Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHạn chế công khai sai phạm giáo viên: Có nên không?

Hạn chế công khai sai phạm giáo viên: Có nên không?


TPO – Đề xuất không công khai sai phạm giáo viên khi chưa có kết luận của Bộ GD&ĐT giúp giảm áp lực xong về lâu dài có thể ảnh hưởng đến các giáo viên.

Mới đây, Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó đề xuất không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.

Trả lời báo chí, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, giải thích việc này nhằm bảo vệ giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp. Theo ông, nhà giáo ngoài truyền đạt chuyên môn còn phải làm gương cho học sinh. Trong khi đó, mạng xã hội đưa nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, chưa biết có sai phạm hay không.

“Điều này tạo ra áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà giáo, đặc biệt với học sinh và phụ huynh”, ông Đức nói.

Cô Nguyễn Thùy Linh, giáo viên dạy môn Hóa – Sinh ở bậc THCS ở Hà Nội cho rằng đề xuất này với giáo viên là nhân văn. Thực tế, giáo viên hiện nay đối diện với rất nhiều rủi ro cũng như áp lực.

“Đôi khi giáo viên không có ý như vậy nhưng khi sự việc chưa có kết luận chính thức đã bị đưa lên mạng khiến giáo viên đôi khi bị kết án sớm và sự việc bị đẩy ra xa”, cô nói.

Cô Thoa, phó hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội nhận định, đề xuất của Bộ là phù hợp. Trong thời đại kỹ thuật số, những thông tin được đưa lên mạng có thể truy cập vĩnh viễn.

“Tôi nghĩ, đề xuất là nhân văn nhưng nếu không quy định rõ sẽ dễ xảy ra sự bưng bít thông tin. Vì thế, nên linh hoạt, vấn đề nào không gây hậu quả nghiêm trọng, có thể giải quyết nội bộ được thì nên tạo cơ hội cho giáo viên. Vì ai cũng có thể bị sai lầm mà nếu vì quá khứ mà bị ám ảnh mãi thì cũng khổ cho giáo viên”- cô Thoa chia sẻ.

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục (ĐH Quốc Gia Hà Nội), nhìn nhận đề xuất của Bộ là phù hợp.

Cũng theo ông Nam, đề xuất này cần xét trong bối cảnh thực tế. Nhiều vụ việc có thể giải quyết nhưng phụ huynh ngại trao đổi trực tiếp, than thở trên mạng chỉ dựa trên những thông tin một chiều, thêm mắm thêm muối.

“Việc này ảnh hưởng xấu đến ngành và hình ảnh người thầy. Đề xuất này thể hiện một tiếp cận nhân văn rằng ai cũng có quyền phạm sai lầm mà không bị ám ảnh bởi quá khứ nếu họ đã sửa chữa và tiến bộ”- ông Nam nhìn nhận.
Có nên miễn trừ?

Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương nhìn nhận, nhà giáo cũng là công dân và hơn nữa lại là viên chức công chức (trường công) hoặc là người làm công tác giáo dục ở nhà trường, cơ sở giáo dục (tư nhân) nên việc phải chịu sự giám sát của xã hội, công luận, báo chí là đương nhiên không có miễn trừ.

Theo ông Vương, công luận bao gồm báo chí, người dân, công dân có quyền giám sát, phê bình và thực hiện các phương pháp khác được pháp luật coi là hợp pháp khi phát hiện sai phạm của giáo viên.

“Nếu đặt ra một quy định như trên nó tạo cho người dân có cảm giác giáo viên là tầng lớp được miễn trừ và các cơ sở giáo dục có cớ để che giấu thông tin, có hại cho sự phát triển của giáo dục và xâm phạm quyền lợi của học sinh, người dân”- ông Vương nêu quan điểm

Cũng theo ông Vương, đề xuất này cũng đi ngược lại tinh thần công khai, minh bạch, dân chủ mà xã hội hướng tới

“Công khai sai phạm ban đầu có thể gây xôn xao và có thể ít nhiều ảnh hưởng các giáo viên, cơ sở làm tốt nhưng về lâu dài nó điều chỉnh làm cho giáo dục tốt hơn. Ngược lại nếu che giấu thì lâu dần người dân bất tín và giáo dục sẽ gặp nguy cơ lớn”- ông Vương nói.

Đỗ Hợp





Nguồn: https://tienphong.vn/han-che-cong-khai-sai-pham-giao-vien-co-nen-khong-post1684820.tpo

Cùng chủ đề

Báo Nhà báo và Công luận đạt mức xuất sắc về độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

(CLO) Báo Nhà báo và Công luận nằm trong top 10 cơ quan khối báo Trung ương đạt mức xuất sắc về độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024. ...

Cơ quan báo chí cần làm tốt công tác tư tưởng cho người lao động về thực hiện tinh gọn bộ máy

(CLO) Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam vừa có báo cáo công tác báo chí năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025. Nội dung báo cáo nhấn mạnh những nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới đối với cơ quan...

Báo chí phải gắn với công nghệ số, chính sách số, quản lý số

Báo chí bây giờ là báo chí số. Đối tượng thụ hưởng thông tin trên môi trường số. Tuyên truyền cũng trên môi trường số. Và vì thế, quản lý cũng phải bằng công nghệ số. LTS: Sự phát triển vũ bão của công nghệ số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất, phân phối và tiêu thụ thông tin. Trong xu hướng chuyển dịch mọi hoạt động lên môi trường số, độc giả ngày...

Kiên Giang: Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho giáo viên, học sinh tại thành phố Phú Quốc

Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12), ngày 15/12, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Phú...

Báo chí nêu bật cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thông tin trên báo chí đã nêu bật cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức, hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam vừa có báo cáo công tác báo chí năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025. Theo báo cáo, hiện cả nước có 884...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công an khuyến nghị các thủ tục người dân cần biết

Công an TP HCM khuyến nghị những trường hợp cần thiết, gấp thì người dân phải nộp trước một tuần trước khi Nghị quyết 1278 có hiệu lực là ngày 1-1-2025. Công an TP HCM khuyến nghị những trường hợp cần thiết, gấp thì người dân phải nộp trước một tuần trước khi Nghị quyết 1278 có hiệu lực là ngày 1-1-2025. Chiều 16-12, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan dẫn đầu đoàn...

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. ...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc gửi vào bãi xe không phép. 17/12/2024 | 09:00 ...

Di dời tài sản tại dự án đất bị lấn chiếm rộng hơn 4.000m2 ở Hoàng Mai

TPO - Các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã tiến hành di dời tài sản, quây tôn khu vực đất dự án bị lấn chiếm với diện tích hơn 4.000m2. 17/12/2024 | 10:39 Hà Nội TPO - Các lực lượng...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Mới nhất

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là...

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức...

Mới nhất