Powered by Techcity

35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới

Từ một quốc gia đi sau về viễn thông cách đây 20 năm, tỷ lệ sử dụng di động thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu viễn thông và là một trong số ít làm chủ toàn trình công nghệ 5G.

Trong bối cảnh Việt Nam hơn 20 năm trước, khi 1 phút gọi là “bay luôn 2 bát phở” và chỉ có 4% dân số dùng di động, thật khó tưởng tượng rằng đất nước hình chữ S sẽ trở thành một trong số ít quốc gia làm chủ và xuất khẩu 5G và có thương hiệu viễn thông đứng thứ hai thế giới.   

“Uy tín của Viettel, của con người Việt Nam ngày càng cao. Bạn bè quốc tế đã hiểu ta rồi thì càng hiểu ta hơn, hiểu con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, giá trị Việt Nam. Đặc biệt, đối với Viettel là một doanh nghiệp nhà nước và đặc sắc hơn nữa là một doanh nghiệp của quân đội, Quân đội của nhân dân Việt Nam anh hùng, anh hùng trong chiến đấu và bây giờ là anh hùng trong làm ăn kinh tế”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong chuyến thăm một thị trường của Viettel năm 2017.

Viettel đứng thứ 2 thế giới về sức thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông. Chỉ số Sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt 89,4/100, với mức xếp hạng AAA – mức xếp hạng cao nhất.

Viettel không chỉ tạo ra bùng nổ viễn thông ở Việt Nam, mà còn đem sóng di động và dịch vụ số phục vụ người dân ở nhiều quốc gia ngay cả trong những hoàn cảnh bất ổn và khó khăn. Thậm chí Viettel còn thành công ở những quốc gia mà ngay cả các hãng viễn thông lớn nhất cũng phải rút lui. 7/10 thị trường đầu tư, Viettel đứng thứ nhất. Đó không còn chỉ là “may mắn”, vì may mắn không đến nhiều lần. Kỳ tích mà Viettel đã làm được ở thị trường nước ngoài, là minh chứng cho chiến lược, sự quyết tâm, sáng tạo của nhiều thế hệ. 

Chiến lược của Viettel là phải nằm trong top 10 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới. Nếu không đầu tư ra nước ngoài, thị trường Việt Nam là không đủ, Viettel không thể nằm trong top 10 nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới” – Trung tướng Hoàng Anh Xuân Nguyên TGĐ Tập đoàn Viettel nhớ lại. 

Cuối năm 2006, Viettel chính thức “đặt chân” vào thị trường Campuchia, trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi ấy, thị phần trong nước còn mênh mông, và thực tế vẫn đang là miếng bánh hấp dẫn đầu tư quốc tế. Viettel vẫn còn nợ trả chậm 5000 trạm phát sóng đang phải gồng gánh.

Trung tướng Hoàng Anh Xuân cùng chung nụ cười với các em học sinh Campuchia tại ngôi trường đầu tiên của thủ đô Phnompenh được Metfone (Viettel Campuchia) cung cấp Internet miễn phí.

Trong khi đội ngũ kỹ thuật chất lượng nhưng kinh nghiệm kinh doanh viễn thông mới chỉ đang ở giai đoạn học hỏi. Hàng loạt lực cản được đưa ra minh chứng sự mạo hiểm của quyết định ra biển lớn. Nhưng quyết tâm của Viettel là phải làm.  

“Campuchia lúc đấy là cũng cạnh tranh, nó rất dữ dội. Vì lúc đấy sang Campuchia, thì thứ nhất là họ cũng đâu có ưu đãi doanh nghiệp nào, doanh nghiệp nào, mình là nhà đầu tư nước ngoài cơ mà, 7-8 doanh nghiệp liền đấy” – Thiếu tướng Hoàng Sơn, Nguyên Bí thư Đảng ủy Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhớ về lý do tại sao lựa chọn Campuchia là thị trường đầu tiên của Viettel. 

Campuchia là đất nước có diện tích rộng, dân số thưa thớt với mật độ dân số thấp, khiến cho không chỉ lĩnh vực viễn thông, mà rất nhiều lĩnh vực khác như điện, nước cũng gặp khó khăn về phát triển hạ tầng về những vùng sâu vùng xa. Trong nguy có cơ. Nhận ra điểm yếu của hầu hết nhà mạng viễn thông tại Campuchia lúc ấy là không có hạ tầng riêng. Vì thế, Viettel quyết tâm tự xây dựng và làm chủ hạ tầng viễn thông của mình.

Vượt qua thách thức chưa có tiền lệ để vận chuyển 10 trạm phát thử nghiệm đầu tiên từ Việt Nam sang, Viettel ngày đêm nỗ lực, thần tốc dựng hàng nghìn trạm bằng sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực chiến trong nước và sự thích ứng linh hoạt môi trường nước bạn. 

Chính vì thế, ngay trong ngày chính thức ra mắt hơn 1 năm sau đó, 9/2/2009, Metfone – thương hiệu quốc tế của Viettel tại Campuchia ngay lập tức trở thành nhà cung cấp có hạ tầng viễn thông lớn nhất. 2 năm sau, Metfone từ vị trí thứ 8 vươn lên số 1 với 46% thị phần di động, 60% thị phần cố định băng rộng.

Bakneom là một thôn nông nghiệp cách trung tâm Oddar Meanchey, tỉnh biên giới Campuchia – Thái Lan, chỉ khoảng một giờ đi xe, song, nơi này là một trong số các địa phương gặp khó trong kết nối lưới điện quốc gia hay mạng lưới cấp nước. Bởi lẽ, với mất độ dân cư thưa thớt, chỉ khoảng 300.000 cư dân trên diện tích hơn 6.000 km2, các ngành kinh doanh hạ tầng gần như không thể có lãi. Thế mà, Bakneom lại có sóng điện thoại di động!

“Ngoài Metfone, không có nhà mạng nào nghĩ đến việc phủ sóng ở khu vực này hay những vùng hẻo lánh trong tỉnh”, Giám đốc chi nhánh Oddar Meanchey của Metfone (thương hiệu của Viettel tại Campuchia) cho biết.

Không giống như các đối thủ quốc tế khác, Metfone sẵn sàng “cho đi trước”, đem sóng viễn thông đến những vùng sâu vùng xa nhất. “Metfone đã mở rộng phạm vi phủ sóng đến các khu vực xa xôi, thậm chí là ở những nơi mà họ biết sẽ không thu được lợi nhuận gì. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp, đặc biệt đối với các đơn vị bộ đội ở biên giới, vùng sâu vùng xa”, Đại tướng Samdech Pichey Sena Tea Banh, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia, nói.

Tại Burundi, Viettel không chỉ là vươn lên là nhà mạng có thị phần lớn nhất (Lumitel) trong thời gian nhanh nhất (6 tháng), mà còn sở hữu ví điện tử có nhiều người dùng nhất.

Trong số các quốc gia mà Viettel vươn lên số 1 về thị phần viễn thông nhanh nhất, Burundi (châu Phi) là quốc gia tạo kỳ tích chỉ với 6 tháng. Ở quốc gia này, Viettel vẫn ưu tiên chiến lược bình dân hoá dịch vụ di động với việc đưa viễn thông đến khắp đất nước và người dân nơi đây. Tuy nhiên, yếu tố giúp Lumitel (thương hiệu của Viettel tại Burundi) có bước nhảy vọt đến từ biến cố ở quốc gia châu Phi.  

Tháng 5/2015, khi biến cố chính trị xảy ra, các nhà mạng khác ngừng hoạt động và các nhân sự người nước ngoài rời Burundi khiến liên lạc bị đứt đoạn. Trong khi đó, người Viettel tại đây biết cách kiểm soát tình hình và vẫn duy trì hoạt động của mạng di động: khách hàng ồ ạt chuyển sang dùng Lumitel, đưa nhà mạng này vọt lên vị trí số 1 trong thời gian cực ngắn. 

Tuy nhiên, nhân tố khiến Viettel trở nên rất khác biệt tại Burundi không chỉ nằm ở việc bình dân hoá viễn thông và lên vị trí số một thị phần siêu tốc. Đó là việc nhà mạng này tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, hỗ trợ những người yếu thế ở Burundi, mà việc sử dụng ví điện tử Lumicash để hỗ trợ tài chính cho hàng trăm nghìn người tị nạn hồi hương là một ví dụ điển hình.  

Lumitel đã sử dụng hệ thống mạng lưới, nhân sự của mình hỗ trợ Liên Hợp Quốc trong giải thực hiện nghiệp vụ tài chính nhân đạo cho hơn 168.000 người tị nạn, với hơn 21 triệu USD được chuyển đến đúng người, an toàn. Bà Brigitte Mukanga Eno – Trưởng Đại diện Cơ quan Cao uỷ Liên Hiệp quốc tại Burundi cho biết: “Nếu không có Lumitel và hoạt động của Lumicash, hoạt động hỗ trợ người tị nạn sẽ gặp vô vàn khó khăn.” 

Bên cạnh những kỳ tích về tăng trưởng và phổ cập viễn thông tại các nước đang phát triển, Viettel còn tạo ra kỳ tích tại quốc gia có trình độ phát triển và GDP cao hơn nhiều so với Việt Nam: Peru. Tại đây, Viettel thắng thầu giấy phép viễn thông vì cam kết cung cấp Internet miễn phí cho hơn 4.000 trường học – điều mà không một hãng viễn thông nào khác sẵn sàng thực hiện. Khi khai trương năm 2014, Bitel (thương hiệu Viettel tại đây) là mạng di động duy nhất phủ sóng 3G toàn quốc.

Viettel mang sóng di động đến cuối lưu vực sông Amazon, tại nơi còn chưa có điện lưới.

Ngay cả ở một quốc gia như Peru, Viettel vẫn tiếp tục thực hiện một sứ mệnh xuyên suốt của mình: phụng sự người dân ở cả những vùng khắc nghiệt. Đó là Cerro de Pasco, thành phố nằm ở độ cao 4.380m, một trong những thành phố cao nhất thế giới, quanh năm bao phủ bởi tuyết.  

Cảm giác đầu tiên và gần như là duy nhất của hầu hết những người khi đặt chân đến Pasco là “Không thể thở được”. Đây cũng là địa bàn nghèo và khó khăn bậc nhất Peru và người dân chưa từng biết đến dùng điện thoại hay Internet. Thế nhưng, sự xuất hiện của Bitel đã thay đổi tất cả. 

Chưa hết, tháng 2/2021, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bitel đã hoàn thiện lắp đặt 4 trạm phát sóng cuối lưu vực sông Amazon, mang sóng di động và Internet đến vùng sâu nhất tại đây. Đây là những trạm cuối cùng trong dự án trạm phát sóng sâu và xa nhất trên lưu vực sông Amazon tại Peru. Việc băng rừng, vượt sông Amazon để kéo cáp quang, phủ sóng di động tại những nơi chưa có điện ở lưu vực sông Amazon có thể coi là điều không tưởng tượng đối với tất cả các nhà mạng ở Peru – trừ Bitel. 

“Cho đi trước, nhận lại sau” chính là kim chỉ nam để Viettel xây dựng chiến lược đầu tư bền vững, cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của chính phủ và người dân nước sở tại. Đây là điều giúp các thương hiệu của Viettel ở nước ngoài luôn được đặc biệt đánh giá cao, thậm chí là nhân tố quan trọng giúp nhiều công ty con vươn lên vị trí số 1 về thị phần trong khoảng thời gian không tưởng. 

Quyết liệt trước đối thủ và nhân văn trong chiến lược tiếp cận khách hàng, sau 15 năm từ khi khai trương thị trường nước ngoài đầu tiên, Viettel đã trở thành nhà đầu tư quốc tế chuyên nghiệp, đứng số 1 ở 7/10 thị trường quốc tế.  

Doanh thu từ hoạt động đầu tư nước ngoài đạt hơn 3 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trưởng cao 7 năm liên tiếp, gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm chuyển về Việt Nam lên tới 500 triệu USD. 

Những con số biết nói về hiệu quả kinh doanh, nhưng cũng cho thấy một khát vọng, một triết lý nhất quán xuyên suốt của Viettel khi đầu tư quốc tế: Khẳng định năng lực công nghệ Việt. 

Tháng 3/2024, Viettel gây bất ngờ tại sự kiện lớn nhất của ngành công nghệ di động thế giới khi giới thiệu hệ sinh thái thiết bị 5G tại MWC (Mobile World Congress) ở Tây Ban Nha. Theo đó, tập đoàn công nghệ đến từ Việt Nam trình làng hệ sinh thái thiết bị mạng vô tuyến 5G theo chuẩn Open-RAN, mạng lõi 5G và chip 5G do Viettel làm chủ toàn trình.  

Bình luận về sự kiện này, ông Dan Rodriguez – Tổng giám đốc Nhóm Nền tảng mạng tại Intel, cho biết: “Viettel đã đạt được thành tựu tuyệt vời, thực sự là những công nghệ đột phá cả về sử dụng Open-RAN và lõi 5G SA”.

Tại MWC 2023, Viettel gây bất ngờ với việc trình làng hệ sinh thái thiết bị mạng vô tuyến 5G theo chuẩn Open-RAN, mạng lõi 5G và chip 5G do chính họ làm chủ toàn trình.

Trước đó, chẳng mấy người có thể tin, nhà mạng Việt Nam – vốn xuất thân từ một công ty xây lắp, lại có khả năng sản xuất thành công thiết bị 5G, thậm chí làm được cả chip 5G. Đây là điều chỉ có vài tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới làm được và cũng chưa có nhà khai thác viễn thông nào ngoài Viettel sản xuất thành công. 

Trước khi trình diễn mạng 5G phát sóng độc lập tại MWC, Viettel đã tiến hành đo kiểm cho 300 trạm 5G vận hành chính thức trên mạng lưới ở Việt Nam (Hà Nội, Hà Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận). Kết quả cho thấy, thiết bị 5G do Viettel sản xuất đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của thế giới và quy chuẩn của Việt Nam. Chưa hết, tháng 12/2023, hệ thống 5G dùng riêng (5G Private) hoàn chỉnh của Viettel được xuất khẩu sang Ấn Độ, quốc gia công nghệ phát triển và có dân số đông nhất thế giới. 

Ngoài việc nghiên cứu sản xuất thành công các thiết bị phần cứng, việc làm chủ được hệ thống tính cước theo thời gian thực (OCS), “trái tim của nhà mạng”, là một kỳ tích khác của Viettel. Trước thiết bị 5G, đây là kỳ tích khiến cho các đối tác quốc tế ngạc nhiên khi Viettel là nhà khai thác viễn thông duy nhất tự phát triển được hệ thống OCS. 

Tập đoàn này không chỉ nghiên cứu và phát triển thành công vOCS 3.0 mà còn trở thành Top 3 nhà sản xuất OCS trên toàn cầu xét về mặt dung lượng và tính năng. Đặc biệt, vOCS còn thực hiện được một điều mà chưa một hệ thống tính cước theo thời gian thực nào trên thế giới làm được: thiết kế cho mỗi khách hàng một gói cước riêng biệt. 

35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
Viettel đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành công ty thiết kế chip có trình độ cao của châu Á và trở thành hạt nhân quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.

“Con đường phát triển của Viettel đã đi từ làm thuê, đến đầu tư làm dịch vụ viễn thông, đến làm công nghiệp công nghệ cao và chặng đường tới là làm công nghệ, có mặt ở tất cả các khâu của công nghiệp bán dẫn và là doanh nghiệp tiên phong cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Nếu một quốc gia không có ngành công nghiệp điện tử thì không phát triển được, và sứ mệnh của Viettel là doanh nghiệp chủ lực, đóng góp quan trọng để Việt Nam trở thành nước phát triển”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, người từng giữ các vị trí lãnh đạo tại Viettel từ những ngày đầu tiên, nói. 

Thiết bị mạng và chip 5G mới là khởi đầu. Viettel đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành công ty thiết kế chip có trình độ cao của châu Á và trở thành hạt nhân quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.  

“Viettel tiếp tục kiên định với khát vọng cao đẹp đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: đó là luôn sáng tạo vì con người, đó là liên tục phổ cập để khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau, đó là tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, đó là cộng hưởng để cùng tạo giá trị”, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch – Tổng giám đốc Viettel, cho biết. Tinh thần tự lực và dám nhận những việc khó nhất để vượt qua đã giúp Viettel xác lập nhiều kỳ tích trong quá khứ sẽ tiếp tục là hành trang trong hành trình tiếp theo và tạo nên những kỳ tích mới./.

Nguồn: https://baodautu.vn/batdongsan/35-nam-viettel-va-nhung-ky-tich-cua-viet-namtren-thi-truong-vien-thong-cong-nghe-the-gioi-d217341.html

Cùng chủ đề

Người dùng di động nhiều tỉnh, thành phố bị mất liên lạc do bão Yagi

Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tại thời điểm ngày 8/9, một số khu vực trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ vẫn bị gián đoạn thông tin liên lạc do mất điện lưới.  Trong số các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3,...

Viettel đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G

Viettel High Tech là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đối với các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G: QCVN 128:2021/BTTTT cho thiết bị trạm gốc gNodeB 32T32R và gNodeB 8T8R. Viettel High Tech là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đối với các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G Ngày...

Cùng tác giả

Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông cùng những cải cách thủ tục hành chính nhanh chóng, Hà Nam dần trở thành điểm sáng thu hút FDI tại phía Bắc. Thị trường bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp tại Hà Nam nói riêng ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp tiềm lực tham gia. Phối cảnh 3D Cụm công nghiệp Yên Lệnh – Thị xã Duy Tiên – Hà Nam Theo Ban...

Cùng chuyên mục

Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông cùng những cải cách thủ tục hành chính nhanh chóng, Hà Nam dần trở thành điểm sáng thu hút FDI tại phía Bắc. Thị trường bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp tại Hà Nam nói riêng ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp tiềm lực tham gia. Phối cảnh 3D Cụm công nghiệp Yên Lệnh – Thị xã Duy Tiên – Hà Nam Theo Ban...

Hà Nam quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Trên cơ sở nhận diện rõ những tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, tỉnh Hà Nam đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch các khu, điểm du lịch. Tập trung đầu tư, nâng cấp chất lượng hạ tầng các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch. Đồng thời quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo và...

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Hà Nam kết nối tiêu thụ sản phẩm các hợp tác xã

Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm các Hợp tác xã giữa Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong cả nước được triển khai tích cực góp phần tăng cường giao thương sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa trên thị trường. Nhiều sản phẩm có thế mạnh, đặc sản của Hà Nam và các địa phương, vùng miền (OCOP) đã được quảng bá rộng rãi,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất