Powered by Techcity

10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024




Năm 2024 đã khép lại với nhiều sự kiện liên quan đến địa chính trị toàn cầu, nổi bật là các cuộc xung đột vũ trang tại châu Âu, khu vực Trung Đông, tiếp đó là các cuộc chiến về kinh tế khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng, báo hiệu cho năm 2025 có nhiều biến động khó lường. Báo Hà Nam bình chọn 10 sự kiện quốc tế tiêu biểu năm 2024.

1. Ông Vladimir Putin cầm quyền lâu nhất tại nước Nga

Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024
Tổng thống Putin trong lễ nhậm chức ở Điện Kremlin ngày 7/5/2024.

Từ ngày 15 – 17/3/2024, nước Nga tổ chức bầu Tổng thống. Thay vì phát biểu tranh cử, ông Putin đọc Thông điệp liên bang nêu những nhiệm vụ và mục tiêu của nước Nga đến năm 2030 và những thập kỷ tiếp theo. Kết quả người dân Nga đã chọn ông Putin tiếp tục làm Tổng thống đưa ông trở thành người lãnh đạo có thời gian dài nhất tại nước Nga (kể từ năm 2000). Qua thăm dò dư luận toàn nước Nga tín nhiệm của ông Putin vẫn ở mức hơn 80% vào tháng 11/2024.

2. Cuộc bầu cử lớn nhất hành tinh

Ấn Độ – quốc gia đông dân nhất thế giới tiến hành bầu cử Quốc hội kéo dài nhất thế giới qua 7 giai đoạn từ ngày 19/4 đến 1/6/2024 để lựa chọn 543 nghị sỹ. Liên minh dân chủ quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narenda Modi đã giành chiến thắng. Ông Modi tiếp tục làm Thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, “chèo lái con thuyền” đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào cuối thập kỷ này.

Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024
Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu trong giai đoạn 7 của cuộc tổng tuyển cử tại điểm bầu cử ở Varanasi, Ấn Độ, ngày 1/6/2024.

Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu trong giai đoạn 7 của cuộc tổng tuyển cử tại điểm bầu cử ở Varanasi, Ấn Độ, ngày 1/6/2024.

3. Ông Donald Trump trở lại Nhà trắng

Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024
Ông Donald Trump phát biểu trước người ủng hộ tại bang Florida, ngày 6/11/2024.

Sự kiện quốc tế nổi bật nhất – thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nhất trong năm 2024 là cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ diễn ra ngày 25/11/2024. Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa ứng cử viên đảng Dân chủ bà Kamala Harris, Phó Tổng thống đương nhiệm đại diện cho đảng Dân chủ với ứng cử viên của dảng Cộng hòa ông Donald Trump, cựu Tổng thống Mỹ. Kết quả ông Donald Trump giành chiến thắng vang dội trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục chương trình đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại cùng các chính sách đối ngoại mà thế giới chưa thể hiểu hết về ông Trump và nước Mỹ trong 4 năm tới.

4. Hội nghị Hòa bình về Ukraina không thành công

Ngày 15 – 16/6/2024, Thụy Sỹ đăng cai tổ chức Hội nghị hòa bình về Ukraina, tập hợp phần lớn các quốc gia Bắc bán cầu tham dự. Đáng chú ý, Hội nghị này đã không mời Nga cùng một số quốc gia tại Nam bán cầu, bên liên quan chính trong cuộc xung đột Nga – Ukraina. Trung Quốc – cường quốc thế giới không tham dự, Ấn Độ – Brazil chỉ cử cán bộ Đại sứ quán tại Nga tham dự, nhiều nước không tham gia ký tuyên bố chung của Hội nghị. Mục đích của Hội nghị là tạo một làn sóng quốc tế lên án Nga đã thất bại.

5. Khối BRICS mở rộng khiến phương Tây thất vọng

Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024
Toàn cảnh Hội nghị cấp cao Nhóm BRICS tại Kazan, Nga ngày 23/10/2024.

Ngày 22 – 24/10, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 khối BRICS gồm: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi; thêm các thành viên mới kết nạp gồm: Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Arap thống nhất (UAE), Saudi Arabia được tổ chức tại Kazan, miền Nam nước Nga, quy tụ 36 lãnh đạo đại diện các nền kinh tế mới nổi đang phát triển từ các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ và một số quốc gia châu Âu cùng hơn 20.000 đại biểu tham dự, hàng chục quốc gia đã làm đơn gia nhập BRICS. Theo dự báo đến năm 2030, khối này sẽ chiếm 50% quy mô kinh tế toàn cầu. BRICS ủng hộ các nguyên tắc đa phương, công bằng, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau.

6. Liên minh châu Âu (EU) gặp khó khi chính trường Đức – Pháp chao đảo

Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024
Thủ tướng Olaf Scholz (phải) gặp Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sau khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Đầu tháng 6/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giải tán Quốc hội để bầu cử sớm, kết quả ba khối Cánh tả, Trung dung, Cực hữu đều giành được đa số phiếu để thành lập Chính phủ đẩy Pháp vào cuộc khủng hoảng chính trị. Vào tháng 10, Chính phủ liên minh 3 đảng tại Đức sụp đổ buộc Quốc hội Đức phải bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và Thủ tướng Olaf Scholz phải trình Tổng thống kế hoạch bầu cử Quốc hội trước kỳ vào đầu năm 2025. Bất ổn trên chính trường Đức – Pháp, hai nền kinh tế đầu tàu của EU gây cho khối liên minh này nhiều khó khăn chưa thể lường trước trong những năm tới.

7. Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah tại Liban

Điểm nóng xung đột tại Trung Đông giữa Israel với phong trào Hamas tại Dải Gaza (Palestine) khiến hàng vạn người Palestine thiệt mạng, đẩy cả Dải Gaza vào thảm họa nhân đạo. Israel đi trước một bước khi đồng loạt kích nổ các máy nhắn tin và điện thoại của các thành viên nhóm Hezbollah tại Liban được Iran bảo trợ đã kích hoạt xung đột Israel – Hezbollah. Israel ném bom thủ đô Liban hạ sát nhiều thành viên cấp cao của Hezbollah. Dưới sự trung gian của nhiều bên, Israel – Hezbollah đã ký thỏa thuận ngừng bắn làm giảm đi phần nào sức nóng của khu vực.

8. Lần đầu Nga dùng tên lửa đạn đạo phi hạt nhân tại Ukraina

Sau khi được Tổng thống Joe Biden và các nước phương Tây đồng ý Ukraina dùng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ, tên lửa hành trình Strom Shadow của Anh tấn công sâu vào lãnh thổ Nga trong các ngày 19 và 20/11. Sau đó ít ngày, Nga phóng tên lửa siêu âm Oreshnik mới (phía Nga nói là thử nghiệm) vào khu sản xuất liên hợp quốc phòng Dmepro Petrovsk của Ukraina. Đây là tên lửa đạn đạo siêu thanh phi hạt nhân bay ở độ cao 12km vận tốc 12.000 km/h (Mach10) với 6 đầu đạn lớn (36 đầu đạn con), được Nga lần đầu sử dụng tại cuộc xung đột Nga – Ukraina. Sự đáp trả của Nga khiến tập thể phương Tây ngỡ ngàng và gián tiếp kích hoạt cuộc chạy đua chế tạo tên lửa tại châu Âu.

9. Chính quyền của ông al – Assad tại Syria sụp đổ

Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024
Lực lượng đối lập ăn mừng chiến thắng trên nóc một chiếc xe tăng ở thủ đô Damascus, Syria ngày 9/12/2024.

Cuộc hành quân 12 ngày của lực lượng dân quân Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đã tiến vào thủ đô Damascus, kết thúc sự cai quản đất nước Syria kéo dài 50 năm của gia đình al-Assad. Chế độ Assad tại Syria sụp đổ gây bất ngờ lớn với cộng đồng quốc tế, kể cả Mỹ. Các câu hỏi được đặt ra nhiều nhưng chưa thể trả lời ngay, trong đó câu hỏi tại sao Nga và Iran không ra tay cứu giúp chế độ của ông Assad một lần nữa? Đất nước Syria trong tương lai sẽ ra sao dưới sự điều hành của HTS phải chờ thời gian trả lời.

10. Ra lệnh thiết quân luật – Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội

Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024
Cảnh sát Hàn Quốc đứng chắn tại cổng chính tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc ở thủ đô Seoul vào rạng sáng ngày 4/12/2024, ngay sau khi Tổng thống nước này ban hành lệnh thiết quân luật.

Đêm 3/12/2024, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban hành lệnh thiết quân luật để bảo vệ Hàn Quốc tự do khỏi các mối đe dọa từ cộng sản Triều Tiên và loại bỏ thành phần chống đối nhà nước. Nhiều quan chức Chính phủ đã từ chức sau lệnh thiết quân luật, buộc Tổng thống phải hủy bỏ lệnh thiết quân luật. Quốc hội Hàn Quốc phải qua lần bỏ phiếu thứ hai mới hội tụ đủ hơn 200/300 phiếu tại quốc hội để luận tội Tổng thống. Thủ tướng Hàn Quốc được chỉ định thay thế ông Yoon Suk Yeol để điều hành đất nước. Dư luận Hàn Quốc cho rằng, để che lấp những bê bối của gia đình, ông Yoon Suk Yeol đã ban bố lệnh thiết quân luật để ngăn chặn Quốc hội do phe đối lập chiếm đa số. Nhưng chính quyết định này đã khiến Tổng thống Yoon Suk Yeol chấm dứt sự nghiệp chính trị.                                  

 

PV





Nguồn: https://baohanam.com.vn/quoc-te/10-su-kien-quoc-te-noi-bat-nam-2024-142746.html

Cùng chủ đề

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

Cùng tác giả

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu

Thay vì xuất khẩu dưới dạng tươi, hoặc chế biến thô, nhiều sản phẩm hàng hoá Việt hiện nayđã được xuất khẩu với hàm lượng chế biến sâu hơn, mang lại giá trị lớn. Điều nàygóp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng và chuyển từ phát triển chuỗi cung ứng sang phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, bắt nhịp xu hướng tiêu dùng của thị trường toàn cầu. Tối...

Du khách nước ngoài hủy vé máy bay, chờ ngày được tham quan Cột cờ Hà Nội

Bắt đầu mở cửa đón khách tham quan từ 1/1, Cột cờ Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Giá vé tham từ 100.000 đồng/người. Khung giờ mở cửa tham quan Cột cờ Hà Nội 8h-17h các ngày trong tuần. Được xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, Cột cờ Hà Nội là chứng nhân hơn hai thế kỷ lịch sử, nằm kiêu hãnh giữa lòng Thủ đô. Trước đây, Cột cờ Hà...

Đảng ủy Quân khu 3 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) – Sáng 3/1, tại Hải Phòng, Đảng ủy Quân khu 3 tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (khoá IX) ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng...

FPT mở rộng đầu tư giáo dục năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn FPT dự kiến xây thêm trường phổ thông ở một số tỉnh thành phố, nâng tổng số trường phổ thông do FPT đầu tư lên tới gần 20 trường. Lễ ký kết hợp tác giáo dục giữa FPT và Eco Central Park tại Vinh, Nghệ An. Ảnh: VA Trong năm 2024, Tập đoàn FPT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với loạt dự án trường phổ thông liên cấp tại nhiều tỉnh thành trên...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất