Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh...

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập


 

Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, thậm chí cấm sử dụng điện thoại trong trường học, kể cả giờ ra chơi. Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề nên hay không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường học?

Ý kiến của học sinh, giáo viên, phụ huynh, nhà quản lý về việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học:

Học sinh: “Con rất đồng ý với quan điểm là hạn chế sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường”.

Phụ huynh: “Việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học sẽ giúp các em tập trung lo học hơn, không bị sao nhãng chuyện học tập. Tuy nhiên, đối với học sinh cấp 3 trở lên, việc cấm các em sử dụng điện thoại thì bất tiện, vì điện thoại giúp các em có thể tra cứu các phần mềm, tìm hiểu kiến thức phục vụ cho học tập”.

Phụ huynh: “Hệ lụy của việc học sinh đưa điện thoại đi học là các con sẽ ít chơi, nói chuyện với nhau, không giao lưu với nhau, chỉ ngồi xem điện thoại. Việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học là rất hợp lý”.

Giáo viên: “Quan điểm của nhà trường là không phải là cấm hoàn toàn việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường. Nhà trường chia ra từng khu vực, khu vực nào được sử dụng và khu vực nào không được sử dụng”.

Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. Tuy nhiên, đa phần học sinh, phụ huynh, giáo viên đều ủng hộ việc hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, đặc biệt cấm sử dụng trong giờ học trên lớp đối với môn học không liên quan đến điện thoại. Trên thực tế, quy định hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học hoặc cấm sử dụng điện thoại trong lớp học không còn mới đối với nhiều trường học hiện nay.

Từ 5 năm nay, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng quy định hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong trường học. 4 năm học ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, thành phố Đà Nẵng, em Trương Nữ Trà My, học sinh lớp 9/3 luôn chấp hành nghiêm và rất ủng hộ quy định hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học. Theo em Trà My, điện thoại thông minh rất tiện ích, dùng để tra cứu thông tin, sao chụp tài liệu phục vụ học tập và liên lạc với gia đình, bạn bè nhưng vào lớp học thì không nên sử dụng để tập trung nghe thầy, cô giảng bài. Nếu cần tra cứu thông tin thì có thể sau giờ học hoặc về nhà tìm hiểu. Nếu những kiến thức các thầy cô có thể giải đáp được thì nên hỏi thầy cô.

Theo em Trương Nữ Trà My, nếu muốn liên lạc với gia đình, các thầy, cô sẵn sàng cho học sinh mượn điện thoại: “Con cũng có sử dụng điện thoại nhưng khi vào trường là tắt nguồn hoặc tắt chuông điện thoại, không sử dụng để tránh ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp. Con rất đồng ý với quan điểm là hạn chế sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà trường. Còn nếu cho phép sử dụng điện thoại trong lớp sẽ có tình trạng không tập trung vào việc học mà sử dụng để chơi game hoặc là để dùng những việc không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học”.

Hiện nay, nhiều trường học vẫn cho phép học sinh mang điện thoại đến trường nhưng khi vào lớp học, học sinh phải tắt nguồn điện thoại hoặc chuyển sang chế độ im lặng và không được phép sử dụng. Học sinh chỉ được sử dụng điện thoại trong giờ học đối với các bộ môn được giáo viên đồng ý để tra cứu thông tin. Khu vực học sinh có thể sử dụng điện thoại từ cột cờ của nhà trường ra phía ngoài cổng để liên hệ bố mẹ, người thân đưa đón. Đây cũng là quy định bắt buộc về cách sử dụng điện thoại đối với học sinh của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ 5 năm nay. Thầy Võ Thanh Phước, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết, mục đích hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học là để học sinh tập trung, chú tâm vào việc học, nghe giáo viên giảng bài, không ảnh hưởng đến lớp học.

Theo thầy Võ Thanh Phước, sử dụng điện thoại là nhu cầu thiết yếu, vì vậy nhà trường không cấm tuyệt đối mà chỉ hạn chế và quy định khu vực học sinh được phép sử dụng: “Trong phòng học, lớp học thì các em không được sử dụng, chỉ sử dụng theo yêu cầu của giáo viên để truy cập trang thông tin thì là tốt. Nhưng ngược lại, nếu như các em không thực hiện đúng, có em lạm dụng khi sử dụng làm việc khác, ví dụ như chơi game, chụp những hình ảnh phản cảm hoặc là những nội dung không lành mạnh thì nhà trường không cho phép. Nhà trường có quy định khu vực hạn chế sử dụng điện thoại để đảm bảo chất lượng dạy học”.

Thực tế lâu nay đã có tình trạng học sinh mang điện thoại vào lớp học và lén lút sử dụng vào việc riêng trong giờ học như xem phim, chơi game, chụp ảnh, quay clip đưa lên mạng… Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề nên hay không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học nhưng đa số phụ huynh, học sinh và giáo viên đều ủng hộ việc hạn chế sử dụng. Bà Hồ Thị Ngọc, một phụ huynh học sinh cho rằng, cần linh hoạt trong quy định sử dụng điện thoại đối với học sinh trong trường học: “Tôi cũng không đồng tình khi cho con em mình ở trong độ tuổi tiểu học hay là lớp 6, lớp 7 dùng điện thoại smartphone. Vì như thế vừa không đảm bảo được sức khỏe cho các em, khi các em chưa biết cách kiểm soát sử dụng điện thoại di động cũng như là chưa biết cách kiểm soát các nội dung không lành mạnh trên mạng xã hội”.

Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giao dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm, trong đó có quy định: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Quy định này chỉ cấm sử dụng điện thoại trong lớp học chứ không cấm học sinh mang điện thoại vào lớp. Hiện nay, nhiều trường học tại các địa phương có những cách áp dụng khác nhau, dẫn đến thiếu thống nhất, chưa đồng bộ. Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, điện thoại smartphone trong môi trường học đường cũng rất tiện ích. Nhiều bộ môn, học sinh cần có điện thoại để tra cứu thông tin, sao chụp tài liệu. Vì vậy, không khuyến khích cấm tuyệt đối mà cần hướng dẫn sử dụng một cách hợp lý, linh hoạt, đặc biệt là vai trò quản lý của giáo viên từng môn học.

Bà Lê Thị Hương cho biết thêm, tùy theo tình hình thực tế mà mỗi trường học có cách quản lý việc sử dụng điện thoại đối với học sinh trong trường học phù hợp: “Lâu nay, một số trường tư thục cũng hạn chế học sinh sử dụng điện thoại, còn các trường học công cũng chưa có quy định nào cấm sử dụng cả. Vì đây là nội dung cũng có mặt tốt nhưng cũng có những hạn chế. Trong quá trình học, khi cần thông tin, các em có thể tra cứu trên điện thoại để giúp cho việc học tập của các em tốt hơn. Nếu các em tự giác, kiểm soát được thì khai thác rất tốt, nhưng sợ các em ham chơi, sử dụng điện thoại để chơi game trong giờ học chẳng hạn. Nếu thầy, cô quán triệt ngay từ khi vào lớp, yêu cầu các em tắt điện thoại thì rất tốt. Nếu quản lý của giáo viên tốt thì vấn đề sử dụng điện thoại cũng rất tốt”.



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/han-che-su-dung-dien-thoai-trong-truong-hoc-giup-hoc-sinh-chu-tam-hoc-tap-post1124211.vov

Cùng chủ đề

Điều tra vụ 23 học sinh Kiên Giang nghi ngộ độc thực phẩm

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin ngày 24/9/2024 về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS và THPT Kiên Hải (Kiên Giang). Đến thời điểm hiện tại có 23 học sinh mắc và phải nhập viện để điều trị. Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Kiên Giang khẩn trương chỉ đạo bệnh viện tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh...

Vụ con bị đánh, cha vào lớp đánh học sinh lớp 8: Do trêu chọc nhau việc đá bóng

Chiều 25/9, Phòng GD-ĐT TP Tam Kỳ (Quảng Nam) cho biết, đã nhận được báo cáo của Trường THCS Nguyễn Du, nơi xảy ra vụ việc phụ huynh vào lớp đánh học sinh. Cụ thể, lúc 13h15 ngày 24/9, tại trường này xảy ra sự việc ông H.V.L, phụ huynh em B. (lớp 8/11) tự ý xông vào trường đánh học sinh. Nguyên nhân sự việc là sáng cùng ngày, tại giải bóng đá trong kế hoạch Hội Khỏe...

Học sinh vùng lũ Cao Bằng: ‘Tiền này em đưa bố mẹ mua sách vở, dựng lại nhà’

Nguồn: https://tuoitre.vn/hoc-sinh-vung-lu-cao-bang-tien-nay-em-dua-bo-me-mua-sach-vo-dung-lai-nha-2024092517430442.htm

Học sinh lớp 3 bị thầy giáo dạy tiếng Anh đánh gây thương tích

Chiều 25/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Tự Do, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cư M'gar xác nhận, có việc học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Quang Trung bị thầy giáo dùng thước đánh gây chấn thương phần mềm. Hiện đơn vị đang yêu cầu nhà trường phối hợp giải quyết vụ việc. Theo báo cáo của Trường Tiểu học Quang Trung, khoảng 13h45 ngày 24/9, lãnh đạo trường nhận được tin báo từ giáo viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng: Bình Dương cần tiên phong trong phát triển các khu CN thế hệ mới

VOV.VN - Sáng 26/9 tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Dương.   Cùng dự có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương, lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc...

Nghiêm cấm quay phim, chụp ảnh khi công binh bắc cầu phao Phong Châu

VOV.VN - Để đảm bảo các yếu tố an toàn, an ninh khi các lực lượng chức năng tổ chức bắc cầu phao qua sông, nghiêm cấm quay phim, ghi hình và tụ tập đông người làm ảnh hưởng việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng công binh. Cầu phao sẽ hoạt động từ 6h đến 20h hàng ngày Để tổ chức bắc cầu phao PMP60T bảo đảm chặt chẽ, đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho...

Vinamilk tiếp tục hỗ trợ người dân sau bão lũ

Bão lũ đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề với người dân. Tại nhiều địa phương, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống đang được cấp thiết thực hiện, nhiều nguồn lực đã được huy động.     Nguồn: https://vov.vn/doanh-nghiep/doanh-nghiep-24h/vinamilk-tiep-tuc-ho-tro-nguoi-dan-sau-bao-lu-post1123804.vov

Lần đầu tiên có cuộc thi Hoa hậu Yoga Việt Nam

VOV.VN - Hoa hậu Yoga Việt Nam sẽ được tổ chức chung kết tại Ninh Bình, ngày 19/10. Đây là năm đầu tiên, cuộc thi Hoa hậu Yoga Việt Nam được tổ chức. Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp toàn diện của phụ nữ Việt Nam không chỉ qua ngoại hình mà còn qua sức khỏe, trí tuệ và tinh thần.   Theo ban tổ chức chia sẻ, cuộc thi được diễn ra với mong muốn tạo ra một không...

Xiaomi sắp giới thiệu chiếc smartphone quái thú với pin khổng lồ

Mẫu smartphone mà Xiaomi sắp ra mắt nằm trong gia đình sản phẩm Redmi Note luôn được mong đợi từ cộng đồng, với phiên bản mới có tên Redmi Note 14 Pro+ đã xuất hiện những tin tức rất thú vị. Sản phẩm này tiếp tục kế thừa di sản mà dòng Redmi Note mang lại: kết hợp giữa hiệu năng tốt và mức giá hấp dẫn. ...

Bài đọc nhiều

Trưởng phòng GDĐT, hiệu trưởng lên tiếng

Phụ huynh phản đối các khoản thu đầu năm học Trước đó, phụ huynh này chia sẻ, rất bất ngờ khi nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm về việc phân công phụ huynh tới trực nhật lớp vào 17h hàng ngày."Giáo viên cho biết...

Công bố triển khai công trình “Không gian Thể thao Thanh niên

Công trình "Không gian Thể thao Thanh niên - Tiếp năng lượng, bừng sức trẻ" do Tập đoàn TCP, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia triển khai. Phát huy sứ mệnh...

Học sinh vùng lũ Cao Bằng: ‘Tiền này em đưa bố mẹ mua sách vở, dựng lại nhà’

Nguồn: https://tuoitre.vn/hoc-sinh-vung-lu-cao-bang-tien-nay-em-dua-bo-me-mua-sach-vo-dung-lai-nha-2024092517430442.htm

Nữ sinh chuyên văn giành giải trong cuộc thi về trí tuệ nhân tạo

Tại vòng Chung kết cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023, thí sinh Phùng An Như - học sinh lớp chuyên Văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đã gây ấn tượng với Ban tổ chức (BTC) bởi ý tưởng kết hợp trí tuệ nhân tạo và âm nhạc.  Chia sẻ về ý tưởng của mình, An Như cho biết mặc dù không phải là học sinh khối ngành STEM thế nhưng xuất phát từ niềm đam mê...

Cùng chuyên mục

Trao giải cuộc thi viết về sức khỏe học đường

Ngày 26/9, tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam và Tạp chí Công dân và Khuyến học đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Gia đình học tập" và trao giải cuộc thi viết "Sức...

Có phát sinh thêm tiêu cực?

Dạy thêm chạy theo thi cửHiện nay, việc học thêm và dạy thêm trong nhà trường phổ thông hết sức phổ biến. Bên cạnh việc học các môn văn hóa thuộc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh lại đi học thêm các môn theo...

Thước đo nào để đánh giá, khen thưởng học sinh?

Học sinh nào được nhận giấy khen theo quy định?Quyết định của Trường Tiểu học Lê Quý Đôn trong việc chỉ phát giấy khen cho học sinh đóng góp từ 100.000 đồng trở lên trong chương trình quyên...

UBND TP Hà Nội yêu cầu sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành, địa phương về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025. Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Nội vụ rà soát số lượng biên chế giáo viên để TP đề xuất Trung ương bổ sung biên chế cho ngành giáo dục Hà Nội, nhất là giáo viên mầm non năm học 2024 - 2025. ...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp các tập đoàn công nghệ

Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công du tại New York, Hoa Kỳ, sáng 25/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng, vệ tinh vũ trụ, và công nghệ. Vnews

Làm thế nào để có thể tiết kiệm 1 tỷ đồng sau 10 năm làm việc?

Tuân thủ kỷ luật tiết kiệm và đầu tư một cách bài bản đã giúp nữ nhân viên văn phòng tại TP.HCM sở hữu khoản tiền 1 tỷ đồng sau 10 năm làm việc. Khoản tiết kiệm 1 tỷ sau 10 năm đi làm thực sự là niềm mơ ước đối với nhiều nhân viên văn phòng như chị Phương...

Việt Nam xếp thứ 54/166 quốc gia về chỉ số SDGs

(Dân trí) - Trên phương diện so sánh quốc tế, theo xếp hạng toàn cầu về chỉ số phát triển bền vững (SDGs), Việt Nam đạt điểm số 73,32 và xếp thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam thực hiện tốt hơn các mục tiêu phát triển bền vững Ngày 25/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng...

Trao giải cuộc thi viết về sức khỏe học đường

Ngày 26/9, tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam và Tạp chí Công dân và Khuyến học...

Việt Nam khẳng định cam kết đối với Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN

Trong gần 1 năm qua, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN tiếp tục chứng tỏ được vai trò gắn kết người dân và nỗ lực mang lại lợi ích thiết thực cho người dân các nước ASEAN.   Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 26/9 tại thủ đô Vientiane đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng Cộng đồng...

Mới nhất