trình suy hô hấp và một số biến chứng khác như xuất huyết kết mạc, tràn khí màng phổi, thắt thoát vị, sa trực tràng, viêm tai giữa, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, tê liệt, thoát vị rốn và trực tràng,… Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh ho gà sớm và đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Cũng về ho gà, trước đó, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 2 tháng trở lại đây, bệnh viện này đã khám và nhập viện điều trị cho 13 trường hợp trẻ bị mắc bệnh ho gà với các biểu hiện là xuất hiện ho cơn liên tục trong nhiều tuần, sốt, tím tái, kiệt sức, mệt mỏi, chán ăn,…

Đa phần các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng tuổi, trước tuổi có chỉ định tiêm chủng (theo lịch tiêm chủng, trẻ tiêm vắc-xin ho gà mũi 1 lúc đủ 2 tháng tuổi).

Đây là bệnh gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa tử vong cao với các trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đa phần các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng tuổi.

Theo các bác sỹ, do trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa đến lịch tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đủ liều vắc-xin ho gà nên nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Mặt khác, bản thân trẻ không có miễn dịch hoặc không nhận được miễn dịch từ cơ thể mẹ do trước đó sản phụ chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh này. Điều lo ngại nữa là trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà tiến triển nặng lên rất nhanh. Trẻ càng ít tháng mắc ho gà thì tỷ lệ tử vong càng cao.

Theo bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, để phòng chống bệnh ho gà, tiêm vắc-xin là quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Để chủ động phòng chống, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi. Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng. Mũi thứ 4: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ.

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vắc-xin phối hợp phòng bệnh uốn ván – bạch hầu – ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.

Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.

Các bậc phụ huynh cần phân biệt ho gà và ho thông thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Khi nghi ngờ mắc bệnh ho gà hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh như: Có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài; ăn kém, nôn chớ nhiều; ngủ ít; thở nhanh/khó thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, xác định căn nguyên và hỗ trợ điều trị sớm.

Cùng chủ đề

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân – Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19, giúp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bước...

Thu hồi, tiêu hủy 206 sản phẩm của Công ty mỹ phẩm Belux Việt Nam

Tin mới y tế ngày 3/8: Thu hồi, tiêu hủy 206 sản phẩm của Công ty mỹ phẩm Belux Việt NamCục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn số 2622/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc 206 sản phẩm do Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam sản xuất. Đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy 206 sản phẩm của một công ty...

Cùng tác giả

CÔNG DIỄN VỞ CHÈO “TRĂNG SÁNG”

Tối ngày 12/01/2025, tại Hội trường Nhà văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã công diễn vở chèo “Trăng sáng” (tác giả kịch bản: Nguyễn Đức Minh; đạo diễn: NSND Trịnh Thúy Mùi). ...

Cùng chuyên mục

CÔNG DIỄN VỞ CHÈO “TRĂNG SÁNG”

Tối ngày 12/01/2025, tại Hội trường Nhà văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã công diễn vở chèo “Trăng sáng” (tác giả kịch bản: Nguyễn Đức Minh; đạo diễn: NSND Trịnh Thúy Mùi). ...

Thái Bình thu hút dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh

(MPI) – Ngày 13/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng lộ trình tổ chức triển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất