Ethiopia, Kenya và Somalia đã phải trải qua 5 mùa không có mưa liên tiếp kể từ tháng 10 năm 2020, và các nhóm viện trợ gọi đây là “đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm”. Nhưng trong khi các nguyên nhân đằng sau hạn hán rất phức tạp, một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế thuộc nhóm Phân bổ thời tiết thế giới (WWA) đã phát hiện ra rằng lượng khí thải nhà kính gia tăng cơ hội có mưa giảm đi nhiều lần.
Joyce Kimutai, một nhà khoa học khí hậu của Cục Khí tượng Kenya, người đã làm việc với WWA để chỉ ra vai trò của biến đổi khí hậu, cho biết: “Biến đổi khí hậu đã khiến đợt hạn hán này trở nên đặc biệt”.
Không giống như nắng nóng khắc nghiệt và lượng mưa lớn, các nhà khoa học gặp khó khăn hơn trong việc xác định nguyên nhân của biến đổi khí hậu gây ra hạn hán trên khắp thế giới.
Sử dụng các mô hình máy tính và quan sát khí hậu, nhóm WWA đã xác định rằng biến đổi khí hậu đã khiến những cơn mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 ở vùng Sừng châu Phi có khả năng giảm một nửa lượng nước và những cơn mưa ngắn từ tháng 10 đến tháng 12 lại ẩm ướt hơn.
Nhà khí hậu học Chris Funk tại Đại học California, Santa Barbara, người không tham gia phân tích, cho biết: “Nếu tăng gấp đôi khả năng xảy ra hạn hán nghiêm trọng, điều đó thực sự tạo tiền đề cho những cú sốc liên tiếp tàn phá khu vực này”.
Ngoài việc lượng mưa rơi ít hơn, khí hậu ấm lên đồng nghĩa với việc nước bốc hơi từ đất và thoát hơi nước từ thực vật vào khí quyển nhiều hơn.
Mai Anh (theo Reuters)